Tổng thống Barack Obama đề xuất tăng chế tài đối với Triều Tiên
Trước hàng loạt vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa lý lệnh bổ sung những biện pháp chế tài mới đối với chính quyền Bình Nhưỡng.
Triều tiên liên tục thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo trong thời gian gần đây. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ký một lệnh hành chính, áp đặt những biện pháp chế tài mới đối với Triều Tiên để đáp trả những vụ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn đạn đạo gần đây nhất của chính phủ Bình Nhưỡng, theo đài VOA tiếng Việt.
Lệnh này được đưa ra sau vụ thử nghiệm hạt nhân vào ngày 6/1/2016 và vụ phóng phi đạn đạn đạo vào ngày 7/2 vừa qua, vi phạm những nỗ lực quốc tế lâu nay nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest đã loan báo quyết định này của tổng thống Obama trong ngày 16/3.
Video đang HOT
Ông Earnest cho biết, những biện pháp chế tài đơn phương mới (trong lệnh hành chính của Tổng thống Mỹ PV) sẽ cho phép chính phủ Mỹ thi hành những chế tài đã được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua.
“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới sẽ không dung thứ những hoạt động hạt nhân và phi đạn đạn đạo bất hợp pháp của Triều Tiên” Ông Earnest nói, và, “chúng ta sẽ tiếp tục làm cho Triều Tiên chịu nhiều thiệt hại cho đến khi nước này tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế”.
Tổng thống Barack Obama vừa đề xuất tăng chế tài đối với Triều Tiên.
Những chế tài được đưa ra này nhằm phong tỏa những tài sản của bất cứ người nào vi phạm cấm vận quốc tế đối với Triều Tiên. Nghĩa là, ngay cả một số quốc gia có quan hệ thương mại với Triều Tiên như Trung Quốc cũng sẽ ngần ngại và không làm như thế nữa.
Lệnh chế tài cũng nhắm vào những vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, cho phép Bộ Tài chính Mỹ phong tỏa những tài sản của bất cứ bên nào bị phát hiện tham gia vào việc xuất khẩu công nhân của Triều Tiên.
Theo một bản phúc trình gửi Liên Hiệp Quốc năm ngoái cho thấy, trong năm, Triều Tiên đã nhận được khoảng 2,3 tỉ đôla từ nguồn xuất khẩu lao động sang các nước khác, là những nơi họ thường bị lạm dụng và bóc lột.
Thanh Trà (tổng hợp)
Theo_VnMedia
EU hoan nghênh đề xuất mới nhất ứng phó cuộc khủng hoảng tị nạn
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff phát biểu: "Các Bộ trưởng Nội vụ hoan nghênh đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ. Đề xuất này có thể giúp hạn chế số lượng lớn người di cư, đồng thời ngăn chặn người di cư đặt tính mạng của mình vào tay những kẻ buôn lậu tàn nhẫn".
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề di cư và đối nội Dimitris Avramopoulos cho biết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một kế hoạch dự phòng và ứng phó nhằm cung cấp lương thực cho 100 nghìn người có thể mắc kẹt tại Hy Lạp.
"Chúng tôi cũng tăng cường viện trợ khẩn cấp cho người tị nạn và người di cư với 275,5 triệu euro trong năm 2016; khoản tiền này sẽ giúp đỡ và hỗ trợ các nước thành viên đang phải đối mặt với sức ép lớn", ông Dimitris cho biết.
Theo ông Dimitris, các nước thành viên mới chỉ cung cấp nơi trú ẩn cho 3.412 người xin tị nạn và chỉ có 885 người đã được tái phân bổ; một số quốc gia vẫn chưa đề xuất kế hoạch tái phân bổ người xin tị nạn.
Cũng trong cuộc họp này, các bộ trưởng đã xem xét đề xuất thành lập một lực lượng bảo vệ biên giới và bờ biển của châu Âu. Cơ quan này sẽ phối hợp các nguồn lực từ Cơ quan Giám sát biên giới EU (Frontex) và các nước thành viên để theo dõi dòng người di cư, xác định các điểm yếu và ứng phó khi biên giới vòng ngoài của EU gặp nguy hiểm.
Theo thông tin đăng tải trên truyền thông, EU và Thổ Nhĩ kỳ ngày 7-3 đã thông qua một thỏa thuận tạm thời. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị sẽ tiếp nhận lại tất cả những người tị nạn và người di cư từng vào châu Âu từ nước này, đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tăng hỗ trợ tài chính, đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập EU cũng như miễn thị thực cho công dân nước này.
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
Ấn Độ có thể mua 150 tiêm kích F/A-18E/F, Pháp chết ngất Thông tin Ấn Độ mua 150 tiêm kích F/A-18E/F của Mỹ có thể khiến các lãnh đạo Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp phải "nhập viện" khẩn cấp. Tranh thủ lúc hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu đa chức năng (MMRCA) giữa Ấn Độ với Tập đoàn Dassault Aviaton của Pháp đang lâm vào bế tắc do các vấn đề về...