Tổng thống Biden lần đầu phát biểu trước quốc hội
Biden ca ngợi cuộc chiến chống Covid-19 của Mỹ, thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga – Trung khi lần đầu phát biểu trước lưỡng viện quốc hội.
“Hỡi những người dân Mỹ của tôi, trong khung cảnh rất quen thuộc đêm nay, cuộc tụ họp này chỉ khác một chút. Một lời nhắc nhở về những thời điểm khác thường mà chúng ta đang trải qua”, Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đầu bài phát biểu trong phiên họp chung lưỡng viện tại tòa nhà quốc hội tối 28/4 (sáng 29/4 giờ Hà Nội).
“Trong suốt lịch sử của chúng ta, các tổng thống đã đến phòng này để phát biểu trước quốc hội, quốc gia và thế giới, tuyên chiến, kỷ niệm hòa bình, công bố các kế hoạch và khả năng mới. Tối nay, tôi đến để nói về khủng hoảng và cơ hội”, Biden nói thêm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước quốc hội lưỡng viện hôm 28/4. Ảnh: AFP .
Phó tổng thống Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trở thành hai người phụ nữ đầu tiên chủ trì cuộc họp quốc hội khi một tổng thống đương nhiệm phát biểu trước quốc hội. Biden đã cảm ơn hai người vì “thời khắc lịch sử” này.
Biden ca ngợi phản ứng của chính quyền với đại dịch Covid-19 và cảm ơn sự hỗ trợ của các nghị sĩ. “Cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các ngài”, Biden nói với các nghị sĩ. “Chúng ta đang kiểm soát tình hình và mọi nguồn lực liên bang với sự giúp đỡ của các ngài”.
Trong bài phát biểu được chuẩn bị sẵn, Tổng thống Mỹ nói rằng ông kế thừa đất nước đang gặp khủng hoảng nhưng trong vòng chưa đầy 100 ngày, chính quyền ông đã bắt đầu xoay chuyển tình thế.
“Đã 100 ngày kể từ khi tôi tuyên thệ nhậm chức, rời tay khỏi cuốn Kinh thánh của gia đình và kế thừa một quốc gia. Tất cả những gì chúng tôi có là một cuộc khủng hoảng, đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái và cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nền dân chủ của chúng ta kể từ sau Nội chiến”, Biden nói. “Bây giờ, chỉ sau 100 ngày, tôi có thể báo cáo với đất nước, Mỹ đang trên đà phát triển trở lại. Biến nguy cơ thành khả năng, khủng hoảng thành cơ hội, thất bại thành sức mạnh”.
Ông gọi kế hoạch Giải cứu người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD là “gói giải cứu hiệu quả nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
“Tôi hứa sẽ tiêm 100 triệu mũi vaccine Covid-19 cho người dân trong 100 ngày và thực tế chúng tôi đã cung cấp hơn 200 triệu mũi trong 100 ngày đó”, Biden cho hay. “Chúng tôi sắp xếp mọi nguồn lực của liên bang. Chúng tôi đã phân phối vaccine cho gần 40.000 nhà thuốc và hơn 700 trung tâm y tế cộng đồng, nơi những người nghèo nhất cũng có thể được tiêm”.
Ông cũng kêu gọi người Mỹ đi tiêm phòng “ngay lập tức” bởi tất cả người trên 1 tuổi đều đã đủ điều kiện để tiêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhấn mạnh nỗ lực quốc gia hiện phải được tập trung vào tái thiết nền kinh tế và chống bất bình đẳng với “kế hoạch việc làm lớn nhất kể từ Thế chiến II”. “Kế hoạch Việc làm của Mỹ sẽ tạo ra hàng triệu công việc được trả lương cao, những công việc để người Mỹ có thể nuôi sống gia đình họ”, Tổng thống Mỹ cam kết.
Trong câu nói tương tự người tiền nhiệm đảng Cộng hòa theo chủ nghĩa dân túy Donald Trump, Biden nói rằng tầng lớp lao động Mỹ đã bị lãng quên và kế hoạch của ông sẽ mang đến cơ hội cho họ. Ông cũng liên tục lặp lại câu nói thường ngày “Nước Mỹ đã trở lại”.
Khi đề cập kế hoạch tăng thuế đối với những người Mỹ giàu nhất, Biden cho biết ông muốn những người Mỹ giàu có nhất phải chia sẻ “phần công bằng của họ”.
“Tôi sẽ không tăng thuế đối với những người thu nhập dưới 400.000 USD/năm. Việc tăng thuế sẽ áp dụng cho các công ty Mỹ và 1% nhóm người giàu nhất nước Mỹ để họ bắt đầu chia sẻ phần công bằng của họ. Chỉ cần chia sẻ công bằng của họ”, Biden phát biểu.
