Tổng thống Biden nói gì sau cuộc gặp về trần nợ với ông McCarthy?
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy kết thúc cuộc thảo luận ngày 22.5 mà không đạt được thỏa thuận nào về cách nâng trần nợ của chính phủ Mỹ.
“Tôi cảm thấy chúng tôi đã có một cuộc thảo luận hữu ích. Chúng tôi chưa có thỏa thuận nào”, ông McCarthy cho các phóng viên sau một giờ nói chuyện với Tổng thống Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, theo Reuters. Ông McCarthy cho biết thêm các thành viên của hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và nhấn mạnh: “Tôi tin rằng chúng tôi vẫn có thể đạt được điều đó”.
Trước khi cuộc gặp bắt đầu, Tổng thống Biden nói rằng ông “lạc quan” rằng họ có thể đạt được một số bước tiến, nhưng vẫn có thể có một số bất đồng.
Sau đó, Tổng thống Biden cho hay ông đã có một cuộc họp “hữu ích” với Chủ tịch Hạ viện McCarthy về sự cần thiết phải ngăn Mỹ vỡ nợ. “Chúng tôi nhắc lại một lần nữa rằng vỡ nợ là điều không được cân nhắc và cách duy nhất để tiến tới là thiện chí hướng tới một thỏa thuận lưỡng đảng”, Tổng thống Biden nói trong một tuyên bố sau cuộc gặp với ông McCarthy.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức các cuộc đàm phán về giới hạn nợ với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại Nhà Trắng ngày 22.5. Ảnh Reuters
Các trợ lý của Nhà Trắng cũng đã gặp các nhà đàm phán của đảng Cộng hòa ở Hạ viện trong hai giờ vào ngày 22.5 và những dấu hiệu ban đầu cho thấy các cuộc đàm phán đã diễn ra tốt đẹp, theo Reuters.
Ông McCarthy nói rằng một thỏa thuận phải đạt được trong tuần này để thỏa thuận được Quốc hội thông qua và được Tổng thống Biden ký thành luật kịp thời để tránh vỡ nợ.
Thất bại trong việc nâng trần nợ sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ làm rung chuyển thị trường tài chính và đẩy lãi suất lên cao hơn đối với mọi thứ, từ thanh toán xe hơi đến thẻ tín dụng, theo Reuters.
Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã phải vật lộn để đạt được tiến bộ trong một thỏa thuận về trần nợ, khi ông McCarthy gây áp lực buộc Nhà Trắng phải đồng ý cắt giảm chi tiêu trong ngân sách liên bang mà ông Biden coi là “cực đoan”, và ông Biden đẩy thuế mới đối với những người giàu có mà đảng Cộng hòa từ chối.
Dòng viện trợ từ Mỹ sang Ukraine sắp cạn vì tranh cãi ngân sách?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 22.5 đã đưa ra một lời nhắc nhở nghiêm túc về thời gian còn lại rất ít, nói rằng ngày vỡ nợ ước tính sớm nhất vẫn là ngày 1.6 và “rất có khả năng” là Bộ Tài chính sẽ không thể thanh toán tất cả các nghĩa vụ của chính phủ vào đầu tháng 6 nếu trần nợ không được nâng lên.
Trước đó, Reuters dẫn báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy số dư tiền mặt tính đến ngày 18.5 giảm xuống còn 57,3 tỉ USD, trong khi chỉ còn khả năng vay thêm 92 tỉ USD nhờ các công cụ quản lý đặc biệt.
Nợ công của Mỹ đã chạm đến mức trần 31.000 tỉ USD và các quan chức đã cảnh báo nếu không sớm nâng trần nợ, nước này có thể cạn tiền mặt và hết khả năng vay thêm để thanh toán các hóa đơn chính phủ sớm nhất là ngay đầu tháng 6.
Tu chính án số 14 là "lá bài" giải quyết trần nợ công của Mỹ?
Hôm 22.5, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy ngồi vào bàn đàm phán ở Nhà Trắng vấn đề nâng trần nợ công trước khi chính phủ lâm vào cảnh vỡ nợ, theo AP.
Sớm nhất là vào ngày 1.6, chính quyền liên bang có thể hết ngân sách và phải tạm ngừng hoạt động nếu cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và Hạ viện thất bại.
Trước cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Biden một lần nữa đề cập đến khả năng sử dụng Tu chính án số 14 để đơn phương xử lý vấn đề nợ công. Tu chính án số 14 có đoạn đề cập nợ công "là điều không nên bị chất vấn". Nhà Trắng cho rằng đoạn này có nghĩa một tổng thống có thể đơn phương tiếp tục tăng nợ công trong trường hợp quốc hội không hành động để giải quyết.
Tổng thống Biden quay về Mỹ ngày 21.5. Ảnh Reuters
Tuy nhiên, bản thân ông Biden cũng thừa nhận đó không phải là phương án hiệu quả. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen từng cảnh báo việc áp dụng Tu chính án số 14 có thể kích hoạt "cuộc khủng hoảng hiến pháp" và nhận định cách này không thể giải quyết ổn thỏa vấn đề nợ công Mỹ.
Bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tổng thống J.Biden kêu gọi chính giới hành động trách nhiệm Ngay sau khi Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ trưa 7/1 (giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ chúc mừng chiến thắng của ông McCarthy và tuyên bố sẵn sàng phối hợp cùng các chính trị gia đối thủ, bởi đã đến lúc "cần điều hành (đất nước) một...