Tổng thống Ba Lan cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29 cho Ukraine
Không chỉ có vậy, nhà lãnh đạo Ba Lan còn nhấn mạnh nếu một liên minh hàng không rộng lớn được thành lập để cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, Warsaw chắc chắn sẽ tham gia.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn Ukrinform hôm 17/2, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết nước này cân nhắc chuyển giao chiến đấu cơ MiG-29 đang phục vụ trong lực lượng không quân Ba Lan cho Ukraine và nếu một liên minh hàng không rộng lớn được thành lập để cung cấp máy bay cho Kiev, Warsaw chắc chắn sẽ tham gia.
Theo nhà lãnh đạo Ba Lan, nếu cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine phải mất nhiều tháng huấn luyện, đào tạo phi công Ukraine. Nhưng trong trường hợp máy bay MiG-29 hoặc máy bay Su được cung cấp cho Kiev, các phi công Ukraine gần như có thể sử dụng chúng ngay lập tức.
Ông Duda nói: “không nghi ngờ gì nữa, nếu máy bay MiG-29 được gửi đi, chúng có thể ngay lập tức tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine, điều này rất quan trọng”.
Tuy nhiên, ông Duda thừa nhận rất ít đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sở hữu máy bay MiG vẫn còn đang sử dụng được.
Video đang HOT
“Ba Lan có một số máy bay như vậy và chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”, ông Duda nhấn mạnh.
Trở lại với việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev, ông Duda cho biết thêm vấn đề của Warsaw đơn giản là không có đủ số lượng chiến đấu cơ loại này và Ba Lan hiện đang chờ nhận máy bay chiến đấu F-35 và FA-50 mà nước này mua lần lượt từ Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Duda nói: “đây là một thời điểm khó khăn đối với chúng tôi bởi vì chính chúng tôi đang chờ để nhận được máy bay (đã đặt mua). Tất nhiên, nếu một liên minh hàng không rộng lớn được các quốc gia NATO thành lập, chúng tôi chắc chắn sẽ tham gia. Nhưng chúng tôi phải thảo luận với các đồng minh của mình về mô hình sẽ được áp dụng”.
Theo Ukrinform, Ukraine tìm cách để có được máy bay chiến đấu F-16 hoặc F-15 của Mỹ hoặc máy bay chiến đấu Tornado của Đức từ các đối tác châu Âu, hoặc máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển – để thay thế cho các chiến đấu cơ thời Liên Xô cũ.
Gần đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak, cho biết nước này chỉ có 48 chiếc máy bay F-16 đang phục vụ và hạn chế về khả năng chuyển giao F-16 cho Ukraine.
Tuy nhiên, theo ông Blaszczak, các đồng minh của Ba Lan có nhiều tiềm năng hơn trong việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine và sẽ có những cuộc đàm phán về vấn đề này giống như trường hợp cung cấp hệ thống phòng không Patriot và xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Ông Blaszczak tin tưởng “sẽ có những quyết định tích cực, nhưng cần phải tạo áp lực”.
Nhà Trắng ra thông báo quan trọng liên quan tới việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine
Theo Nhà Trắng, bất cứ quốc gia nào đều có thể đưa ra quyết định độc lập trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu phương Tây cho Ukraine.
Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby. Ảnh: AFP/TTXVN
Website của Nhà Trắng ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), đã đăng tải nội dung buổi họp báo cùng ngày của Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre và Điều phối viên phụ trách Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby.
Trong buổi họp báo, ông Kirby nói: "Nếu một quốc gia NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) hoặc thậm chí một quốc gia không thuộc NATO muốn cung cấp các khả năng như máy bay chiến đấu cho Ukraine, đó chắc chắn là quyết định của họ".
Trước đó vào ngày 25/1, Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams - một trong những xe tăng chủ lực mạnh nhất của Mỹ - thông qua quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép chính quyền Tổng thống Biden mua vũ khí từ ngành công nghiệp nước này, thay vì lấy từ kho vũ khí hiện có của Mỹ, dù việc này sẽ mất thời gian hơn.
Quyết định này được cho là giúp phá vỡ thế bế tắc ngoại giao với Đức xoay quanh cách tốt nhất để hỗ trợ quân sự cho Kiev và cùng ngày Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này sẽ cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, mở đường cho các quốc gia khác như Ba Lan, Tây Ban Nha và Na Uy... cung cấp xe tăng Leopard cho nước này.
Vào hôm 8/2, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cam kết giúp huấn luyện phi công cho Ukraine trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Zelensky tới London. Đây được cho là 'bước đầu tiên' hướng tới việc gửi máy bay chiến đấu cho Kiev.
Về phía Nga, Đại sứ quán nước này tại Anh cảnh báo 'thế giới sẽ lãnh hậu quả' nếu Anh chuyển chiến đấu cơ cho Ukraine.
Nếu chính phủ Anh quyết định cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, châu Âu và toàn thế giới sẽ phải giải quyết hậu quả của động thái đó, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo của Đại sứ quán Nga tại London cho biết.
"Chúng tôi muốn nhắc nhở chính thức London: Tổn thất đẫm máu của một đợt leo thang khác và hậu quả chính trị - quân sự đối với lục địa châu Âu và toàn thế giới sẽ do quyết định họ", phái đoàn ngoại giao Nga tại Anh nêu rõ.
Liên quan tới việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine, khi ông Zelensky tới Brussells, vào ngày 9/2, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Roberta Metsola đã kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Cùng ngày, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak thông báo vấn đề liên quan tới máy bay chiến đấu và vũ khí tầm xa dường như đã được giải quyết.
Tuy ông Yermak không cung cấp thêm chi tiết, nhưng rõ ràng, phương Tây đang tiến gần hơn tới việc đồng ý cung cấp những loại vũ khí mà Kiev đưa ra yêu cầu từ thời kỳ đầu của cuộc xung đột với Nga, nhưng bị phương Tây từ chối.
Binh sĩ Ukraine hoàn thành khóa học cấp tốc về xe chiến đấu Bradley ở Đức Ngày 17/2, Lầu Năm Góc thông báo nhóm binh sĩ Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện vũ khí phối hợp cấp tiểu đoàn tại khu vực huấn luyện Grafenwoehr của Quân đội Mỹ ở Đức. Xe chiến đấu bộ binh Bradley. Ảnh: Quân đội Mỹ Theo đài RT, khóa huấn luyện tập trung đào tạo cách sử dụng xe bọc...