Tổng thống bị phế truất của Ukraine xin Nga can thiệp quân sự
Cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã chính thức yêu cầu Nga triển khai binh sĩ để tái lập luật pháp và trật tự trong nước.
Các tay súng đứng gần xe quân sự của Nga ở một đồn biên phòng Ukraine tại thị trấn Balaclava, Crimea hôm 1/3. Ảnh: Reuters
Phát biểu ở vòng thứ ba của phiên họp khẩn cấp về Ukraine tại Hội đồng Bảo an hôm qua, đại sứ Nga Vitaly Churkin cho hay ông Yanukovych đã gửi văn bản yêu cầu đến Tổng thống Putin hôm 1/3.
Theo ông Churkin, “những phần tử cực đoan” đã chiếm quyền ở Ukraine, dưới sự xúi giục của các cường quốc phương Tây, và đang đe dọa đến tính mạng cũng như những lợi ích hợp pháp của người Nga”.
Trích dẫn lá thư của ông Yanukovych mà ông Churkin cũng sao ra một bản để cho tất cả cùng xem, đại sứ Nga đọc: “Ukraine đang nằm bên bờ vực của một cuộc nội chiến. Trong nước đang xảy ra tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ”.
“Dưới sức ảnh hưởng của các nước phương Tây, có những hành động khủng bố và bạo lực công khai. Người dân đang bị bức hại vì ngôn ngữ và những lý do chính trị.
Vì vậy, tôi kêu gọi Tổng thống Nga, ông Putin, sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga để tạo dựng tính hợp pháp, hòa bình, luật pháp và trật tự, ổn định, cũng như bảo vệ người dân Ukraine”.
Nga đã kêu gọi tổ chức phiên họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, nơi ông Churkin tuyên bố sẽ làm rõ lập trường của Nga về Ukraine.
Tuy nhiên, bài phát biểu ngắn của ông đã gây ra phản ứng gay gắt từ các đại sứ Anh, Pháp và Mỹ, những quốc gia cáo buộc Nga đang tìm cớ để biện minh cho sự vi phạm luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Đại sứ Mỹ Samantha Power chỉ trích các tuyên bố của Nga là không có cơ sở thực tế và không có bằng chứng bạo lực nào chống lại người Nga hay cộng đồng ủng hộ Nga ở Ukraine.
“Hành động quân sự của Nga không phải là nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền. Đó là sự vi phạm luật quốc tế”, bà nói. “Việc điều động quân của Nga là phản ứng trước một mối đe dọa tưởng tượng. Hành động quân sự không thể được biện minh dựa trên những mối đe dọa chưa từng xảy ra và không hề xảy ra”.
Đại sứ Anh Mark Lyall Grant đồng tình với ý kiến trên của bà Power, chỉ trích mạnh mẽ “sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế” của Nga và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Hôm 1/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng có sự bất đồng tương tự khi các quốc gia phương Tây yêu cầu Moscow rút quân khỏi bán đảo chiến lược nằm bên bờ Biển Đen, nơi có đa số dân cư thuộc tộc người Nga.
Chính quyền lâm thời của Ukraine, những người lên nắm quyền sau khi ông Yanukovych bỏ trốn sang Nga hồi cuối tháng hai, cho biết hôm qua rằng quân đội Nga vẫn đang đổ bộ vào bán đảo Crimea, phía nam nước này.
Crimea, nơi hải quân Nga đóng quân từ thế kỷ 18, đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng tự vệ ủng hộ Kremlin. Những tay súng đã chiếm giữ nhiều căn cứ quân sự của Ukraine tại nước cộng hòa tự trị này những ngày qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh cho rằng Nga đã gửi thêm 6.000 binh sĩ đến Crimea.
Theo Xahoi
Yanukovych lần đầu xuất hiện sau khi bị phế truất
Cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vừa có cuộc họp báo tại Nga, trong đó mô tả tình trạng hiện nay ở quê nhà là "hỗn loạn", đồng thời khẳng định "tiếp tục chiến đấu vì tương lai của Ukraine".
Ông Yanukovych trong cuộc họp báo hôm nay tại thành phố Rostov-on-Don, miền nam Nga. Ảnh: AFP
"Không ai lật đổ tôi cả. Tôi phải rời Ukraine vì có sự đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của tôi và của gia đình tôi", RT dẫn lời cựu tổng thống Yanukovych hôm nay cho biết trong cuộc họp báo tại thành phố Rostov-on-Don, miền nam nước Nga. Theo ông, những "kẻ dân tộc chủ nghĩa theo kiểu phát xít đại diện cho một bộ phận rất nhỏ người dân Ukraine" đã giành quyền lực ở Ukraine.
Đây là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của Yanukovych kể từ khi ông rời thủ đô Kiev hồi tuần trước. Ông tuyên bố sẽ trở lại Ukraine khi sự an toàn của bản thân và gia đình được đảm bảo.
Trong cuộc họp báo, Yanukovych mô tả tình hình ở Ukraine là "hoàn toàn không có trật tự", "khủng bố", "hỗn loạn", và cho rằng những chính trị gia, trong đó có cả các nghị sĩ quốc hội, đang bị đe dọa. "Nó chẳng liên quan đến vấn đề chính phủ thống nhất đang được thảo luận với phe đối lập", ông nói.
