“Tổng thống” bị cấm bước vào quốc gia do mình sáng lập
Người đàn ông muốn tạo ra một thiên đường trên vùng đất vô chủ nằm giữa Serbia và Croatia, nhưng lại bị cấm bén mảng tới nơi này.
“Tổng thống” Vit Jedlicka và là cờ của quốc gia Cộng hòa Liberland
Tựa vào lan can thuyền trôi trên dòng sông Danube, “tổng thống” Vit Jedlicka nhìn vào đất nước thân thương của mình mang tên Liberland chỉ rộng khoảng 7km2 mà anh không thể đặt chân vào, nếu không muốn bị cảnh sát Croatia bắt giữ. Anh từng nuôi mộng phát triển Liberland thành nơi tự do nhất, không có thuế, kiểm soát súng và dùng tiền điện tử Bitcoin. (1 Bitcoin tương đương 15 triệu VND)
Vị trí Liberland trên bản đồ
Vào mùa hè năm 2015, Jedlicka cùng bạn gái và nhiều người khác đã cắm cờ tại đây. 3 người còn lại bầu anh làm tổng thống. Kể từ đó trở đi, Jedlicka đã nhận được hơn nửa triệu đơn đăng ký làm công dân qua mạng, cùng khoản tiền lớn nhờ gây quỹ và ủng hộ từ những người yêu tự do. Jedlicka cũng đã in hộ chiếu ngoại giao.
Jedlicka ngồi ở boong thuyền trên sông Seine
Tuy nhiên, chỉ có một vấn đề duy nhất, đó là chưa công dân nào kể cả “tổng thống” đặt chân vào Liberland.
Theo luật năm 2015 thì Liberland được gọi là terra nullius, tức vùng đất không thuộc quốc gia nào. Trước kia, Liberland nằm trong Serbia. Khi vẽ lại biên giới sau chiến tranh Nam Tư hồi những năm 90, nó thuộc về Croatia, nhưng đất nước này từ chối thừa nhận đường biên mới, đồng nghĩa với thiệt thòi diện tích lãnh thổ, còn Serbia chấp nhận mất nó lấy nhiều đất hơn.
Video đang HOT
Chẳng ai cần tới Liberland, trừ người đàn ông Czech 32 tuổi từng làm công việc PR thân thiện dễ gần, chính là Vit Jedlicka.
“Tổng thống” nhìn về đất nước của mình
Hàng tá người yêu chuộng tự do đổ về mảnh đất vùng Balkan nhỏ bé này. Tuy Croatia không cần Liberland, nhưng họ cũng không muốn có người hàng xóm dùng súng đạn bừa bãi ở ngay cạnh. Bất kỳ ai cố gắng đột nhập dù qua đất liền hay đường thủy thuộc Croatia đều bị phạt. Riêng “tổng thống đã từng bị bắt và phạt tiền, mới đây là cấm đặt chân tới cả Croatia.
Tuy nhiên anh vẫn không bỏ cuộc. Jedlicka luôn bận rộn với những hội thảo về tự do khắp nơi trên thế giới, năng gặp các nhà ngoại giao và tích cực quảng bá Liberland trên mạng xã hội. Vừa rồi, Jedlicka đã mở cuộc thi kiến trúc và thu hút cả những công ty có tiếng trên thế giới.
Tới giờ, anh sắp tham gia hội nghị về kinh tế, quảng bá về đất nước của mình, đưa ra những tập phác thảo công phu cho những quan chức châu Âu với hy vọng thành lập một thị trường tự do buôn bán sẽ cải thiện được nền kinh tế ảm đạm của Balkan.
Phía sau là con thuyền Jedlicka mua
Phiên tòa xét xử Jedlicka vì tội đột nhập bất hợp pháp còn kỳ lạ hơn ý tưởng của anh. Thẩm phán quyết định trả hồ sơ để tái thẩm. Anh hy vọng sẽ bị xử thua, vì như vậy Croatia buộc phải vẽ ra biên giới rõ ràng để có thể buộc tội Jedlicka xâm phạm lãnh thổ của họ một cách hợp pháp.
Nếu không, thì họ không có quyền thực thi luật trên vùng đất vô chủ. Ngoài ra phần đất thừa nếu có sẽ chính thức về tay anh. Tuy nhiên, vị thẩm phán già cho biết vấn đề địa mốc vượt quá thẩm quyền của ông và khéo léo từ chối.
Các công dân Liberland
Jedlicka dự định nếu không thể đặt chân vào đất liền Liberland, anh sẽ xây dựng khu định cư tạm thời bằng cách đóng thuyền trên sông Danube ngay cạnh lãnh thổ, với đủ các khu ngoại giao và hội họp. Anh chứng minh ý định bằng cách mua một con thuyền đầu tiên với giá 30.000 euro.
