Tổng thống Bashar al – Assad sẽ từ chức?
Giới truyền thông đưa tin, Mỹ và Anh đang cân nhắc khả năng miễn truy tố đối với Tổng thống Bashar al-Assad nếu ông chịu từ bỏ quyền lực. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thuyết phục cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan triệu tập một hội nghị hòa bình để bàn sâu thêm về ý tưởng này.
Ngày 24/6, quân đội Chính phủ Syria đã nã pháo hạng nặng và chuyển quân chi viện đến các cao điểm ở khu vực ven thành phố Latakia sau khi cho rằng, quân nổi dậy đã điều hàng trăm tay súng và lập các căn cứ ở đây. Trước đó (23/6), quân đội cũng nã pháo vào thành phố Deir al-Zor khiến 28 người thiệt mạng. Việc này diễn ra trong bối cảnh Tổ chức quan sát nhân quyền Syria cho biết, ngày 23/6 có hơn 100 người, trong đó khoảng 2/3 là dân thường đã chết khi quân đội chính phủ tăng cường tấn công vào các thành phố.
Trước đó (22/6), cũng có ít nhất 110 người chết vì bạo lực. Còn 21/6 là ngày đẫm máu nhất kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực sau khi có gần 170 người trở thành nạn nhân từ các cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và phe đối lập.
Trước tình hình này, đặc phái viên chung Liên hợp quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẩn trương tìm kiếm giải pháp ngoại giao “cuối cùng” để chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Ông Kofi Annan sẽ đề nghị Nga, Trung Quốc kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Dự kiến, ông Kofi Annan sẽ công bố kế hoạch mới của mình tại cuộc họp ở Geneva, Thụy Sỹ hôm 30/6.
Việc thừa nhận của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về tàu Alaed đi từ Kaliningrad đến một cảng của Syria bị giữ ở Scotland đúng là chở vũ khí cho quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad cho thấy, Nga công khai ủng hộ chính quyền hiện nay tại Syria. Ngoài ra, Nga còn tố cáo tình báo Mỹ và Anh đã can thiệp vào vụ chặn tàu Alaed bởi vũ khí được chuyên chở theo hợp đồng đã ký từ trước khi tình hình Syria trở nên căng thẳng và không có bất cứ sự trừng phạt nào đối với việc cung cấp loại vũ khí này.
Ngày 22/6, tại Saint Petersburg, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Syria Walid an-Muallem và được biết, Syria sẵn sàng rút quân khỏi các thành phố nếu lực lượng đối lập cũng đồng thời làm như vậy và việc rút quân cần được thực hiện dưới sự giám sát của quốc tế.
Giới truyền thông đưa tin, Mỹ và Anh đang cân nhắc khả năng miễn truy tố đối với Tổng thống Bashar al-Assad nếu ông chịu từ bỏ quyền lực. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thuyết phục cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan triệu tập một hội nghị hòa bình để bàn sâu thêm về ý tưởng này.
Video đang HOT
Các tay súng thuộc lực lượng đối lập Syria.
Ngày 24/6, Tổng thống Bashar al-Assad đã ban hành sắc lệnh thành lập chính phủ mới sau khi nước này tiến hành cải tổ nội các toàn diện, chỉ giữ lại 3 Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao và Nội vụ. Thủ tướng SyriaRiyad Farid Hijab đã công bố danh sách 20 tân bộ trưởng và thành lập thêm 3 bộ mới (Bộ các vấn đề về hòa giải dân tộc, Bộ Nội thương và Bộ Tài nguyên nước). Điều này cho thấy Tổng thống Bashar al-Assad vẫn chưa muốn ra đi.
Trong khi đó, hãng tin Al Arabiya cho biết, quân nổi dậy Syria vừa chiếm được một sân bay quân sự gần thành phố Homs, thu được một cơ số tên lửa phòng không của quân đội chính phủ.
Giới truyền thông đưa tin, Saudi Arabia và Qatar đang trả lương cho lực lượng nổi dậy chống lại ông Bashar al-Assad và đây được coi là biện pháp nhằm gia tăng áp lực lên Tổng thống Syria và kích động đào ngũ trong quân đội chính phủ nước này.
Tờ The Telegraph cho biết, nhiều nhân vật thân cận với Tổng thống Bashar al-Assad đang lên kế hoạch đào tẩu và gia nhập hàng ngũ phe đối lập sau khi Đại tá không quân Hassan Merei al-Hamade lái chiến đấu cơ MiG-21 bay sang Jordan xin tị nạn thành công. Được biết, Saudi Arabia và Qatar đã cấp nhiều vũ khí cho phe đối lập và việc này bắt đầu ảnh hưởng đến cục diện chiến sự ở Syria.
