Tổng thống Barack Obama: Bậc thầy về chính sách đối ngoại Mỹ

Theo dõi VGT trên

Sáu năm qua, Nhà Trắng đã bỏ ngoài tai các chỉ trích, bí mật triển khai chiến lược “tam lục địa”, thông qua các biện pháp kinh tế kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy.

Tổng thống Barack Obama: Bậc thầy về chính sách đối ngoại Mỹ - Hình 1

“Đảo thế giới” của Trung Quốc hay “tam lục địa” của Mỹ sẽ lên ngôi?

Khi Mỹ còn chìm đắm ở Trung Đông, Trung Quốc đầu tư hàng nghìn tỷ USD thặng dư từ thương mại với Mỹ cho kế hoạch hội nhập kinh tế với khu vực Á-Âu rộng lớn. Bắc Kinh đã và đang xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao và đường ống dẫn dầu-khí đốt tự nhiên… trên bề mặt rộng lớn của Á – Âu – Phi.

Trung Quốc đã đặt ra việc thống nhất nền kinh tế Á – Âu thông qua xây dựng quy mô lớn bằng vốn vay, viện trợ nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á(AIIB) ra đời và thu hút được 57 thành viên, trong đó có một số đồng minh của Washington. Với 4 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc đầu tư 630 tỷ USD ra nước ngoài trong thập kỷ qua, chủ yếu ở ba lục địa trên.

Với việc nguồn đầu tư khổng lồ đó sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chuẩn bị để tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hằng năm với châu Phi trong vòng bốn năm qua lên 222 tỷ USD, gấp ba lần của Mỹ (73 tỷ USD). Bắc Kinh cũng đang huy động lực lượng quân sự có khả năng cắt qua vòng cung căn cứ, các hạm đội hải quân, và các liên minh quân sự mà 70 năm qua, Washington đã cho bao quanh khu vực này từ Anh quốc đến Nhật Bản.

“Ngoại giao Dollar” kiểu mới

Trong khi Bắc Kinh đang dần đem các phần của châu Phi, châu Á và châu Âu nhóm lại thành một “đảo thế giới” với Trung Quốc là trung tâm, Obama đề ra một chiến lược địa chính trị táo bạo chia thế giới thành ba khu vực địa lý bằng nhau thông qua việc hướng sự giao thương của họ tới Mỹ.

Theo đó, ông Obama phân chia đảo thế giới về kinh tế giống như sự chia cắt lục địa tại dãy núi Ural thông qua hai hiệp định thương mại mà mục đích là để nắm “vị trí cực trung tâm toàn cầu ” cho “gần hai phần ba GDP của thế giới và gần ba phần tư của thương mại thế giới”. Đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành công và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Một trong những lợi thế mà vị Tổng thống da màu có trong tay là việc Mỹ giữ vị thế của quốc gia tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất hành tinh để tạo ra một phiên bản mới của ngoại giao Dollar nhằm thu hút các đối tác thương mại Á-Âu của Trung Quốc trở lại quỹ đạo của Washington.

Ngoài ra, Obama còn tích cực ve vãn các quốc gia châu Phi bằng việc triệu tập Hội nghị thượng đỉnh của Nhà Trắng với hơn 50 nhà lãnh đạo của lục địa này vào năm 2014 và thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước tới Đông Phi vào tháng 7/ 2015. Với cái nhìn gai góc thường thấy, Thời báo Hoàn cầu của Bắc Kinh đã xác định khá đúng mục đích thực sự về ngoại giao châu Phi của Obama là “chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và phục hồi đòn bẩy Mỹ trong quá khứ.”

Video đang HOT

Nếu được triển khai hiệu quả, hai hiệp định trên chính là trụ cột chiến lược địa chính trị của Obama. Nó sẽ củng cố địa vị bá quyền của Mỹ trên thế giới kể cả khi Nhà Trắng vấp phải không ít phản đối trong nước.

