Tổng thống Assad tố Mỹ kích động bạo lực ở Syria
Ngày 8/7, Đài truyền hình ARD của Đức cho biết Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cáo buộc Mỹ kích động một cuộc nổi dậy bạo lực chống lại chính quyền của ông.
Đài ARD dẫn trả lời phỏng vấn trên truyền hình của ông Assad nói rằng Mỹ đang hợp tác với những kẻ “khủng bố… bằng vũ khí, tiền hoặc sự ủng hộ công khai và chính trị tại Liên hợp quốc.”
Ông Assad cũng tuyên bố sẽ không lùi bước trước “những thách thức của đất nước.”
Theo ARD, đây mới chỉ là cuộc trả lời phỏng vấn thứ ba của ông Assad với truyền thông phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy ở Syria hồi tháng 3/2011.
Video đang HOT
Bài phỏng vấn được tiến hành hôm 5/7 tại Damascus và do đài truyền hình nhà nước Syria ghi hình./.
Theo TTXVN
'Chiêu độc' răn đe Iran của Israel?
Kích động bạo lực leo thang tại dải Gaza đầu tháng này, khẳng định khả năng đánh chặn tối ưu của hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt, Israel bày ra chiêu độc để răn đe Iran?
Cố tình kích động bạo lực
Đầu tháng này, các chiến binh Palestine đã bắn tổng cộng khoảng 300 quả rocket và đạn cối vào các khu dân cư phía Nam của Israel.
Bạo lực leo thang sau đó tại dải Gaza bởi đòn không kích liên tiếp của quân đội Israel là đợt bạo lực tồi tệ nhất trong khu vực này trong gần 1 năm qua. Hậu quả là, hơn 20 chiến binh Palestine thiệt mạng và một số lượng tương tự binh sĩ Israel bị thương.
Bạo lực leo thang tại dải Gaza sau khi quân đội Israel tấn công chiếc xe ô tô ở thành phố Gaza, bắn chết hai thủ lĩnh vũ trang, trong đó có thủ lĩnh nhóm vũ trang Ủy ban Kháng chiến Nhân dân (PRC) Zuhir al-Qaisi, vốn có quan hệ gần gũi với phong trào Hồi giáo Hamas của người Palestine.
Cảnh đổ nát tại Dải Gaza sau vụ không kích của Isrel. Ảnh minh họa: AFP.
Phía Israel giải thích rằng, Zuhir al-Qaisi bị sát hại vì ông ta đang lên kế hoạch tấn công vào Israel. Israel cũng cáo buộc Zuhir al-Qaisi đứng đằng sau cuộc tấn công ngày 12/8/2011 tại một đường cao tốc dọc biên giới với Ai Cập làm 8 người Israel thiệt mạng. Ngoài ra, ông Zuhir al-Qaisi còn bị cáo buộc là chủ mưu đứng đằng sau vụ bắt cóc binh sĩ Gilad Shalit của Israel tháng 6/2006.
Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Zuhir al-Qaisi bác bỏ các cáo buộc trên. Đồng thời, giải thích cho động thái bắn Rocket vào Israel, một phát ngôn viên của PRC tuyên bố: "Israel phải trả giá cho tội ác mà họ đã gây ra. Chúng tôi sẽ trả thù cho thủ lĩnh của chúng tôi".
Trong khi đó, ngay từ khi Israel tiến hành những vụ không kích trả đũa nhằm vào dải Gaza, làm dầy thêm tình trạng bạo lực ở một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới, họ phải hứng chịu sự lên án và chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Theo Hãng thông tấn AP, lãnh đạo PRC tuyên bố Tel Aviv đã phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Palestine, do Ai Cập làm trung gian. Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Nabil Abu Rudeineh lên án các cuộc không kích của Israel và cảnh báo, động thái của Israel gây ra một bầu không khí tiêu cực và khiến bạo lực tiếp tục leo thang tại khu vực Trung Đông.
Đại sứ Ai Cập tại Palestine Yasser Osman cũng phản đối vụ không kích của Israel và cho rằng, Israel vi phạm lệnh ngừng bắn đồng thời kêu gọi các bên chấm dứt ngay các hành động dẫn đến bạo lực.