Phó tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Kamala Harris (trái) và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vỗ tay khi Tổng thống Biden phát biểu. Ảnh: AFP .
Biden gọi nhập cư là “cần thiết đối với nước Mỹ” , đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp hành động thay mặt cho vô số người đang mong muốn trở thành công dân Mỹ.
“Hãy chấm dứt cuộc chiến mệt mỏi của chúng ta về vấn đề nhập cư”, Biden phát biểu. “Hơn 30 năm qua, các chính trị gia đã nói về cải cách nhập cư nhưng không làm gì. Đã đến lúc phải sửa chữa”.
Theo hồ sơ pháp lý gần đây của Bộ Ngoại giao, Mỹ còn tồn đọng gần 2,6 triệu đơn xin thị thực, trong đó gần nửa triệu ứng viên “đủ tiêu chuẩn về giấy tờ” và sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn.
Đề cập tới chính sách đối ngoại , Biden nhắc tới cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan, cho rằng đây không phải là một sứ mệnh đa thế hệ nhằm tái thiết quốc gia này. “Mỹ đã đưa Osama bin Laden ra trước công lý và đã giảm bớt mối đe dọa khủng bố từ tổ chức al Qaeda ở Afghanistan. Giờ đây, sau hai thập kỷ, đã đến lúc đưa các binh sĩ của chúng ta về nhà”, ông nói.
Ông nhắc tới Tổng thống Nga Vladimir Putin với lời lẽ cứng rắn. “Tôi biết một số trong các bạn lo ngại về Nga, nhưng tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin rằng dù Mỹ không tìm cách leo thang, họ sẽ phải chịu hậu quả nếu những hành vi đó của họ là có thật, và chúng sẽ đúng là sự thật”, Biden nói, đề cập cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và tấn công mạng nước này.
Với Trung Quốc, Biden khẳng định Washington sẽ “đối mặt” với Bắc Kinh, nhưng không tìm cách gây chiến với nước này. Ông cho hay đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ “hoan nghênh cạnh tranh, nhưng không tìm kiếm xung đột”.
Trước khi kết thúc bài phát biểu dài một giờ 5 phút, Biden kêu gọi quốc hội cải cách kiểm soát súng đạn .
“Bạo lực súng đạn đã trở thành dịch bệnh ở Mỹ. Tôi không muốn đối đầu thêm. Chúng ta cần nhiều nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện tham gia cùng đa số đảng Dân chủ và bịt các kẽ hở trong kiểm tra lý lịch mua súng. Chúng ta cần lệnh cấm vũ khí tấn công và hộp đạn cỡ lớn”, Biden cho hay. “Những loại cải cách hợp lý này được đông đảo người dân ủng hộ, gồm nhiều chủ sở hữu súng. Nếu đất nước ủng hộ cải cách, quốc hội nên hành động. Đây không phải vấn đề đỏ hay xanh”.
Ông cũng kêu gọi các nghị sĩ tận dụng động lực từ việc kết tội Derek Chauvin, cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd, và thông qua Đạo luật Chính sách Công lý George Floyd để cải tổ cảnh sát .
“Tất cả chúng ta đều đã thấy bất công đè lên cổ người Mỹ da màu. Bây giờ là cơ hội để chúng ta đạt một số tiến bộ thực sự”, Biden nhấn mạnh, đồng thời ca ngợi quan chức thực thi pháp luật trên toàn quốc, những người ông nói rằng cũng muốn thấy cải cách.
Toàn cảnh phiên họp quốc hội lưỡng viên Mỹ ngày 28/4. Ảnh: AFP .
Bối cảnh bài phát biểu đầu tiên của Biden trước quốc hội phản ánh thời kỳ khủng hoảng khi ông nhậm chức. An ninh được đặt ở mức cao nhất xung quanh tòa nhà quốc hội kể từ cuộc bạo động ngày 6/1.
Chiến dịch tiêm phòng của Mỹ đạt thành tựu đáng kể, song phiên họp cũng bị giới hạn người tham dự. Thay vì phòng họp Hạ viện với khoảng 1.600 chính trị gia và khách như thường lệ, Biden chỉ phát biểu trước một nhóm được chọn lọc gồm khoảng 200 người. Trong số 9 thành viên của Tòa án Tối cao, chỉ có Chánh án John Roberts tham dự.