Sáu năm qua, Nhà Trắng tập trung thúc đẩy TPP, một hiệp ước hứa hẹn sẽ phân chia đảo thế giới ngay tại bờ biển Thái Bình Dương. Vượt qua mọi liên minh kinh tế khác, ngoại trừ Liên minh châu Âu, TPP sẽ gắn chặt Mỹ và 11 quốc gia trên khắp lưu vực Thái Bình Dương (Australia, Brunei, Peru, New Zealand, Singapore, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico và Việt Nam) với tổng GDP là 28 nghìn tỷ USD (40% tổng GDP và một phần ba thương mại toàn cầu). TPP sẽ thu hút các quốc gia có năng suất cao ở xa Trung Quốc đi vào quỹ đạo của Mỹ ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, luồng dữ liệu và các ngành công nghiệp dịch vụ.

Với những bước đi đó, không ngạc nhiên khi Obama phải đối mặt với sự phản đối dữ dội từ chính trong đảng của ông. Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren đã chỉ trích gay gắt về tính tối mật của các cuộc đàm phán hiệp ước này và ảnh hưởng đến những tiêu chuẩn của nước Mỹ về lao động và môi trường. Vì vậy, trong tháng 6/2015, Tổng thống Obama cần phiếu của đảng Cộng hòa để Thượng viện phê duyệt thẩm quyền đàm phán nhanh để Chính phủ có thể nhanh chóng hoàn thành các cuộc thương lượng.

Để kéo lại trục phía Tây đảo thế giới mà Trung Quốc muốn hình thành, Tổng thống Obama cũng đang tích cực theo đuổi TTIP với EU nhằm giúp hai bên hội nhập kinh tế với nhau đầy đủ hơn.

Việc chuyển giao quyền kiểm soát an toàn của người tiêu dùng, môi trường và lao động từ các nước dân chủ tới các tòa án trọng tài chuyên về kinh tế, một liên minh của 170 nhóm dân sự xã hội châu Âu đã lập luận rằng, hiệp định TTIP, giống như TPP, sẽ đòi hỏi chi phí xã hội cao từ các nước tham gia. Nếu so với đàm phán Doha lạc hậu của WTO, trong 12 năm đàm phán vẫn không thể kết thúc thì hiệp ước TTIP, được thúc đẩy bởi Obama, đang tiến triển với tốc độ ánh sáng mặc dù không tránh khỏi sự phức tạp ở EU.

Bảo vệ bá quyền Mỹ

Trung Quốc thách thức vị thế của Mỹ trên nhiều phương diện khi lặng lẽ thống nhất vùng “không gian giữa” rộng lớn của lục địa Á-Âu song song với việc chuẩn bị để vô hiệu hóa” các căn cứ ở nước ngoài” của Mỹ.

Đến khi ông Obama bước vào Phòng Bầu dục năm 2009, các cố vấn thân cận và bản thân ông nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của sự thách thức địa chính trị nghiêm trọng. Phát biểu trước Quốc hội Australia tháng 11/2011, Tổng thống Obama nói: “Chúng ta không nghi ngờ rằng, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, Mỹ là tất cả”. Sau hai cuộc chiến dai dẳng tại Iraq và Afghanistan” khiến chúng tôi mất m.áu và của cải, Mỹ đang chuyển sự chú ý tới tiềm năng to lớn của châu Á – Thái Bình Dương” vì đây là “khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới và là nơi có hơn một nửa nền kinh tế toàn cầu”.

Việc triển khai chỉ 2.500 lính Mỹ đến Australia dường như là một “quyết định chiến lược và thận trọng” của Obama để trở thành “Tổng thống Thái Bình Dương” đầu tiên của nước Mỹ, tạo ra rất nhiều lời chỉ trích và chế nhạo. Bốn năm sau, trên CNN, khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra với trục châu Á vào đầu năm 2015, ngay cả bình luận viên dày dạn kinh nghiệm về chính sách đối ngoại Fareed Zakaria cũng ngây ngô trả lời rằng Tổng thống sẽ vẫn còn sa lầy ở Trung Đông và là trung tâm của trục -TPP, dường như sẽ thất bại nhất định ở Quốc hội.