Tuy nhiên, bất chấp các áp lực quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak tuyên bố "quân đội sẽ tấn công bất kỳ ai lên kế hoạch tấn công công dân Israel".
Đồng thời, giới chức quân sự nước này cho hay sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống quốc phòng để nâng cao hiệu quả các cuộc tấn công.
Tuy nhiên, từ tuyên bố trên, nhiều người hiểu ra nguyên cớ quan trọng nhất ẩn sau động thái kích động bạo lực từ phía Israel đó là nước này âm mưu lợi dụng cuộc xung đột dải Gaza để "kiểm tra" khả năng và tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm sắt" của họ. Lý do là, việc xác nhận các khả năng của Vòm sắt sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược đối với nước này, trong đó có khả năng răn đe Iran.
Những toan tính của Israel - răn đe Iran?
Chính quyền Israel nhấn mạnh con số dân thường và quân đội bị thương trong lần giao tranh tại dải Gaza mới đây giảm đáng kể nhờ vào hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm sắt" mới được nâng cấp.
"Vòm sắt" là hệ thống phòng thủ tên lửa được phát triển bởi Rafael, một công ty công nghệ quân sự của Israel. Trong chiến tranh năm 2006 với nhóm vũ trang Hezbollah, Israel phải hứng chịu tới 4.000 quả rocket từ phía Lebanon bắn sang.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của Israel. Ảnh minh họa: Sciencephoto.
Với cái giá "đắt sắt ra miếng" - hệ thống trị giá tới 50 triệu USD và mỗi tên lửa cũng "ăn đứt" khoản tiền 50.000 USD - Vòm sắt là sự bổ sung đắt đỏ nhưng tối cần thiết đối với chương trình phòng thủ tên lửa dân sự của Israel.
Trong vụ xung đột ở dải Gaza vừa qua, 76 trong số gần 300 quả rocket và đạn súng cối hạ cánh tại các khu dân cư đông đúc của Israel. Tuy nhiên, "Vòm sắt" đã chặn được 56 quả: tỷ lệ tương ứng 76% được xem là ấn tượng.
Tuy nhiên, Israel vẫn muốn một "cuộc kiểm tra" đối với hệ thống này để chắc chắn về khả năng và tính hiệu quả của nó.
Trước tiên, với bất kỳ hệ thống vũ khí mới, việc kiểm tra khả năng của nó là điều hoàn toàn bình thường và rất cần thiết. Tuy nhiên, không gì chính xác hơn việc kiểm tra nó nhờ các hoạt động thực tiễn.
Bắt đầu từ năm 2006, quan chức chính phủ cùng giới chức quân sự Israel học được cách làm thế nào để một vụ bắn rocket vào khu vực dân sự phục vụ cho các mục đích chính trị và thậm chí, quân sự.
Luôn rắp tâm chuẩn bị cho một chiến dịch chống lại Iran, Israel cũng lo ngại sẽ bị Cộng hòa Hồi giáo phản đòn bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa nhằm vào các trung tâm dân cư đông đúc. Do đó, giới lãnh đạo nhà nước Do thái rất muốn xác định xem những khu vực dân cư nào có nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu đòn tấn công trong trường hợp một chiến tranh nổ ra nhất để chủ động lên kế hoạch tự vệ.
Thứ hai, một hệ thống sau khi hoàn thành bài kiểm tra sẽ cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến công nghệ Vòm sắt và cho biết liệu nó có hiệu quả như kỳ vọng ban đầu hay không. Trong tháng đầu tiên của năm 2012, Công ty Rafael đã tiến hành nâng cấp một phần trong hệ điều hành của Vòm sắt.
Do đó, phía Israel có thể muốn nhờ xung đột ở dải Gara vừa qua để xem thử công nghệ mới họ vừa nâng cấp cho Vòm sắt có hoạt động trơn tru hay không.