Trong một diễn biến hữu quan, vụ bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển theo chiều hướng xấu khi có tin nói rằng, có thể Syria đã sử dụng tên lửa của Nga để bắn hạ chiếc F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 (còn gọi là SA-11) có khả năng tiêu diệt máy bay ở độ cao 14 km và mới được Moskva chuyển cho Damascus cách đây vài tuần.
Damascus thông báo đã bắn hạ máy bay F-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ trên địa phận Latakia của Syria vào khoảng 11 giờ 40 ngày 22-6 (theo giờ địa phương). Ankara tuyên bố, máy bay bị bắn hạ không phải là máy bay chiến đấu và thề sẽ không bỏ qua vụ việc này.
Ngày 23/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm họp với các Tư lệnh quân đội và người đứng đầu Cơ quan Tình báo quốc gia để thảo luận việc tìm kiếm 2 phi công mất tích cũng như những động thái tiếp theo. Trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cho rằng, máy bay trên có thể đã vô ý xâm phạm không vận Syria thì Thủ tướng Erdogan lại tỏ ra cứng rắn – sẽ trình bày quan điểm cuối cùng sau khi mọi việc được làm rõ và sẽ tiến hành những bước đi cần thiết.
Ngày 23/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ lo ngại sâu sắc về tác động của vụ Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ nên đã kêu gọi hai bên giải quyết tình hình bằng các biện pháp ngoại giao và có thể giúp đỡ nếu gặp khó khăn.
Cũng trong ngày 23/6, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari nhận định, vụ Syria bắn rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ là một hành động leo thang nghiêm trọng có thể gây tác động xấu tới toàn khu vực
Theo CAND
Tổng thống Assad sẽ được miễn trừ nếu từ bỏ quyền lực?
Mỹ Anh đang cân nhắc khả năng miễn truy tố pháp lý đối với Tổng thống Syria Bashar Assad nếu ông chịu từ bỏ quyền lực.
Tờ Guardian đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trương thuyết phục cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đứng ra triệu tập một hội nghị hòa bình để bàn sâu thêm về ý tưởng này.
Tờ báo này nói rằng Tổng thống Yemen President Ali Saleh khi từ bỏ quyền lực đã được hưởng quyền miễn truy tố mặc dù bị cáo buộc liên quan tới việc sát hại các dân thường. Và đây có thể được coi là một mô hình tiềm năng.
Theo tờ Telegraph, ông Assad có thể được an toàn sang Thụy Sỹ để tham gia o cuộc thương lượng hòa bình theo kế hoạch này.
Tờ báo cũng cho biết các quan chức Anh tin rằng ý tưởng này "đáng được thử", nói thêm rằng một nguồn tin thân cận với chính phủ Anh thừa nhận đây là một kịch bản "rất khả quan".
Kế hoạch này được hình thành sau các cuộc gặp song phương giữa Nga Mỹ, Nga-Anh tại cuộc họp của G-20 ở Mexico, nguồn tin từ Anh nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã "chỉ rõ rằng Nga sẽ không gắn bó với việc Assad nắm quyền vĩnh viễn".
P.J. Crowley, cựu phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ, cho biết: "Tất nhiên Nga sẽ tiếp tục nói rằng cộng đồng quốc tế không có quyền quyết định. Nhưng những người đã từng tiếp xúc với ông Putin đều nghĩ rằng điều đó đủ để theo đuổi mục tiêu thương lượng về một quá trình chuyển tiếp ở Syria".
Tờ Telegraph đưa tin, các quan chức phương Tây hy vọng hội nghị hòa bình ở Thuỵ Sỹ sẽ diễn ra "trong i tuần tới". Hội nghị thượng đỉnh sẽ có sự tham dự của ông Assad hoặc đại diện của chính phủ Syria, các nhân vật đối lập, các thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út có thể cả Iran.
Theo Dân Trí
Miễn tội người cha đánh chết kẻ cưỡng hiếp con Tòa án bang Texas - Mỹ đã miễn truy tố đối với trường hợp người cha đánh kẻ cưỡng hiếp cô con gái 5 tuổi của mình đến chết. Người cha 23 tuổi được bảo mật danh tính khai với cảnh sát rằng khi đang làm việc gần thành phố Shiner - bang Texas ngày 9-6, anh được một người báo tin con...