Ấy vậy mà với sự can đảm và may mắn, ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng đã đạt được một thắng lợi ngoại giao đáng nhớ – đạt được Thỏa thuận hạt nhân với Iran để ngăn chặn các cuộc xung đột Trung Đông khác, thắng được sự chấp thuận của lưỡng viện Quốc hội về TPP, và hoàn thành các cuộc đàm phán chính thức cho TTIP. Thành tựu đó của Obama có thể bảo đảm cho một sự gia tăng ảnh hưởng đáng kể của Mỹ vốn suy yếu từ lâu.

Theo Minh Nguyên (lược dịch)

Thế giới và Việt Nam

Mỹ "sốt ruột" khi Trung Quốc đầu tư chóng mặt tại châu Phi?

Hành trang của Tổng thống Mỹ Barack Obama mang tới châu Phi trong chuyến thăm vừa qua là những cam kết về thúc đẩy thương mại và cuộc chiến chống k.hủng b.ố, vốn là thách thức của thế giới trong hơn một thập kỷ qua.

Mỹ sốt ruột khi Trung Quốc đầu tư chóng mặt tại châu Phi? - Hình 1

Tổng thống Barack Obama công du châu Phi. (Nguồn: AFP)

Giới phân tích nhận định chuyến thăm là một phần trong nỗ lực đưa Lục địa Đen trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng thời gian tới.

Trọng tâm các cuộc hội đàm cấp cao tại hai chặng dừng chân là đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động của chính phủ, chống nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã...

Ngoài ra, các vấn đề chống k.hủng b.ố, lực lượng Hồi giáo cực đoan và đảm bảo an ninh quốc gia, góp phần vào ổn định khu vực cũng là chủ đề được lãnh đạo các nước đặc biệt quan tâm.

Tổng thống Obama khẳng định đầu tư và kinh doanh ở châu Phi sẽ góp phần phá vỡ những rào cản và xây dựng những nhịp cầu giữa các nền văn hóa. Ông cho rằng châu Phi đang chuyển mình và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ông cam kết hỗ trợ hơn 1 tỷ USD từ chính phủ, ngân hàng, các quỹ và những nhà từ thiện Mỹ để giúp châu Phi; đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Ethiopia cũng như các quốc gia khác trong Liên minh châu Phi (AU) mạnh tay hơn nữa trong cuộc chiến chống các nhóm phiến quân Hồi giáo, trong đó có lực lượng Al-Shebab. Ông đ.ánh giá cao việc Ethiopia và Kenya là hai nước đi tiên phong trong cuộc chiến này.

Đ.ánh giá tổng thể chuyến công du châu Phi lần này của ông Obama, giới phân tích nhận định Nhà Trắng đã phát đi tín hiệu về việc đưa Lục địa Đen trở lại vị trí trọng tâm trong chính sách đối ngoại sau một thời gian mờ nhạt do bị chi phối nhiều vấn đề khác.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 của ông Obama từng khiến nhiều người hy vọng về một mối quan hệ sâu đậm hơn giữa Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên, tình hình thế giới diễn biến phức tạp khiến Washington chú trọng hơn tới các khu vực khác, trong đó có Trung Đông với sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chính sách "tái cân bằng" do sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, châu Âu với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Dù Tổng thống Obama từng thăm châu Phi 4 lần, nhiều hơn bất kỳ người t.iền nhiệm nào, nhưng theo các nhà phân tích, đối với nhiều người sống trên lục địa này, vai trò của Mỹ ngày càng mờ nhạt bởi Trung Quốc đang ráo riết mở rộng ảnh hưởng bằng những khoản đầu tư và nhiều hứa hẹn. Khi nhiệm kỳ thứ hai không còn nhiều, hiện là thời điểm thích hợp để Tổng thống Obama hướng tới châu Phi, ghi thêm dấu ấn về những thành quả đối ngoại.

Thực tế, đến với châu Phi, nước Mỹ có thể giải quyết đồng thời hai vấn đề lớn. Thứ nhất, thông qua việc mở rộng hợp tác thương mại để tăng cường cạnh tranh vị thế với Trung Quốc. Trong khi châu Á trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, châu Phi với tiềm năng tăng trưởng cao đang trở thành niềm hy vọng mới.

