Tổng thống Biden công bố kế hoạch triển khai quân sự mới tại châu Âu
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 29/6 đã có những tiết lộ về kế hoạch triển khai quân sự trên khắp châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga.
Binh sĩ Mỹ trong một đợt triển khai quân sang châu Âu. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra ở Madrid ( Tây Ban Nha), Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ thành lập sở chỉ huy thường trực cho Quân đoàn 5 ở Ba Lan và triển khai thêm một lữ đoàn luân phiên tới Romania. Bên cạnh đó, Washington quyết định triển khai thêm 2 phi đội chiến đấu cơ F-35 tới Vương quốc Anh và “tăng cường” các đợt triển khai luân phiên ở các nước Baltic.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ “bật đèn xanh” cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối liên minh quân sự NATO. Hơn thế nữa, NATO dự kiến tuyên bố Nga là mối đe dọa lớn nhất thế giới do chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia phân tích, nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập thành công NATO, việc này có thể sẽ làm phức tạp kế hoạch quân sự của Nga, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động quân sự sát Đông Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng cảnh báo Moskva nhìn nhận việc Phần Lan tham gia NATO là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga và nước này sẽ “buộc có biện pháp tương xứng về quân sự – kỹ thuật và những phương diện khác để giải quyết mối đe dọa”.
Nga tuyên bố sẽ chỉ bán nông sản cho các nước thân thiện
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết sản lượng ngũ cốc của nước này có thể đạt 130 triệu tấn trong năm nay, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và đảm bảo tiềm năng xuất khẩu.
Thu hoạch lúa mì tại vùng Stavropol, miền nam nước Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT ngày 16/6, phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, ông Patrushev nói: "Các nông sản của chúng tôi sẽ có mặt trên thị trường nước ngoài, nhưng chỉ ở những quốc gia thân thiện với chúng tôi, không gây trở ngại và khó khăn cho chúng tôi".
Cũng tại diễn đàn trên, ông Patrushev đã chỉ ra nhiều thách thức như chuỗi cung ứng bị phá vỡ và những khó khăn trong tính toán tài chính. Ông cho biết Nga phải vượt qua những trở ngại này để có thể cung cấp lương thực cho những nước cần nhất.
Tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga dự báo một vụ mùa bội thu trong năm nay, trong đó có vụ thu hoạch lúa mì kỷ lục. Ông nói thêm rằng một số quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói, nhấn mạnh rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này hoàn toàn thuộc về phương Tây.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/6 cho biết phương Tây có kế hoạch xây dựng các kho chứa ngũ cốc ở khu vực biên giới Ukraine nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, vốn bị đình trệ khi các cảng trên Biển Đen bị phong tỏa do xung đột, qua đó góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực đang gia tăng trên toàn cầu.
Trong bài phát biểu tại một hội nghị công đoàn diễn ra ở thành phố Philadelphia, Tổng thống Biden nêu rõ: "Tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu để đưa 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa tại Ukraine ra thị trường nhằm giúp làm hạ giá lương thực". Theo kế hoạch này, các nước phương Tây dự định xây dựng các kho tạm chứa ngũ cốc trên biên giới Ukraine, kể cả ở Ba Lan, để Ukraine có thể vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt tới các kho này, tiếp đó các xe chở hàng của châu Âu vận chuyển ra biển và xuất khẩu ra các thị trường thế giới. Tổng thống Biden nhấn mạnh, tiến trình này sẽ mất thời gian. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2, khoảng 84 tàu nước ngoài hiện vẫn bị mắc kẹt tại các cảng của Ukraine, nhiều tàu trong số này chất hàng hóa là ngũ cốc trên tàu.
Ông Biden cho biết Mỹ đang lên kế hoạch vận chuyển ngũ cốc của Ukraine bằng đường sắt. Tuy nhiên, khổ đường ray của Ukraine khác so với khổ đường ray ở châu Âu. Do vậy, ngũ cốc của Ukraine cần phải được chuyển sang các tàu hỏa khác ở biên giới nước này.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Ukraine ngày 14/6 cho biết các nước châu Âu đang xem xét việc cung cấp các kho chứa tạm ngũ cốc của Ukraine nhằm bảo quản ngũ cốc thu hoạch và đảm bảo nguồn cung ngũ cốc cho các thị trường thế giới trong tương lai. Tuy nhiên, bộ trên không cung cấp thêm chi tiết.
Ukraine cho biết cách tốt nhất để xuất khẩu nhanh chóng ngũ cốc của nước này là vận chuyển qua Biển Đen. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đang nỗ lực làm môi giới về một thỏa thuận liên quan tới việc nối lại xuất khẩu của Ukraine qua biển Đen cũng như xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu với giá ngũ cốc, dầu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt. Nga và Ukraine chiếm gần 1/3 nguồn cung lúa mì toàn cầu, trong khi Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón chủ chốt và Ukraine là nước xuất khẩu ngô và dầu hướng dương lớn. Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, các chuyến hàng ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen của nước này đã bị đình trệ và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt trong các kho chứa. Đối với Nga, Moskva cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gián đoạn xuất khẩu phân bón và xuất khẩu ngũ cốc của nước này.
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công du châu Âu Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức và Tây Ban Nha từ ngày 25 - 28/6 tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du châu Âu vào cuối tháng 6. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên...