Tổng thống Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp khí hậu
Ông John Kerry, Đặc phái viên của tổng thống Mỹ, cho biết Tổng thống Biden đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong bối cảnh thời tiết ở Mỹ diễn biến thất thường.
Tình trạng trên nếu được ban bố sẽ mang lại thêm quyền hạn cho Tổng thống Joe Biden để thúc đẩy chương trình nghị sự về năng lượng tái tạo của mình. Trước đó, chương trình này đã bị trì hoãn do thiếu sự ủng hộ của quốc hội, theo BBC.
Hôm thứ 20/7, Tổng thống Biden đã công bố dự án trị giá 2,3 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt và thiên tai.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tổng thống Mỹ không có tuyên bố chính thức về tình trạng khẩn cấp khí hậu, bất chấp áp lực từ các đảng viên đảng Dân chủ và các nhóm môi trường.
Video đang HOT
Cháy rừng ở California thiêu rụi nhiều tài sản của người dân và khiến hơn 6.000 người phải sơ tán. Ảnh: Getty Images.
Ông Kerry cho rằng năng lượng xanh giúp làm giảm lạm phát, giảm chi phí năng lượng, tạo việc làm, cải thiện sức khỏe và an ninh.
Ông cho biết Tổng thống Biden sẵn sàng sử dụng “mọi công cụ có sẵn” để giải quyết vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm cả các sắc lệnh hành pháp.
Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ thời tiết khô nóng xuất hiện và gây cháy rừng.
Thế giới đã ấm lên khoảng 1,1 độ C từ khi kỷ nguyên công nghiệp bắt đầu. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng trừ khi các chính phủ trên thế giới giảm lượng khí thải.
Hàng chục triệu người ở Mỹ đã phải sống trong cảnh báo nắng nóng trong suốt tuần qua. Bên cạnh đó, cháy rừng ở California đã khiến hơn 6.000 người phải sơ tán và phá hủy tài sản của nhiều người dân.
Vanuatu ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu
Quốc hội Vanuatu đã ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu, trong khi Thủ tướng Bob Loughman công bố dự thảo kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ở đảo quốc Tây Nam Thái Bình Dương này với kinh phí ước tính 1,2 tỷ USD.
Thủ đô Port Vila của Vanuatu Ảnh: Getty Images
Phát biểu trước Quốc hội ngày 27/5, Thủ tướng Loughman cho biết mực nước biển dâng cao và thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng nặng nề tại Thái Bình Dương, theo đó ông nhấn mạnh hai cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng và một đợt hạn hán khắc nghiệt trong thập kỷ qua. Ông Loughman cảnh báo "Trái Đất đã trở nên quá nóng bức và không an toàn", đồng thời kêu gọi các quốc gia có trách nhiệm phối hợp hành động để ứng phó với quy mô và mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Trước đó, hàng chục quốc gia khác cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu, trong đó có Anh, Canada và Fiji - quốc gia láng giềng của Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp là một phần chiến lược "thúc đẩy ngoại giao khí hậu" của Vanuatu trước thềm cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc về kiến nghị của chính phủ nước này hối thúc Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) hành động để bảo vệ các quốc gia dễ bị tổn thương trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Thủ tướng Vanuatu cho biết cần ít nhất 1,2 tỷ USD để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 đạt được cam kết của nước này đối với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông Loughman đã công bố một dự thảo kế hoạch hành động chủ yếu tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và khắc phục thiệt hại. Ông cho biết ngân sách ứng phó biến đổi khí hậu của nước này sẽ phải dựa vào các nguồn tài trợ của nước ngoài.
Ảnh vệ tinh NASA cho thấy tác động kinh hoàng của nắng nóng Những hình ảnh vệ tinh được chụp từ ngoài không gian cho thấy tác động của đợt nắng nóng mới nhất đã khiến nước Anh trở nên khô cằn và chuyển sang gam màu nâu so với cảnh quan phần lớn màu xanh hồi tháng 7/2021. Ảnh vệ tinh chụp một khu vực ở Anh vào năm 2021. Ảnh: NASA Theo tờ Dailymail...