Cựu tổng thống nhấn mạnh tình trạng bạo lực, chết chóc ở Ukraine là kết quả của "nền chính trị vô trách nhiệm của phương Tây", kích động người biểu tình chống chính phủ. Yanukovych cho hay ông chưa bao giờ ra lệnh cảnh sát bắn vào người biểu tình, nhưng cảnh sát có quyền tự vệ.
Tổng thống bị phế truất cũng cho rằng quốc hội Ukraine hiện nay không hợp pháp, và những người nắm quyền đang lan truyền bạo lực. Yanukovych tuyên bố cuộc bầu cử vào ngày 25/5 tới là bất hợp pháp và ông sẽ không tham gia sự kiện, nhưng sẽ vẫn "tham gia chính trường". Ông dự định "tiếp tục chiến đấu vì tương lai của Ukraine", chống lại chính quyền Ukraine mới mà ông gọi là "những kẻ côn đồ thân phát xít".
Crimea là một phần của Ukraine
Về tình trạng đối đầu tại bán đảo Crimea, miền nam Ukraine, ông Yanukovych cho hay Crimea phải là một phần của Ukraine. "Mọi sự đang xảy ra ở Crimea là một phản ứng tự nhiên đối với vụ đảo chính của bọn côn đồ ở Kiev", ông nói và khẳng định hiểu mối lo ngại của người Crimea, những người muốn "bảo vệ gia đình và nhà của họ trước những kẻ cực đoan".
Bản đồ cho thấy vị trí của Kiev, Crimea ở Ukraine và Nga. Đồ họa: SkyNews
Nhà lãnh đạo thất thế nói ông không có thông tin về sự tham gia quân sự của Nga vào các sự kiện ở Crimea. "Đây chỉ là những tin đồn. Tôi không có thêm thông tin nào về vấn đề này", ông cho biết.
Yanukovych cũng bác bỏ khả năng ông sẽ đề nghị Nga hỗ trợ quân sự để giải quyết tình hình. Theo lời cựu tổng thống, ông chưa gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi rời Ukraine, nhưng hai người đã nói chuyện qua điện thoại và đồng ý gặp mặt.
Ông Yanukovych nhận được nhiều câu hỏi về vai trò của Nga và các hành động có thể có trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Dù cho rằng việc bảo Moscow phải làm gì là điều "không đúng đắn", Yanukovych tin rằng "Nga không thể phó mặc cho Ukraine với số phận của nó và cần sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và khủng bố tại nước láng giềng". Ông cũng "dứt khoát phản đối bất cứ sự can thiệp nào vào Ukraine và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của đất nước".
Xấu hổ vì phải rời Ukraine
Về lý do đi khỏi Ukraine để tới Rostov-on-Don, Yanukovych cho hay ông có "một người bạn cũ ở đó, người có thể cho ông một chỗ trú ẩn tạm thời an toàn". Ông từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên về tài sản ở châu Âu vốn đang bị cảnh sát điều tra.
Khi được hỏi có cảm thấy xấu hổ về hành động của mình, Yanukovych cho hay ông xấu hổ và nuối tiếc vì "không thể ổn định tình hình và chấm dứt tình trạng lộn xộn" ở Ukraine. "Tôi muốn xin lỗi người dân vì điều xảy ra ở Ukraine và tôi thiếu sức mạnh để duy trì sự ổn định", ông nói.
Tại Kiev, Thủ tướng tạm quyền Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk chăm chú xem buổi họp báo của Yanukovych. Ảnh: AFP
Tổng thống bị phế truất từ chối bình luận về dự định của quốc hội Ukraine trong việc xét xử ông tại Tòa án Hình sự Quốc tế, cho rằng một cuộc điều tra độc lập cần diễn ra trước. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "viễn cảnh đổ máu đã không được phác họa ở Ukraine".
"Sự thật sẽ được phơi bày", Yanukovych kết thúc cuộc họp báo, kêu gọi các chính trị gia đã giành quyền lực ở Kiev "rời đi" vì quyền lợi của người dân Ukraine.
Yanukovych rời thủ đô của Ukraine trong bối cảnh bạo lực leo thang ở mức tồi tệ nhất trong lịch sử nước này thời hậu Xô viết, khi hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương sau các cuộc đụng độ đẫm máu. Chính quyền mới ngay lập tức phế truất ông và thông báo bầu cử sớm vào ngày 25/5 tới. Ukraine cũng đang dự định đề nghị Nga dẫn độ ông Yanukovych sau khi phát lệnh truy nã toàn cầu.
Theo VNE
Cựu tổng thống Ukraine đang nương náu ở Nga? Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại thành phố Rostov-on-Don, phía nam nước Nga và sát với Ukraine, vào lúc 17 giờ chiều 28.2 (giờ địa phương), tức 20 giờ tối (giờ Việt Nam), hãng tin Itar-tass (Nga) dẫn nguồn tin thân cận với ông Yanukovych tiết lộ. Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych - Ảnh:...