“Hy vọng sẽ có nhiều người đăng ký lên thuyền. Dù Serbia và Croatia có vẽ lại biên giới và không còn vùng đất hứa nữa thì cũng không quan trọng. Chẳng phải mỗi quốc gia đều chỉ là một biểu tượng mơ mộng thôi sao?”, anh nói.
Theo Mẫn Di – BBC (Dân Việt)
3 chiến hạm từ Thế chiến 2 bị nấu sắt vụn ở Indonesia?
Khu vực này là mồ chôn của hàng trăm chiến hạm từ thế chiến 2 và được xem là chứng tích quan trọng cho một thời kỳ máu lửa.
Chiến hạm HNLMS Kortenaer chìm năm 1942 trong trận hải chiến Java.
Một cuộc điều tra quốc tế đang được thực hiện nhằm xem xét sự biến mất bí ẩn của 3 tàu chiến Hà Lan chìm dưới biển Java ngoài khơi Indonesia. Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết 2 xác thuyền đã biến mất hoàn toàn trong khi chiếc thứ ba đã mất phần lớn diện tích. 3 thuyền này bị chìm năm 1942 trong thời kỳ chiến tranh thế giới leo thang.
Năm 2002, các thợ lặn nghiệp dư lần đầu tiên phát hiện ra thuyền chiến Hà Lan. Trong lần kỉ niệm 75 năm trận chiến ở biển Java, các nhà khoa học vô cùng sửng sốt khi thấy dấu tích 3 thuyền cổ gần như không còn.
Khi soi chiếu bằng máy siêu âm, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy dấu vết của thuyền dưới đáy biển nhưng khi xuống dưới, 3 thuyền chiến đã "không cánh mà bay".
Bộ Quốc phòng Hà Lan thông báo: "Xác thuyền chiến HNLMS De Ruyter và HNLMS Java đã biến mất hoàn toàn. Phần lớn diện tích thuyền HNLMS Kortenaer đã không còn".
3 thuyền chiến Hà Lan chìm trong trận hải chiến Java khi lực lượng Nhật Bản tấn công liên minh gồm Hà Lan, Anh, Mỹ và Australia tháng 2.1942. Đây là một trong những trận hải chiến tốn kém nhất và dẫn tới sự chiếm đóng hoàn toàn của quân Nhật vào khu vực Đông Ấn Hà Lan (Indonesia).
Chiến hạm HNLMS De Ruyter cũng chịu chung số phận dưới đáy biển sâu năm 1942.
Trận chiến khiến 2.200 người chết, bao gồm 900 quân Hà Lan, 250 quân Đông Ấn Hà Lan và 3 thuyền chìm dưới đáy.
"Chúng tôi đang điều tra chuyện gì xảy ra với những xác tàu đắm này trong khi thông báo tình hình cho quốc hội", Bộ Quốc phòng Hà Lan nói. "Sự xâm phạm vùng biển có xác tàu đắm là điều xúc phạm ghê gớm". Nhiều chuyên gia cho rằng xác tàu đã bị người dân Indonesia trục vớt và nấu sắt vụn.
Khu vực biển quanh Indonesia, Singapore, Malaysia là mồ chôn của hàng trăm tàu chiến và tàu ngầm trong thế chiến 2. Thời gian qua, rất nhiều người đã mò xuống biển và đánh cắp kim loại gồm nhôm, sắt, đồng nhằm bán kiếm lời.
Một trường dạy lặn ở Malaysia từng trả lời trên tờ New Straits Times rằng xác tàu đắm bị cho nổ tung bằng thuốc nổ rồi sắt vụn được vớt lên bờ đem bán.
Quân đội Mỹ năm 2014 cũng thông báo về sự xâm phạm trái phép quanh tàu chiến USS Houston bị chìm trong trận hải chiến eo Sunda ở biển Java. 650 thủy thủ đã thiệt mạng trong trận chiến này.
Theo Vleugels, giám đốc Quỹ Chứng tích chiến tranh Hà Lan trả lời tờ ANP: "Những người đã hy sinh ở đây cần được yên nghỉ".
Theo Quang Minh - Guardian (Dân Việt)
Câu hỏi lớn: Vì sao Trump muốn làm tổng thống Mỹ? Lý do thực sự khiến Donald Trump tranh cử tổng thống là gì, và liệu ông có hiểu rõ những thử thách trước mắt khi làm chủ Nhà Trắng, điều này sẽ được phân tích trong một bài viết của Huffington Post. Donald Trump, tỷ phú bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính trị, đã đánh bại Hillary Clinton, cựu Ngoại...