Tổng thống Ấn Độ và Phu nhân tới Đà Nẵng
Tông thông nươc Công hoa Ân Đô, Ram Nath Kovind va Phu nhân thăm câp Nha nươc Viêt Nam tư ngay 18-21/11/2018 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 18/11, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Phu nhân đã đến TP Đà Nẵng, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 18-21/11/2018 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tại Đà Nẵng, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Phu nhân sẽ gặp lãnh đạo của Đà Nẵng. Sau đó sẽ thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) và thăm Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam). Sau đó, Tổng thống Ấn Độ và Phu nhân cùng đoàn đại biểu sẽ ra Hà Nội.
Được biết, Ấn Độ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 07/01/1972. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế sau này.
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại New Delhi. Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ. Hai bên chính thức thiết lập quan hệ “Đối tác Chiến lược” (9/2007) và nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (9/2016), phản ánh sự phát triển sâu rộng, tin cậy và hiệu quả của quan hệ song phương. Trong Năm Hữu nghị 2017, hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược.
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt và hiệu quả, trở thành trụ cột quan trọng và chiến lược. Hợp tác quốc phòng mở rộng trong cả 3 quân binh chủng hải, lục, không quân và tập trung vào 3 lĩnh vực đào tạo, công nghiệp quốc phòng và tàu thăm viếng. Hai nước cũng tăng cường tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, khoa học hình sự, phòng chống ma túy, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, chống khủng bố.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đón Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng dần qua các năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng bình quân 16%/ năm trong giai đoạn 2008-2013. Tính đến hết tháng 5/2018, tổng vốn đăng ký đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam đạt 816 triệu USD, với 182 dự án đầu tư, đứng thứ 28/126 quốc gia/ vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (riêng 5 tháng đầu năm 2018, đạt 67 triệu USD).
Ấn Độ hỗ trợ phát triển không hoàn lại (ODA) và các khoản tín dụng ưu đãi cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh tế, luật, tiếng Anh…thông qua nhiều học bổng ngắn hạn và dài hạn. Ấn Độ đã thành lập Trung tâm đào tạo nguồn lực chất lượng cao về công nghệ thông tin và truyền thông tại Hà Nội, Trung tâm tiếng Anh tại Đà Nẵng.
Video đang HOT
Hợp tác văn hóa – giáo dục có sự phát triển lâu dài với việc thành lập Trung tâm Văn hóa Ấn Độ và Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Hà Nội (2016) và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam tại New Delhi (3/2018). Những năm gần đây, lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam đã có mức tăng ấn tượng, trung bình 17% năm trong giai đoạn 2010 – 2016.
Quang cảnh buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Ram Nath Kovind và lãnh đạo Đà Nẵng.
Đối với Đà Nẵng, đã đón nhiều đoàn thị trưởng thành phố, các hiệp hội, tàu hải quân từ Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu từ Đà Nẵng sang Ấn Độ năm 2017 ước đạt 1,7 triệu USD, tăng 10% so với năm 2016; 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,5 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến tháng 9/2018 có 02 dự án FDI của Ấn Độ đăng ký đầu tư tại Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư 13,5 triệu USD.
Hàng năm, thông qua Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ dành các suất học bổng trên nhiều lĩnh vực như đào tạo tiếng Anh ngắn hạn, công nghệ thông tin, môi trường, khoa học… trong Chương trình Hợp tác Kinh tế – Kỹ thuật Quốc tế (ITEC) cho cán bộ thành phố Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật tại Đà Nẵng.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng và Học viện Bảo tàng quốc gia về lịch sử nghệ thuật, bảo tồn và bảo tàng học, Ấn Độ đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về biên soạn và xuất bản ca-ta-lô “Điêu khắc Chăm của Việt Nam và mối quan hệ với Nghệ thuật Ấn Độ” nhằm nghiên cứu về 50 hiện vật điêu khắc thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (6/2013).
Dự kiến, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind sẽ thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng).
Hiện nay, Bảo tàng đang phối hợp với Bảo tàng quốc gia Ấn Độ nghiên cứu, biên soạn sách giới thiệu mối quan hệ giữa nghệ thuật điêu khắc Chăm và nghệ thuật Ấn Độ, chuẩn bị in tại Ấn Độ cuối năm 2018.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ, năm 2007, dự án ODA về thành lập Trung tâm Đào tạo tiếng Anh Việt Nam – Ấn Độ thành phố Đà Nẵng do Chính phủ Ấn Độ tài trợ và UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ vốn đối ứng đã được Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng tiếp nhận và triển khai thực hiện. Trung tâm đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 14/02/2009, hiện đang hoạt động tại số 186 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng.