Mỹ sốt ruột khi Trung Quốc đầu tư chóng mặt tại châu Phi? - Hình 2

Tổng thống Mỹ Obama tại Ethiopia. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Theo các nhà nhân khẩu học, kinh tế học và các chuyên gia công nghiệp và nông nghiệp, châu Phi có đầy đủ khả năng để trở thành cỗ máy kinh tế quan trọng trong nhiều thập kỷ tới.

Với dân số hơn 1,1 tỷ người, lục địa này có tiềm năng rất lớn. Khoảng 1/3 trong số 54 quốc gia châu Phi có mức tăng trưởng GDP hàng năm hơn 6% khiến Lục địa Đen có mức tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (sau châu Á) với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,7% mỗi năm. Châu Phi sẽ có lực lượng lao động lớn nhất hành tinh, ước đạt 163 triệu người trong thập kỷ này và dự báo chiếm 25% lực lượng sản xuất thế giới vào giữa thế kỷ 21. Rõ ràng, Lục địa Đen là một đối tác mà Mỹ không thể bỏ qua.

Trong khi đó, ý thức được những thế mạnh của châu lục này, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã triển khai mạnh mẽ chính sách của mình tại đây. Đến nay, Bắc Kinh là nước cung cấp nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhất trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, khai thác mỏ như hệ thống đường sắt mới trị giá gần 10 tỷ USD tại Tanzania, một số tuyến đường giao thông tại Cộng hòa Congo, thăm dò và khai thác dầu khí tại Angola, Nigeria.

Những khoản t.iền cho vay khổng lồ với lãi suất thấp đã cho phép hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường của nhiều nước châu Phi và đổi lại, Trung Quốc mua được các nguyên, nhiên liệu thô với giá rẻ mà nước này đang "rất khát" như dầu mỏ, than, khóang sản, vàng, đá quý...

Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại Trung-Phi đã tăng hơn 30% trong những năm gần đây và đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD, bỏ xa Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Ngoài ra, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại châu lục này cũng tăng "chóng mặt" lên tới gần 20 tỷ USD và hơn 3.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang có mặt tại châu Phi. Điều đó cho thấy Mỹ đã chậm chân hơn Trung Quốc trong việc tạo dựng ảnh hưởng tại châu lục lục này.

Thứ hai, chống k.hủng b.ố là một trong những thách thức lớn nhất mà châu Phi đang phải đối mặt. Nơi đây có thể coi là sào huyệt của các nhóm Hồi giáo cực đoan mưu toan áp đặt luật Hồi giáo hà khắc trên khắp châu lục, trong đó phải kể đến Al-Shabab, Boko Haram... Không chỉ chống phá các chính quyền sở tại, những lực lượng này còn nuôi dưỡng tư tưởng chống phương Tây, truyền bá, kích động, lôi kéo các phần tử thánh chiến trên toàn thế giới, âm mưu tiến hành các vụ k.hủng b.ố nhằm vào các lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh.

Từ góc nhìn này, chuyến thăm của Tổng thống Obama là cơ hội để Washington thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Kenya và Ethiopia nhằm giành một chỗ đứng vững chắc hơn trên bản đồ an ninh khu vực, qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ an ninh quốc gia.

Rõ ràng, chuyến công du châu Phi của Tổng thống Obama cho thấy một sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ông muốn ghi dấu ấn riêng trong quan hệ Mỹ - châu Phi trong khoảng thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống, đặc biệt sau khi ông chủ Nhà Trắng đã liên tục "ghi điểm" với những thành tích ngoại giao như bình thường hóa quan hệ với Cuba, đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.../.

