Tổng thống Argentina kêu gọi Quốc hội thông qua các giải pháp kinh tế khẩn cấp
Tổng thống Argentina Javier Milei đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói chính sách cải tổ triệt để kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển, kiềm chế tình trạng siêu lạm phát, giải quyết tình trạng nghèo đói gia tăng và tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.
Tổng thống Argentina Javier Milei phát biểu tại Buenos Aires. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp gửi tới người dân Argentina vào đêm Giao thừa, ông Milei cảnh báo nếu các nghị sĩ không thông qua Nghị định Cần thiết và Khẩn cấp (DNU) cũng như một dự thảo luật với nhiều giải pháp kinh tế – xã hội nhằm cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công, giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân sách, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh sẽ rơi vào tình trạng “thảm họa chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”.
Tổng thống Milei, người nhậm chức hôm 10/12 vừa qua, khẳng định tính cấp bách cần cải tổ triệt để nền kinh tế bằng những “liệu pháp gây sốc”, đồng thời cũng thừa nhận trong dự thảo luật trình Quốc hội thông qua với tên gọi “Luật Xe buýt”, Chính phủ sẽ có “đặc quyền” trong việc đưa ra các chính sách kinh tế, tài chính, an ninh và xã hội tới cuối năm 2025 để điều hành đất nước và có thể gia hạn quyền này thêm hai năm tiếp theo.
Trong phát biểu được phát trên kênh truyền hình và đài phát thanh quốc gia, ông Milei tuyên bố “Luật Xe buýt cho phép cơ quan hành pháp quyền tối cao cần thiết để hành động trong tình huống khẩn cấp hiện nay, tránh để đất nước rơi vào thảm họa kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy những cải cách triệt để về thương mại, thuế, sản xuất, xã hội, an ninh, giáo dục và hoạt động ở tất cả các cấp chính quyền”.
Video đang HOT
Theo ông Milei, các nghị sĩ có thể bác bỏ dự luật này và “tiếp tục mô hình đã làm nghèo đất nước trong suốt một thế kỷ qua” hoặc thông qua gói chính sách cải cách để có thể tạo ra “một sự thay đổi sâu sắc”. Ông Milei, thủ lĩnh đảng cựu hữu Tự do tiến lên (La Libertad Avanza, LLA) chiếm thiểu số trong Quốc hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động “ngay lập tức và quyết liệt trong tình trạng nguy kịch hiện nay”.
Thành lập năm 2021, LLA chỉ nắm 38/257 ghế ở Hạ viện và 7/72 ghế ở Thượng viện, rất cần sự ủng hộ của lưỡng viện Quốc hội để thông qua khoảng 500 chính sách cải cách do Chính phủ đề xuất.
Ông Milei thừa nhận tình cảnh hiện nay của Argentina tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2001-2002 tại nước này và những tháng tới sẽ “rất khắc nghiệt” với tất cả người dân quốc gia Nam Mỹ. Ông kêu gọi các công dân cùng lên tiếng yêu cầu các nghị sĩ thông qua dự thảo luật cải cách của Chính phủ.
Từ ngày 26/12 vừa qua, Quốc hội Argentina đã triệu tập phiên họp bất thường để xem xét gói các chính sách cải cách của Chính phủ và dự kiến phiên họp này sẽ kéo dài tới 31/1 tới. Nhiều nghị sĩ đảng đối lập đã gửi đơn kiện lên Tòa án Tối cao vì cho rằng việc Chính phủ soạn thảo dự luật tự cho cơ quan này quyền tối cao điều hành đất nước là hành động vi hiến.
Ông Milei, 53 tuổi, đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai diễn ra hôm 19/11 vừa qua sau khi giành được 55% số phiếu bầu. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nền dân chủ Argentina được thiết lập vào năm 1983, một chính trị gia theo chủ nghĩa tân tự do và không phải là người của các nhóm liên minh chính trị trung tả và trung hữu lên nắm quyền điều hành đất nước.
Tân Tổng thống Argentina sa thải hơn 5.000 nhân viên chính phủ
Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẽ cắt giảm đáng kể quy mô nhân sự chính phủ quốc gia Nam Mỹ.
Tân Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên thệ nhậm chức tại Buenos Aires ngày 10/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo Politico, tân Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 26/12 cho biết chính phủ nước này không gia hạn hợp đồng cho hơn 5.000 nhân viên được tuyển dụng trong năm 2023 trước khi ông nhậm chức.
Động thái này là một phần trong kế hoạch cắt giảm nhân sự được nhà lãnh đạo cánh hữu công bố kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 10/12 nhằm chuyển đổi nền kinh tế đang gặp khó khăn của Argentina. Các nhà chức trách cho biết hợp đồng của các nhân viên chính phủ khác, những người được thuê trước năm 2023, cũng sẽ được xem xét lại.
Với tỷ lệ lạm phát dự kiến đạt khoảng 200% vào cuối năm nay, tân Tổng thống Milei đã cam kết cắt giảm các quy định và nhân viên chính phủ, đồng thời cho phép tư nhân hóa các ngành công nghiệp nhà nước như một cách để thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư.
Việc cắt giảm đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối nhưng tân Tổng thống tuyên bố sẽ tiếp tục triển khai mục tiêu.
"Mục tiêu là để bắt đầu xây dựng lại đất nước của chúng ta, trả lại tự do và quyền tự chủ cho các cá nhân và chuyển đổi số lượng lớn các quy định đã ngăn cản, làm đình trệ tăng trưởng kinh tế", ông Milei nhấn mạnh.
Các biện pháp mới nhằm giảm thâm hụt tài chính của Argentina mà ông Milei công bố còn bao gồm giảm 50% giá trị đồng nội tệ peso xuống còn 800 peso/USD, cắt giảm trợ cấp năng lượng và hủy đấu thầu các công trình công cộng.
Argentina, một trong những quốc gia sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, đang phải đối mặt hàng loạt khó khăn kinh tế như tỷ lệ lạm phát gần 150%, trong khi tỷ lệ đói nghèo vượt quá 40% dân số.
Argentina lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 2018 dưới thời Tổng thống Mauricio Macri và đã phải viện tới sự hỗ trợ của IMF. Theo đó, IMF đã đồng ý cấp cho Argentina khoản vay tín dụng lên tới 57 tỷ USD, mức cho vay cao nhất trong lịch sử của IMF. Chỉ tính riêng trong nửa cuối năm 2023, Argentina cần các khoản tạm ứng trị giá 10,6 tỷ USD nhằm tăng dự trữ của ngân hàng trung ương và củng cố tài khóa theo yêu cầu của IMF. Trong khi đó, đợt hạn hán nghiêm trọng trong thời gian gần đây đã khiến kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này thiệt hại khoảng 20 tỷ USD.
Tân Tổng thống Argentina: Cờ đã đến tay Ngày 20/11, kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 tại Argentina xác nhận: Ông Javier Milei, ứng viên theo đường lối cực hữu, đã trở thành tân Tổng thống Argentina, với 56% số phiếu bầu. Tuy nhiên, ngay sau hào quang chiến thắng, ông sẽ lập tức phải đối diện với những thách thức vô cùng khó khăn. Một...