Tổng thống Barack Obama qua mặt Quốc hội, cải tổ luật nhập cư
Trong một bước đi phản ánh rõ chiều hướng quan hệ căng thẳng hơn giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa vừa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo sắc lệnh hành chính tự cải tổ luật nhập cư, nhập tịch, mà không cần tới Quốc hội.
Đây được coi là một hành động sẽ càng làm tăng sự chia rẽ và mâu thuẫn đảng phái trong chính trường Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tối 20/11 từ Nhà Trắng của Tổng thống Obama cho biết vì Quốc hội không hành động và bất hợp tác, ông phải sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất của nước Mỹ để thực thi các biện pháp cải tổ hệ thống nhập cư của nước Mỹ mà ông cho là đã lạc hậu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Một trong những biện pháp trong kế hoạch cải cách tổng thể của Tổng thống Obama là mở rộng sắc lệnh hành chính năm 2012, theo đó khoảng 4,7 triệu trẻ em các nước nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ 5 năm trở lên có cha mẹ là công dân hoặc cư dân thường trú hợp pháp ở Mỹ, nếu không phải là tội phạm, sẽ được phép ở lại Mỹ mà không bị đe dọa bị trục xuất.
Đây được coi là biện pháp cải tổ sâu rộng nhất trong nhiều thập kỷ qua trong hệ thống nhập cư của Mỹ.
Ngoài 4,7 triệu trẻ em nói trên còn có khoảng 270.000 người được cha mẹ đưa vào Mỹ khi còn nhỏ, cũng sẽ không bị trục xuất.
Trong sắc lệnh của mình, Tổng thống Obama cũng quyết định mở rộng một chương trình cho phép cấp thị thực tạm thời cho những sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các ngành nghề đặc biệt và các chương trình công nghệ cao tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, mở rộng việc cấp thị thực cho những sinh viên và người nước ngoài có khả năng đặc biệt.
Tổng thống Obama quyết định biện pháp này bất chấp sự chỉ trích của phe Cộng hòa cho rằng việc cho phép những người nhập cư bất hợp pháp không chỉ được ở lại làm việc mà còn có cơ hội trở thành công dân Mỹ giống như một “cuộc đại ân xá” cho khoảng 12 triệu người nhập cư không đủ giấy tờ đang có mặt trên lãnh thổ Mỹ.
Video đang HOT
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định quyết định của ông không chỉ hợp hiến mà là việc làm mà nhiều tổng thống Mỹ trong nữa thế kỷ qua, cả Cộng hòa và Dân chủ, đều đã từng làm.
Tổng thống Obama cũng một lần nữa hối thúc Quốc hội sớm thông qua một dự luật cải cách toàn diện hệ thống nhập cư, nhập tịch của Mỹ.
Phe Cộng hòa ngay lập tức lên tiếng chỉ trích bước đi này, cho rằng Tổng thống Obama đã vượt qua quyền hiến định. Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa John Boehner cho rằng “thay vì hợp tác với Quốc hội để sửa đổi luật nhập cư đã lỗi thời, Tổng thống Obama lại chọn việc tự hành động và đây không phải là lối làm việc dân chủ. Hơn nữa, Tổng thống Obama từng nói rằng ông không phải là vua mà cũng không phải là một hoàng đế.”
Phát biểu với báo giới trước khi ông Obama công bộ các biện pháp cải tổ trên đây, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, người sẽ nắm quyền lãnh đạo Thượng viện từ tháng 1/2015, tuyên bố “nếu Tổng thống tự hành động, tự áp đặt ý nguyện của mình, qua mặt Quốc hội thì Quốc hội cũng sẽ hành động. Chúng tôi đang cân nhắc một loạt phương án.”
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Ted Cruz đăng bài trên tờ Politico ngày 19/11 nói rằng nếu Tổng thống Obama cứ hành động đơn phương, Thượng viện sắp tới do phe Cộng hòa kiểm soát “sẽ trả đũa bằng việc trước mắt không phê chuẩn bất cứ sự đề cử nội các nào.”
Quyết định ngày 20/11 của Tổng thống Obama được đưa ra khi một cuộc thăm dò chung của báo Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC cho biết có 48% những người Mỹ được hỏi ý kiến không tán thành việc giải quyết vấn đề nhập cư bằng các sắc lệnh hành chính.
Tuy nhiên, các Tổng thống Mỹ gần đây như George W. Bush và Tổng thống Ronald Reagan cũng đã từng sử dụng quyền hành pháp để thay đổi luật nhập cư.
Song, vấn đề người nhập cư bất hợp pháp chưa bao giờ gây nhiều tranh cãi như dưới thời chính quyền của Tổng thống Obama.
Cách đây hai năm, Tổng thống Obama đã kêu gọi cải tổ luật nhập cư, tuy nhiên, mọi nỗ lực của Nhà Trắng cho tới nay đều bị các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội ngăn chặn.
