Tổng thống Assad: Chỉ từ chức nếu người dân Syria muốn
Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad tuyên bố sẽ chỉ từ chức nếu người dân nước này muốn và thông qua bầu cử chứ không phải vì sức ép của Mỹ hay bất kỳ quyết định nào của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, theo hãng tin Sputnik ngày 16.9.
Bất chấp sức ép từ Mỹ và phương Tây, Tổng thống Assad tuyên bố sẽ không từ chức trừ phi người dân Syria muốn – Ảnh: AFP
“Đối với chúng tôi, tổng thống đến từ người dân và qua bầu cử. Nếu có ra đi, tổng thống chỉ ra đi thông qua người dân của mình. Nếu người dân muốn tổng thống ở lại, tổng thống sẽ ở lại. Trong trường hợp ngược lại, tổng thống nên từ chức ngay lập tức”, ông Assad phát biểu khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga.
“Tổng thống không ra đi (từ chức) vì quyết định của Mỹ, của Hội đồng bảo an hay hội nghị Geneve”, ông Assad khẳng định.
Syria chìm trong khủng hoảng chính trị kể từ năm 2011 khi cuộc nội chiến bắt đầu giữa chính phủ của Tổng thống Assad và các lực lượng chống đối. Mỹ và phương Tây không công nhận chính phủ của Tổng thống Assad, cáo buộc chính phủ của ông chịu trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng ở Syria, gây ra hàng ngàn cái chết cho dân thường nước này.
Video đang HOT
Từ năm 2011, Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh cấm vận lên Damascus nhưng Nga vẫn ủng hộ và công nhận chính phủ của ông Assad. Moscow cung cấp vũ khí để quân đội của chính phủ Syria đối đầu với các lực lượng chống đối.
Năm 2014, ông Assad tái đắc cử Tổng thống Syria nhiệm kỳ thứ ba, càng làm cho mâu thuẫn giữa Damascus với Washington và phương Tây thêm sâu sắc. Nhiều cuộc đàm phán do phương Tây, Moscow và cả Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn được tổ chức nhằm tìm giải pháp cho vấn đề khủng hoảng chính trị ở Syria nhưng chưa đạt được kết quả.
Hồi đầu tháng 9.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người ủng hộ chính phủ Syria, cho biết ông Assad đồng ý tổ chức bầu cử sớm và chia sẻ quyền lực với các lực lượng đối lập như một giải pháp giải quyết khủng hoảng chính trị ở đây, theo AFP. Syria dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tiếp theo vào năm 2016.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Các nước phản ứng về thông tin Triều Tiên sắp phóng vệ tinh
Cục phát triển hàng không vũ trụ quốc gia Triều Tiên cho biết sẽ phóng hàng loạt vệ tinh mới lên quỹ đạo, làm dấy lên lo ngại về việc Triều Tiên sẽ phóng tên lửa tầm xa vào tháng 10. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản ngay lập tức phản ứng trước thông tin này.
Triều Tiên phóng vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa năm 2012 - Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 14.9, giám đốc Cục phát triển hàng không vũ trụ quốc gia Triều Tiên (NADA) cho biết, nước này đang ở giai đoạn cuối của việc phát triển một vệ tinh địa tĩnh mới để dự báo thời tiết.
"Thế giới sẽ được chứng kiến hàng loạt vệ tinh bay lên bầu trời theo thời gian và địa điểm do trung ương đảng Lao động Triều Tiên quyết định", KCNA dẫn lời giám đốc NADA. Ông mô tả việc phát triển ngành công nghiệp không gian là "chủ quyền" của Triều Tiên "cho dù có ai nói gì đi chăng nữa".
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang nghi ngại Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa tầm xa vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 10 tới.
Phía Triều Tiên khẳng định nước này có quyền nghiên cứu không gian bằng việc phóng vệ tinh, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng đây chỉ là vỏ bọc cho các vụ thử tên lửa, theo Yonhap.
Hồi năm 2012, Bình Nhưỡng cũng phóng tên lửa tầm xa vào không gian nhưng theo nước này là phóng vệ tinh lên quỹ đạo. Thời điểm đó, cộng đồng quốc tế cho rằng Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh mới công bố gần đây cho thấy Triều Tiên đã nâng cấp xong bãi phóng tên lửa chính của nước này ở bờ biển phía tây, điều này càng khiến nhiều người lo ngại về khả năng Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa vào tháng tới.
Trước thông tin trên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã lên tiếng phản ứng. Yonhap ngày 15.9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố rằng bất kỳ hoạt động phóng vệ tinh nào của Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cũng là vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Tại Seoul, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok ngày 15.9 khẳng định Mỹ và Hàn Quốc đang cùng theo sát tất cả khả năng liên quan việc Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa, tuy nhiên chưa có dấu hiệu rõ ràng nào. "Nếu Triều Tiên phóng tên lửa thì đó sẽ là sự khiêu khích và là mối đe dọa về quân sự nghiêm trọng", Yonhap dẫn lời ông Kim.
Trong khi đó, sau khi nhận được thông tin này, phía Nhật Bản lên tiếng hối thúc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc cấm Triều Tiên tiến hành những thử nghiệm có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Hai bộ trưởng yêu cầu Thủ tướng Úc từ chức Hai bộ trưởng của Úc đã lên tiếng yêu cầu Thủ tướng Tony Abbott từ chức, chỉ trích chính quyền ông Abbott quản lý kinh tế yếu kém, kênh truyền hình Sky News (Úc) ngày 14.9 đưa tin. Bộ trưởng Truyền thông Úc Malcolm Turnbull (trái) và Thủ tướng Úc Tony Abbott - Ảnh: Reuters Ngoại trưởng Úc Julie Bishop và Bộ trưởng...