Thứ ba, cũng dựa trên kinh nghiệm tích lũy được hồi năm 2006, một mặt, Israel muốn khẳng định xem liệu Vòm sắt có đạt được khả năng đánh chặn 100% như những lạc quan ban đầu khi nó vừa được đưa vào hoạt động hay không. Trước đó, những người ủng hộ chương trình Vòm sắt tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa này có khả năng đánh chặn 100%. Trong thực tế, tuyên bố này vốn vẫn bị nghi ngờ chỉ là một chiêu thức giúp giới chức quân sự dễ bề giải trình các khoản chi phí khổng lồ mà Bộ Quốc phòng đổ vào Vòm sắt.
Tuy nhiên, rõ ràng, một hệ thống hoàn hảo với tính hiệu quả tuyệt đối rõ ràng là điều không tưởng. Và dường như giới chức Israel toan tính rằng, đã đến lúc chấm dứt niềm tin lừa dối trong lòng người dân nước này và để họ đối mặt với thực tế trên. Và xung đột tại dải Gaza chính là cơ hội tốt để họ thức tỉnh người dân. Khẳng định cho lập luận này chính là động thái công khai thừa nhận một cuộc tấn công bởi Iran-Hezbollah vào Israel có thể sẽ gây ra thương vong cho khoảng 500 người Israel của Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak thời gian gần đây liên quan đến các sự kiện ở dải Gaza.
Thứ tư, xung đột leo thang ở dải Gaza khiến lực lượng vũ trang trong khu vực này không tiếc rocket nã vào Israel, gây ra một sự lãng phí đáng kể lượng rocket về phía lực lượng này, trong khi đó, nhà nước Do thái hiểu họ nắm lợi thế nhờ Vòm sắt để đẩy lùi các đợt tấn công của đối thủ.
Israel, lợi dụng xung đột ở dải Gaza, cũng thành công để loại bỏ một số đội phóng tên lửa của các đối thủ tại đây. Với cái giá phải trả không đáng kể, Israel thành công trong chiến lược làm suy giảm đáng kể mối đe dọa tên lửa của người Palestine.
Cuối cùng và quan trọng nhất trong tất cả, chính là yếu tố răn đe. Việc có thể chứng minh khả năng đánh chặn 76% của Vòm sắt có thể được tính toán, sẽ giúp nước này gủi thông điệp cảnh cáo mạnh mẽ đến Iran và đồng minh của họ.
Có thể, một hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm sắt hiệu quả không ngăn nổi viễn cảnh Iran hay Hezbollah tấn công đáp trả Israel bằng tên lửa đạn liên lục địa trong trường hợp các cơ sở hạt nhân của họ bị tấn công. Tuy nhiên, nó có thể là một lý do để Iran phải cân nhắc cẩn thận trước khi manh động bởi liều lĩnh tấn công Israel cũng mang lại nhiều rủi ro cho Cộng hòa Hồi giáo.
Israel nuôi kỳ vọng rằng Iran sẽ chọn để hành động tương tự như Tổng thống Bashar al-Assad trong vụ tấn công phá hủy các lò phản ứng hạt nhân bí mật của Syria của Israel năm 2007.
Tổng thống Syria, vì sợ đòn phản công bạo liệt hơn từ Israel, quyết định không trả đũa, mà thay vào đó, (hợp tác với Tev Avil) tìm cách che đậy vụ tấn công của Nhà nước Do thái.
Do đó, Israel tính toán, một Vòm sắt hiệu quả và uy lực ở dải Gaza có thể khiến Nasrallah và các đồng minh của Iran phải thận trọng trong hành động.
Theo Báo Đất Việt
Giải cứu 45 học sinh bị xích dưới hầm Cảnh sát Pakistan vừa giải cứu 45 học sinh bị xích dưới tầng hầm của trường học Hồi giáo Madrassa Zakarya ở khu Sohrab Goth, trung tâm thành phố Karachi, đêm 12-12. Một số trường Hồi giáo ở Pakistan bị cáo buộc huấn luyện binh lính và ủng hộ các nhóm cực đoan kích động bạo lực, thậm chí phái cả các tay...