Năm 2013, Thượng viện khóa 113 của Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật cải tổ luật nhập cư, nhưng Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số không chịu đưa dự luật ra biểu quyết./.
Theo Vietnam
Mỹ thông báo cho Iran trước khi tấn công IS ở Syria
Một quan chức cấp cao của Iran hé lộ Mỹ đã thông báo trước cho Tehran về ý định tấn công phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria và đảm bảo với Tehran rằng các cuộc tấn công không nhằm vào lực lượng của Tổng thống Syria Assad.
Mỹ và đồng minh đã bắt đầu không kích IS ở Syria.
Thông tin trên cũng được một quan chức cấp cao trong bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận. Đây có thể là chỉ dấu cho thấy hai đối thủ đang dần xích lại gần nhau tới cấp độ liên lạc hiếm có trong suốt hơn 3 thập niên qua kể từ Cách mạng Hồi giáo 1979, khi xảy ra cuộc khủng hoảng con tin khiến Washington cắt đứt quan hệ với Tehrran.
Quan chức giấu tên của Iran cho biết Tehran đã lên tiếng lo ngại cho ông Assad, một đồng minh thân cận nhất của Iran trong khu vực và được Iran hỗ trợ về quân sự trong cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ tư ở Syria.
"Iran đã lo ngại về vị trí của ông Assad và chính phủ của ông đang bị yếu đi trong cuộc chiến chống IS ở Syria và nêu ra vấn đề này trong cuộc gặp với người Mỹ", quan chức Iran cho hay.
"Vấn đề ban đầu được thảo luận ở Geneva và sau đó được thảo luận kỹ ở New York. Tại đây Iran đã được khẳng định rằng ông Assad và chính phủ của ông sẽ không là mục tiêu trong bất kỳ hành động nào chống IS ở Syria", ông nói.
Quan chức Iran cũng cho biết Iran được thông báo riêng trước về các cuộc không kích đầu tiên do Washington và các đồng minh Ả rập thực hiện vào các vị trí của IS tại Syria.
Khi được hỏi về đảm bảo lực lượng chính phủ Syria sẽ không bị tấn công, một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ cho hay: "Chúng tôi đã thông tin về ý định của chúng tôi, nhưng không thông tin về thời gian và mục tiêu cụ thể, tới người Iran. Như chúng tôi đã nói, chúng tôi sẽ không hợp tác quân sự với Iran. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng sẽ không chia sẻ thông tin tình báo với Iran."
Tuy nhiên, cả Mỹ và Iran đều thừa nhận có lợi ích khi đánh bại IS.
Tehran trước đó đã kêu gọi thế giới cùng chung sức chống phiến quân, những kẻ đã gây ra làn sóng bạo lực, chặt đầu, thảm sát khi chiếm kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở Syria và Iraq.
Phát biểu từ New York, nơi đang diễn ra Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Iran Hassan Rouhani không chỉ trích cũng không ca ngợi các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh Ả rập, mặc dù ông cũng nêu ra vấn đề pháp lý của chúng.
Dùng IS để thương lượng hạt nhân?
Mặc dù lãnh đạo tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei loại bỏ khả năng hợp tác với Mỹ để tiêu diệt nhóm phiến quân cực đoan dòng Sunni IS, nhưng các quan chức khác của Iran lại hé lộ với hãng tin Reuters của Anh rằng, Tehran sẵn sàng phối hợp với các cường quốc phương Tây để ngăn chặn IS. Đổi lại Iran sẽ nhận được nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Tuy nhiên vào ngày thứ hai vừa qua, Nhà Trắng tuyên bố sẽ không liên hệ các cuộc đàm phán về hạt nhân với Iran với cuộc chiến chống IS.
"Đây chỉ là vấn đề tình báo và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng các vấn đề địa chính trị và tình báo sẽ không được chia sẻ với người Mỹ...nhưng các vấn đề quân sự và an ninh đang được chia sẻ để chống IS", quan chức an ninh chấp cao của Iran hé lộ.
Lãnh đạo của Tehran đã phê chuẩn "ý tưởng hợp tác với người Mỹ", ông cho hay, để vì lợi ích của Iran.
Trước đây Iran cũng đã từng chia sẻ thông tin mật với Washington, khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan và trong cuộc chiến ở Iraq.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Lính tình nguyện Mỹ kêu gọi binh sĩ nước ngoài chiến đấu cho ly khai Ukraine Trước tình hình căng thẳng vẫn chưa hề giảm ở miền đông Ukraine, một lính tình nguyện người Mỹ đã kêu gọi công dân Mỹ và người nước ngoài trên toàn thế giới tham gia vào hàng ngũ quân nổi dậy chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ. Trong một video dài 3 phút đăng trên YouTube vào hôm 21/9, một người...