Theo Hồ Phương (TTXVN/Vietnam )

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal
22:31:25 26/06/2024

Tin đang nóng

Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024
Thúy Diễm xác nhận bầu sinh ba, "tác giả" không phải ông xã Lương Thế Thành?
16:40:59 28/06/2024
Puka đăng đàn "phốt" shop của Hòa Minzy, chuyện gì đây?
17:39:03 28/06/2024
Ly hôn, anh trai đón tôi và con về ở cùng nên chị dâu khó chịu cáu gắt, nhưng một lần bệnh nặng, tôi nhận ra mình đã sai rồi
16:35:50 28/06/2024
Lý Mộng: Bị tố "chảnh chọe", mất vai vì 1 quả táo, cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi
16:32:38 28/06/2024
Thông tin chính thức về nghi vấn Thúy Ngân đã âm thầm sinh con đầu lòng
19:32:08 28/06/2024
Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về
16:41:42 28/06/2024

Tin mới nhất

Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính

21:00:07 28/06/2024
Đến ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ.

Nam Phi thử nghiệm tiêm chất phóng xạ vào sừng tê giác để ngăn săn trộm

20:33:23 28/06/2024
Giáo sư Nithaya Chetty tại Đại học Witwatersrand cho biết liều lượng phóng xạ đưa vào sừng tê giác rất thấp và tác động tiêu cực tiềm tàng đối với động vật đã được thử nghiệm rộng rãi.

Người Palestine tại Liban lo sợ xảy ra xung đột Israel - Hezbollah

20:30:53 28/06/2024
Tại trại tị nạn Shatila của người Palestine ở Beirut, nhiều người lo sợ cho gia đình và những người Palestine khác. Họ lo ngại cho các khu dân cư đông đúc ở Liban, trong đó có trại tị nạn của người Palestine.

Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga

20:25:33 28/06/2024
Đây là lần hiếm hoi ông Zelensky đưa ra nhận xét về mức độ thiệt hại và thương vong mà Ukraine phải gánh chịu trong cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi.

Hãng dược phẩm Kobayashi điều tra thêm 76 trường hợp t.ử v.ong liên quan thực phẩm chức năng

20:09:25 28/06/2024
Ngoài ra, hàng chục người khác báo cáo những vấn đề sức khỏe liên quan đến thận sau khi sử dụng sản phẩm. Kobayashi đã đưa ra lời xin lỗi và thu hồi sản phẩm.

Indonesia thanh tra trung tâm dữ liệu của chính phủ sau vụ tấn công mạng

20:05:25 28/06/2024
Tuần trước, trung tâm dữ liệu quốc gia của Indonesia đã bị tin tặc tấn công đòi khoản t.iền chuộc 8 triệu USD. Vụ tấn công mạng làm gián đoạn một số dịch vụ của chính phủ, đáng chú ý nhất là hoạt động của các sân bay.

Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar

19:58:58 28/06/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cùng người đồng cấp Ba Lan và Pháp đã công bố kế hoạch mua tên lửa tầm xa, thiết lập cơ chế để cùng mua vũ khí tấn công chính xác như tên lửa hành trình.

Doanh số iPhone tại Trung Quốc tăng mạnh nhờ chính sách giảm giá sâu

19:55:56 28/06/2024
Công ty Trung Quốc này đang sắp đạt đến mốc một tỷ thiết bị tiêu dùng hoạt động chạy hệ điều hành nội bộ của mình. Điều này cho thấy công ty bị Mỹ trừng phạt này đang cạnh tranh mạnh mẽ với Apple trong phân khúc cao cấp.

Trung Quốc: Sông Trường Giang chứng kiến trận lũ đầu tiên của năm 2024

19:53:22 28/06/2024
Theo thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, do bị ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều sông nhánh kết nối với Hồ Bà Dương và Hồ Động Đình, 2 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã chứng kiến lũ lớn.

Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc

19:20:25 28/06/2024
Ban đầu là một lưu vực sông, kỳ quan thiên nhiên này sở hữu những sườn núi dốc được hình thành từ những thác nước và qua thời gian bị mưa gió bào mòn.

Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin

19:12:22 28/06/2024
Tại thành phố Atlanta, bang Georgia ngày 27/6, trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, cựu Tổng thống Trump và ông chủ Nhà Trắng Biden đều công kích chính sách đối ngoại của nhau.

