Tổng thống Biden nói ông Netanyahu ‘gây tổn thương hơn là giúp Israel’
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra nhận định mới về cách tiếp cận của Israel, trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza ngày càng trầm trọng.
Tổng thống Biden phát biểu trong cuộc vận động tại bang Georgia hôm 9.3. Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 10.3 dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng cách tiếp cận của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Dải Gaza “gây tổn thương hơn là giúp Israel”, trong bối cảnh sự mất kiên nhẫn của nhà lãnh đạo Mỹ dường như ngày càng thể hiện rõ.
Với cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng nghiêm trọng, Tổng thống Mỹ đưa ra những nhận xét trái ngược nhau, khi được hỏi về “lằn ranh đỏ” đối với việc Israel đe dọa tấn công thành phố Rafah ở miền nam Gaza.
Tổng thống Biden nói Thủ tướng Netanyahu đang ‘gây tổn thương hơn là giúp Israel’
Ông Netanyahu “có quyền bảo vệ Israel, có quyền tiếp tục truy lùng Hamas”, nhưng “ông ấy phải chú ý hơn đến những sinh mạng vô tội đang bị thiệt hại do hậu quả của các hành động đã thực hiện”, theo Tổng thống Biden.
“Theo quan điểm của tôi, ông ấy đang làm tổn thương hơn là giúp Israel”, ông trả lời phỏng vấn của Đài MSNBC.
Về khả năng Israel tấn công Rafah, nơi 1,5 triệu người dân Palestine đang tị nạn, Tổng thống Mỹ trả lời khá mâu thuẫn.
“Đó là lằn ranh đỏ nhưng tôi sẽ không bao giờ rời bỏ Israel. Việc phòng vệ của Israel rất quan trọng. Không có lằn ranh đỏ khiến tôi muốn cắt bỏ tất cả vũ khí để họ không có hệ thống phòng không Vòm Sắt tự vệ”, ông cho biết.
Sau đó, nhà lãnh đạo lại nói rằng thực ra “có những lằn ranh đỏ, các bạn không thể để thêm 30.000 người Palestine thiệt mạng”.
Israel chưa lập tức bình luận về phát biểu của Tổng thống Biden.
Ngoài ra, ông Biden cũng chưa nói rõ về khả năng trở lại thăm Israel sau khi đến đây vào tháng 10.2023. Khi được hỏi liệu ông có trở lại không, Tổng thống Biden nói “có”, nhưng từ chối trả lời về việc ông có được mời hay không.
Dù không bung, hàng cứu trợ đè chết người ở Gaza
Trong một diễn biến khác, Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho hay quân đội nước này đã điều một tàu gửi viện trợ nhân đạo đến Gaza, sau khi Tổng thống Biden thông báo sẽ xây cầu cảng tạm để phục vụ viện trợ.
Tàu hỗ trợ hậu cần General Frank S. Besson đã rời cảng ở Virginia (Mỹ) trong chưa đầy 36 tiếng sau khi Tổng thống Biden công bố rằng Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ nhân đạo bằng đường biển đến Gaza, theo thông cáo của CENTCOM.
Theo đó, tàu này đang chở theo những thiết bị đầu tiên nhằm lập cầu cảng tạm để phân phối những hàng viện trợ nhân đạo thiết yếu.
Tổng thống Biden: Quân đội Mỹ sẽ thả hàng viện trợ xuống Gaza
Nhà Trắng cho biết hoạt động viện trợ sẽ diễn ra trong những ngày tới và tiếp tục trong những tuần tới.
Mỹ cũng xem xét thiết lập một hành lang hàng hải để vận chuyển hàng hoá viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 23/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Times of Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/3 đã công bố kế hoạch thực hiện đợt thả thực phẩm đầu tiên của quân đội Mỹ xuống Gaza, một ngày sau khi có thông tin lính Israel bị tố bắn vào đám đông người chờ viện trợ ở Thành phố Gaza, khiến ít nhất 104 người thiệt mạng và 208 người khác bị thương.
"Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa và Mỹ sẽ làm nhiều hơn nữa. Hàng viện trợ được đưa tới Gaza gần như không đủ...Mạng sống của những người vô tội, của trẻ em đang bị đe dọa. Chúng tôi sẽ không đứng yên cho đến khi có thêm viện trợ ở đó. Lẽ ra chúng ta phải đưa hàng trăm xe tải vào chứ không chỉ vài chiếc", Tổng thống Biden nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi bắt đầu cuộc gặp với Thủ tướng Italy Giorgia Meloni.
Nhà Trắng sau đó cho biết đợt thả hàng viện trợ sẽ diễn ra trong những ngày tới và hoạt động này sẽ được nhân rộng trong những tuần tiếp theo.
Ngoài Mỹ, Jordan và Anh đã tiến hành thả hàng viện trợ vào tuần trước ở phía Bắc Gaza.
Tổng thống Biden cho biết Mỹ cũng sẽ xem xét một hành lang hàng hải khả thi để chuyển một lượng lớn viện trợ tới Gaza - nơi người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nước và thuốc men trầm trọng do chiến tranh. Một quan chức Mỹ tiết lộ hoạt động hỗ trợ vận chuyển bằng đường biển từ Síp, cách bờ biển Địa Trung Hải của Gaza khoảng 390km, đang được xem xét.
Việc chuyển hàng viện trợ tới Gaza luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong cuộc chiến đã kéo dài 5 tháng tại vùng đất bị phong toả này.
Israel, quốc gia kiểm tra tất cả các xe tải vào Gaza từ cả hai cửa khẩu, đã đổ lỗi cho Liên hợp quốc (LHQ) vì không cung cấp hàng viện trợ đủ nhanh sau khi chúng được thông quan và dẫn đến tình trạng người cần vẫn chưa nhận được hàng hoá cấp thiết.
Về phần mình, LHQ cho biết việc phân phối viện trợ ở Gaza ngày càng trở nên khó khăn hơn. Theo dữ liệu và các quan chức của LHQ, dòng viện trợ từ Ai Cập gần như cạn kiệt trong hai tuần qua và tình trạng an ninh sụp đổ khiến việc phân phối thực phẩm khó khăn.
Nhiều xe tải đến cửa khẩu Kerem Shalom của Israel đã bị cản trở bởi người thân của các con tin Israel và những người biểu tình. Israel nhiều lần cho biết họ sẵn sàng đẩy nhanh quá trình giải phóng các xe hàng này.
Trước cuộc chiến với Hamas, Gaza dựa vào 500 xe tải chở hàng tiếp tế hàng ngày. Mỹ liên tục gây sức ép buộc Israel phải tăng cường cung cấp viện trợ kể từ khi xung đột nổ ra ngày 7/10/2023.
Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) ngày 1/3 cho biết trong tháng 2, trung bình có gần 97 xe tải có thể vào Gaza mỗi ngày, so với khoảng 150 xe tải/ngày trong tháng 1 và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 500 xe/ngày.
Hamas tuyên bố 'rắn' sau khi rời khỏi đàm phán Phái đoàn Hamas rời khỏi cuộc đàm phán ở Ai Cập sau khi bị Israel từ chối yêu cầu, trong lúc việc thả dù hàng viện trợ xuống Gaza đã dẫn tới sự cố chết người. Hamas sẽ không thỏa hiệp ? Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hôm qua 9.3 tuyên bố binh sĩ nước này đã tiêu diệt hàng chục thành...