Tổng thống Belarus “khoe” bắt được cá to hơn của Putin
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt được con cá nặng 21 kg trong một kỳ nghỉ gần đây, người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko khẳng định ông từng bắt được con cá nặng 57 kg.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Ông Lukashenko, một cựu giám đốc nông trường quốc gia, cho hay ông đã câu được 3 con cá nặng lần lượt là 57, 24 và 7 kg chỉ trong một chuyến đi câu. Phó Thủ tướng Belarus Mikhail Rusyi cũng xác nhận lời của ông Lukashenko rằng con cá lớn nhất to bằng người Tổng thống.
Nhà lãnh đạo Belarus đưa ra thông tin trên như một bằng chứng cho thấy động vật hoang dã đang trở lại sông Pripyat, vốn chảy từ Belarus xuống phía nam vào Ukraine và qua “vùng cấm”, vốn hình thành sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1985.
“Sông Pripyat từng không có cá sinh sống. Nhưng giờ đây chúng đã trở lại. Giờ đây khi bạn thò ngón tay xuống sông, cá sẽ đớp tay bạn”, ông nói.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, điện Kremlin đã công bố các bức ảnh chụp ông Putin câu được một cá nặng 21 kg trong một kỳ nghỉ gần đây. Nhưng cư dân mạng đã tỏ ra nghi ngờ về trọng lượng con cá của ông Putin.
So sánh với các bức ảnh những con cá lớn từng cắn câu, các blogger cho rằng con cá của ông Putin chỉ nặng hơn 10kg. Tuy nhiên, phát ngôn viên Dmitry Peskov của ông Putin đã bác bỏ điều này.
Theo Dantri
Cựu giám đốc nhà máy Fukushima chết vì ung thư
Cựu giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, ông Masao Yoshida, hôm qua đã qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda (giữa) lắng nghe ông Masao Yoshida giải thích trong một lần đến thăm nhà máy Fukushima tháng 9/2011.
Cơ quan Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy Fukushima, xác nhận nguyên nhân khiến ông Masao Yoshida qua đời là vì mắc bệnh ung thư.
Ông Masao Yoshida từng là giám đốc nhà máy Fukushima số 1 và đã nhận trách nhiệm đầy nguy hiểm là ở lại bên trong nhà máy để khắc phục sự cố rò rỉ hạt nhân sau thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3/2011.
Đây là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl, khi các hệ thống làm lạnh tại một nửa trong số 6 lò phản ứng của nhà máy đột ngột phát nổ và gây rò rỉ hóa chất ra môi trường, buộc hơn 100.000 người phải sơ tán.
Trước áp lực chỉ trích nặng nề từ công luận về sự cố ngoài mong muốn, ban lãnh đạo và các kỹ sư của nhà máy -trong đó có ông Yoshida- đã dũng cảm quyết định ở lại để giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cái giá lớn nhất là ông Yoshida phải trả chính là mạng sống của mình khi ông được chẩn đoán mắc ung thư thực quản và được đưa ra khỏi nhà máy vào cuối năm 2011.
Trong đoạn băng hình ghi lại những nỗ lực lao động không ngừng nghỉ trong thời gian 9 tháng bám trụ tại nhà máy Fukushima số 1, ông Yoshida và các nhân viên đã "vẽ" lên hình ảnh đẹp về đội ngũ những kỹ sư tài năng của Nhật Bản sẵn sàng xả thân cứu đất nước trước một thảm họa hạt nhân lớn.
"Tôi e rằng chúng ta đang gặp nguy hiểm thực sự. Nhưng các bạn hãy bình tĩnh. Nào hãy hít thở thật sâu. Hít vào, thở ra", ông Yoshida bình tĩnh trấn an các thành viên trong "đội quả cảm" sau khi có những tiếng nổ lớn phát ra từ phòng điều khiển trung tâm.
Ông Masao Yoshida sinh ngày 17/2/1955 tại Osaka, Nhật Bản, trong một gia đình mở công ty quảng cáo nhỏ. Là người con duy nhất trong gia đình, thủa thiếu thời ông được cha mẹ cho theo học các chuyên ngành nghệ thuật và sau đó chuyển sang ngành kỹ sư hạt nhân tại Học viện Công nghệ Tokyo. Ngay sau khi ra trường, ông vào làm tại Cơ quan Điện lực Tokyo và cống hiến cho đến khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cuối năm 2011.
Theo cuốn sách kể lại những hoạt động khắc phục sự cố ở nhà máy Fukushima số 1, trong ngày cuối cùng trước khi rời nhà máy, ông Yoshida vẫn tìm cách động viên và khích lệ tinh thần của những người ở lại.
"Các bạn vẫn còn chặng đường khó khăn phía trước, nhưng tôi biết các bạn sẽ vượt qua. Tôi sẽ cố gắng quay lại", ông hứa với các đồng nghiệp mà không biết rằng sẽ không bao giờ có cơ hội được quay lại với họ.
Theo Dantri
27 năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại Chernobyl (Ukraine) vẫn hoang vắng đến lạnh người sau 27 năm xảy ra vụ nổ nhà máy hạt nhân kinh hoàng. Bụi phóng xạ đã lan rộng ra lãnh thổ Nga, Đông Âu và Tây Âu, Anh, Mỹ khiến không khí bị ô nhiễm. Khu vực Ukraine, Belarus, Nga bị bị ảnh hưởng nặng nề, gần 400.000 người phải sơ tán để tránh...