Tổng thống Biden: Mỹ là ‘kho vắc xin’ của thế giới, không đòi hỏi điều kiện
Ngày 10.6, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ sẽ mua và đóng góp 500 triệu liều vắc xin Covid-19 của Pfizer cho các quốc gia nghèo nhất thế giới. Ông cũng nhấn mạnh Mỹ không cần điều kiện gì kèm theo.
“Mỹ đang cung cấp nửa tỉ liều vắc xin mà không kèm điều kiện gì. Không một điều kiện. Sự đóng góp của chúng tôi không nhằm gây áp lực đổi lấy lợi ích hoặc thỏa hiệp tiềm năng. Chúng tôi làm vậy để cứu người”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh.
Phát biểu trước khi họp thượng đỉnh với lãnh đạo các nước G7, ông Biden nhấn mạnh khoản đóng góp của Mỹ sẽ “tạo nền tảng” cho các quốc gia giàu có khác chia sẻ vắc xin: “Ngày mai, các nước G7 sẽ công bố toàn bộ phạm vi cam kết của chúng tôi. Và tôi muốn cảm ơn tất cả các đối tác G7 đã tăng cường nhận trách nhiệm để chúng ta có thể có khoảnh khắc này”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chia sẻ vắc xin ngừa Covid-19 cho thế giới. Ảnh REUTERS
Video đang HOT
Khoản đóng góp vắc xin lớn nhất này sẽ khiến Mỹ tiêu tốn 3,5 tỉ USD và tạo sức ép lên các lãnh đạo G7 khác phải hỗ trợ quá trình tiêm chủng vắc xin toàn thế giới.
Đến nay, vắc xin vẫn là chủ đề riêng của các nước giàu: Mỹ, châu Âu, Israel và Bahrain dẫn đầu nỗ lực tiêm chủng toàn cầu. Tổng cộng mới có 2,2 tỉ người trong 8 tỉ dân số toàn cầu được tiêm vắc xin ngừa Covid-19, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Lô vắc xin đầu tiên Mỹ mua sẽ được chuyển đi vào tháng 8.2021 – với khoảng 200 triệu liều dự kiến được phân phối đến cuối năm nay. 300 triệu liều còn lại sẽ được giao trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tổ chức chống nghèo đói Oxfam muốn các quốc gia giàu đóng góp nhiều hơn nữa, nhấn mạnh: “Chắc chắn 500 triệu liều vắc xin này vẫn được hoan nghênh vì sẽ giúp hơn 250 triệu người, nhưng đó vẫn chỉ là một giọt nước nhỏ của đại dương so với nhu cầu khắp thế giới”.
New Zealand, Australia khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer cho phụ nữ mang thai
Nhóm chuyên gia y tế cố vấn cho chính phủ Australia khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho phụ nữ đang mang thai ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào.
Chưa có bằng chứng về rủi ro khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho phụ nữ đang mang thai. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo kênh RT, Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Australia về Tiêm chủng (ATAGI) - một hội đồng chuyên gia sức khỏe cố vấn cho chính phủ Australia cùng Đại học khoa sản Hoàng gia Australia và New Zealand (RANZCOG) ngày 9/6 đã ban hành hướng dẫn y tế mới cập nhật về đối tượng được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nhấn mạnh đến "nguy cơ hậu quả nghiêm trọng do COVID-19 gây ra đối với phụ nữ mang thai và thai nhi cao đáng kể", tuyên bố chung của hai nhóm chuyên gia cho biết: "Dữ liệu theo dõi phụ nữ mang thai trên toàn cầu không chỉ ra bất kỳ mối lo ngại nào về sự an toàn của vaccine công nghệ mRNA ngừa COVID-19 đối với nhóm đối tượng này. Hơn nữa, cũng có bằng chứng về kháng thể trong máu cuống rốn và sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh thông qua khả năng miễn dịch thụ động".
Các chuyên gia nhận định tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người mẹ khi mang thai có thể kéo dài mức độ miễn dịch tạm thời cho em bé trước và sau khi sinh.
Một tuyên bố riêng của RANZCOG lưu ý trong khi phần lớn phụ nữ mang thai bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ gặp các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm nhẹ thì cũng có nhiều nguy cơ biến chứng hơn, bao gồm suy giảm chức năng phổi, tăng mức độ oxy tiêu thụ và thay đổi khả năng miễn dịch. Các lời khuyên y tế trước đây khuyến cáo phụ nữ mang thai làm việc trong các ngành nghề có nguy cơ cao mắc COVID-19 như nhân viên y tế cần xem xét việc tiêm phòng.
Trong khi đó, tại New Zealand, kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 của chính phủ nước này hồi tháng 3 đã chỉ rõ phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, cùng với khoảng 1,7 triệu người khác gặp rủi ro cao nếu như không may mắc COVID-19.
Các khuyến nghị cập nhật được đưa ra vào thời điểm một nghiên cứu gần đây công bố những phát hiện sơ bộ về phụ nữ mang thai sau khi tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong tam cá nguyệt thứ ba. Các kết quả cho thấy không có "cảnh báo nguy hiểm rõ ràng" nào liên quan đến quá trình mang thai và sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cảnh báo cần phải theo dõi thêm và kêu gọi nghiên cứu thêm về những phụ nữ tiêm chủng sớm hơn trong thai kỳ.
Trả lời phỏng vấn báo The Courier, Chủ tịch RANZCOG Vijay Roach chia sẻ tổ chức của ông đã nghiên cứu dữ liệu được tổng thợp từ Israel, Anh và Mỹ - những nơi mà chương trình tiêm chủng đang trong giai đoạn tiên tiến hơn rất nhiều so với Australia.
Trước đó, vào cuối tháng 4, trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 23/4, Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ tuyên bố: "Phụ nữ mang thai gặp các tác dụng phụ tương tự như những người khác sau khi tiêm phòng. Điều quan trọng ở đây là không xuất hiện nỗi lo ngại về mức độ an toàn khi tiêm chủng cho những người ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc lo ngại về an toàn cho trẻ sơ sinh".
Giữa tháng 2, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) tuyên bố đã bắt đầu dự án nghiên cứu quốc tế với sự tham gia của 4.000 tình nguyện viên nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine COVID-19 đối với các phụ nữ mang thai khỏe mạnh.
Các hãng dược cho biết số liệu nghiên cứu đến nay chưa thấy có rủi ro nào và nhiều phụ nữ mang thai ở Mỹ đã được tiêm những liều vaccine đầu tiên. Tại Mỹ, cơ quan quản lý cấp phép yêu cầu các hãng dược phải tiến hành nghiên cứu mức độ an toàn của vaccine trên động vật có thai trước khi thử nghiệm cho phụ nữ mang thai để bảo đảm không ảnh hưởng tới thai nhi hoặc có thể dẫn đến sảy thai.
Pfizer chọn được liều vắc xin COVID-19 an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Theo thông báo của Hãng Pfizer ngày 9-6, công ty đã chọn được liều vắc xin COVID-19 an toàn để thử nghiệm với hai nhóm trẻ dưới 12 tuổi, cụ thể là từ 6 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi. Bé Soren, 7 tháng tuổi, được thử nghiệm tiêm vắc xin của Hãng Pfizer vào tháng 4-2021. Sau khi tiêm, bé hoàn toàn...