Pháp cứu trên 150 người di cư tại eo biển Manche

19:10:29 28/06/2024
Chính phủ Anh cho biết, đầu tháng này, hơn 880 người di cư bất hợp pháp đã vượt eo biển Manche để đến nước này, con số cao nhất trong một ngày tính từ đầu năm đến nay.

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Jisoo (BLACKPINK) xuất hiện trong hồ sơ tội phạm ở phim tài liệu

Hậu trường phim

22:14:51 28/06/2024
Trong 1 phân cảnh, ekip Detective Brooks Stories g.ây s.ốc khi sử dụng hình ảnh Jisoo (BLACKPINK) để minh họa cho phần hồ sơ của... 1 nữ tội phạm.

Cosplay sát thủ Akali, người đẹp khoe lưng trần nuột hơn AI

Cosplay

22:14:02 28/06/2024
Trong LMHT,Akalilà vị tướng nữ được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những có tạo hình mạnh mẽ, xinh đẹp và đầy cá tính, nữ ninja còn sở hữu cho mình bộ kỹ năng rất mạnh.

Dàn sao trẻ sáng bừng màn ảnh trong bom tấn phòng vé dịp hè 'Lốc xoáy tử thần'

Phim âu mỹ

21:54:09 28/06/2024
Mùa hè năm nay, điện ảnh Hollywood sẽ mang trở lại màn ảnh một tác phẩm hứa hẹn của thể loại phim thảm họa, với quy mô và kinh phí đầu tư khủng.

5 bộ đôi màu sắc giúp bạn ghi điểm thanh lịch, trẻ trung khi diện quần âu đen

Thời trang

21:50:44 28/06/2024
Quần âu đen là trang phục thiết yếu trong tủ đồ của mọi cô nàng công sở, không chỉ vì tính ứng dụng cao mà còn bởi vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng mà nó mang lại.

Bồ Đào Nha không còn cần Ronaldo?

Sao thể thao

21:45:25 28/06/2024
Lần đầu tiên trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Cristiano Ronaldo không thể ghi bàn ở vòng bảng của một giải đấu lớn.

Đồng Nai: Bắt đối tượng trốn truy nã vì tàng trữ m.a t.úy

Pháp luật

21:41:58 28/06/2024
Sau khi xác định đối tượng bỏ trốn, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định truy nã số 06/QĐTN-CQTHAHS-PC10 ngày 20/6 truy nã đối tượng này và tiến hành truy tìm để bắt giữ.

Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời

Sao việt

21:34:01 28/06/2024
Lý Hào Nam từng phát hành nhiều album gồm những bài hát tự sáng tác. Trong đó, Nàng Kiều Lỡ Bước là bài hát giúp HKT nổi tiếng sau 1 đêm , trở thành nhóm nhạc thần tượng được yêu thích nhất nhì thời điểm bấy giờ.

'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ

Sao châu á

21:16:20 28/06/2024
Trước những lời chê bai, góp ý về ngoại hình, tài tử Thần điêu đại hiệp cho biết anh không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Gumayusi gửi lời thách thức đầy dõng dạc tới Deft trước thềm "Đại chiến viễn thông" siêu đặc biệt

Mọt game

20:11:47 28/06/2024
Tính tới thời điểm hiện tại của LCK Mùa Hè 2024, KT đang có thành tích đáng buồn là 4 trận thua liên tiếp. Với Deft nói riêng thì anh chàng cũng cho thấy phong độ khá thấp.

Vui lên nào anh em ơi - Phim mới về người trẻ ở nông thôn

Phim việt

19:53:13 28/06/2024
Bộ phim Vui lên nào anh em ơi khắc họa một bức tranh nông thôn sống động chân thực sẽ lên sóng VTV3 vào lúc 21h40 các ngày 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ 8/7.

Quỳnh Lương đồng hành cùng Anh trai vượt ngàn chông gai

Tv show

19:47:20 28/06/2024
Sự xuất hiện của nữ diễn viên cùng vai trò của cô bên cạnh 33 Anh tài gây nhiều thắc mắc cho khán giả vì trước đó chưa hề có thông tin về Quỳnh Lương ở chương trình.