Chỉ có ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng tham dự, đồng nghĩa truyền thống đề cử “người sống sót được chỉ định”, tức người có thể tiếp quản đất nước nếu toàn bộ chính phủ gặp nạn trong tòa nhà quốc hội, là không cần thiết.
Hai điểm sáng đối ngoại của Biden sau 100 ngày tại nhiệm Biden tính lật ngược thế cờ ngoại giao vaccine Trung Quốc Biden trao chiến thắng ngoại giao cho Putin
Putin thách Biden tranh luận trực tiếp
Putin thách thức Biden tranh luận trực tiếp để người dân hai nước cùng xem, sau khi Tổng thống Mỹ gọi ông là "kẻ sát nhân".
"Tôi vừa mới nghĩ tới chuyện này", Tổng thống Vladimir Putin nói trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước Nga hôm 18/3. "Tôi muốn đề nghị với Tổng thống Biden tiếp tục tranh luận, nhưng với điều kiện phải phát trực tiếp. Không trì hoãn, trực tiếp, cởi mở, thẳng thắn. Tôi cho rằng người dân Nga và người dân Mỹ sẽ rất hứng thú đón xem".
Tổng thống Putin dự một sự kiện ở Moskva, Nga, hôm 18/3. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố này của Putin được coi như một lời "thách thức" Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia một cuộc tranh luận trực tiếp, một ngày sau khi Moskva và Washington nổ ra tranh cãi ngoại giao về bình luận của Biden cho rằng Putin là "kẻ sát nhân" khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC của Mỹ. Nga lập tức triệu hồi đại sứ tại Mỹ để tham vấn về tương lai quan hệ song phương.
Putin đề xuất tổ chức tranh luận với Tổng thống Mỹ vào ngày 19/3. "Tôi không muốn kéo dài. Tôi muốn tới rừng taiga vào cuối tuần này để thư giãn một chút", Putin nói. "Vì thế chúng ta có thể tổ chức vào ngày mai hoặc thứ hai. Chúng tôi sẵn sàng tiến hành bất kỳ lúc nào thuận tiện cho phía Mỹ".
Khi được hỏi về đề xuất này của Putin, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng cuộc tranh luận nhiều khả năng không thể diễn ra, bởi Biden sẽ tới Georgia theo lịch trình vào 19/3.
"Tôi muốn nói rằng Tổng thống đã đối thoại với Tổng thống Putin", Psaki nói, lưu ý Biden còn đàm thoại với nhiều lãnh đạo thế giới khác. "Tổng thống, tất nhiên, sẽ tới Georgia ngày mai và khá bận rộn".
Các quan chức Nga đã phản ứng quyết liệt trước tuyên bố của Biden trong cuộc phỏng vấn với ABC News phát sóng hôm 17/3, khi Tổng thống Mỹ nói rằng Putin "sẽ phải trả giá" vì can thiệp bầu cử Mỹ. Một báo cáo tình báo Mỹ được giải mật nói rằng Nga đã tìm cách gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của Biden tại cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái, trong khi ủng hộ cho Donald Trump.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ Putin, người bị cáo buộc đầu độc đối thủ chính trị, là "kẻ giết người" hay không, Biden đáp: "Tôi có". Bình luận được đưa ra khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo họ sẽ siết hạn chế xuất khẩu để trừng phạt Nga về cáo buộc "đầu độc" thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny.
Navalny hồi tháng 8/2020 bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva, sau đó được đưa tới Berlin, Đức, để điều trị. Các nước phương Tây cáo buộc Nga "đầu độc" Navalny bằng chất độc Novichok thời Liên Xô, nhưng Moskva nhiều lần bác bỏ.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cho rằng "Biden xúc phạm người dân đất nước chúng tôi", nhấn mạnh rằng "Putin là Tổng thống của chúng tôi, công kích ông ấy là công kích đất nước chúng tôi".
Điện Kremlin cũng bác bỏ cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020. "Đó là điều hoàn toàn vô căn cứ và không có cơ sở", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Nga cũng từng bị Mỹ cáo buộc can thiệp bầu cử năm 2016. Tình báo Mỹ cho rằng Nga phát động chiến dịch mạng xã hội có lợi cho Trump, trong khi làm mất uy tín đối thủ Hilary Clinton. Moskva đã bác bỏ cáo buộc này.
Thời cơ và thách thức từ chính sách khí hậu của Mỹ Nếu nhắc đến những "dấu ấn" trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Mỹ Biden, chắc chắn phải kể tới chính sách trong vấn đề biến đổi khí hậu với những thay đổi mang tính bước ngoặt so với chính quyền tiền nhiệm. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/ TTXVN Việc ông Biden chỉ vài giờ sau khi nhậm...