Ngày 02/10/2014, Hội hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ tại thành phố Đà Nẵng được thành lập nhằm mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Đà Nẵng nói riêng với nhân dân Ấn Độ.
P.V
Theo toquoc
Làn sóng cáo buộc quấy rối tình dục "ập" vào quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ
Ông Mobashar Jawed Akbar, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ và là một cựu biên tập viên có tiếng đã bị ít nhất 12 đồng nghiệp nữ cáo buộc sàm sỡ và quấy rối tình dục. Ông Akbar, 67 tuổi, là một trong những quan chức cấp cao được nhắc đến liên tục 2 tuần qua trong một làn sóng cáo buộc hành vi quấy rối tình dục của phụ nữ Ấn Độ hay được ví như phong trào #MeToo của Ấn Độ.
Ông Akbar là một nhân vật được nhiều người biết đến với hàng chục năm làm phóng viên và biên tập viên của nhiều tờ báo, có quan hệ thân cận với cựu Thủ tướng Rajiv Gandhi và hiện giờ là Quốc vụ khanh theo đạo Hồi duy nhất trong chính phủ Ấn Độ.
Ông Mobashar Jawed Akbar cho rằng các cáo buộc là "giả dối và vô căn cứ"
12 phụ nữ đồng loạt lên tiếng
Quan chức này đã im lặng kể từ khi lời buộc tội đầu tiên xuất hiện hôm thứ ba tuần trước, khi nhà báo Priya Ramani công khai rằng ông Akbar chính là biên tập viên giấu tên - người có hành vi quấy rối tình dục cô này trong bài báo cô viết cho Vogue năm 2017. Kể lại chuyện này trên Twitter đầu tuần trước, Priya Ramani kể cô có hẹn phỏng vấn với ông ta trong một phòng khách sạn ở Mumbai.
"Hóa ra ông là một kẻ săn mồi có năng khiếu như sáng tác vậy. Tôi 23 tuổi, ông 43 tuổi. "Hãy ngồi xuống đây", ông chỉ xuống một góc nhỏ rất gần mình. Tốt thôi, tôi trả lời với một nụ cười căng thẳng. Đêm đó tôi trốn thoát. Ông thuê tôi, tôi đã làm việc cho ông nhiều tháng mặc dù tôi thề rằng tôi sẽ không bao giờ ở trong phòng một mình với ông nữa", cô viết.
Sau khi nữ nhà báo Ramani phá vỡ im lặng, ít nhất 11 phụ nữ khác đã lên tiếng tố cáo ông Akbar. Gần đây nhất là trường hợp Majlie de Puy Kamp, một phóng viên của CNN ở New York, cho biết, ông Akbar đã ép buộc cô phải hôn vào năm năm 2007, khi cô là một thực tập sinh 18 tuổi tại tờ Thời đại châu Á mà ông này công tác. "Những gì ông ấy làm thật đáng khinh, vượt qua ranh giới, phản bội lại sự tin tưởng của tôi", cô Majlie de Puy Kamp nói với Huffington Post Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi không bình luận về những cáo buộc này nhưng Bộ trưởng Dệt may, Smirti Irani, hôm 11-10 đã kêu gọi ông Akbar "nói về vấn đề này". "Bất cứ ai định nói ra không nên xấu hổ, không sợ trở thành nạn nhân hay sẽ bị chế nhạo", nữ Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông Amit Shah, Chủ tịch đảng cầm quyền Bharatiya Janata mà Quốc vụ khanh Akbar là thành viên cho biết sẽ xem xét liệu các cáo buộc đúng hay sai.
Làn sóng mới của phong trào #MeToo
Trước thời điểm ông Akbar trở lại Ấn Độ hôm 14-10 sau chuyến công tác tại Nigeria, một số phương tiện truyền thông cho rằng ông sẽ từ chức hoặc bị đình chỉ công việc để điều tra. Tuy vậy, ngay khi về nước, vị Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao khẳng định các cáo buộc là "giả mạo và bịa đặt" đồng thời nghi ngờ đó là một phần của âm mưu chính trị trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2019. "Tại sao cơn bão này lại tăng lên vài tháng trước cuộc tổng tuyển cử? Liệu có phải một chương trình nghị sự không? Bạn hãy là người phán xử". Ông Akbar nói sẽ có hành động pháp lý để bảo vệ tên tuổi của mình.
Việc xử lý các cáo buộc đối với vị quan chức này sẽ được xem như là một chỉ báo quan trọng cho phong trào #MeToo đang lên ở Ấn Độ. Harinder Baweja, một trong những phụ nữ đã cáo buộc ông Akbar, đã viết trên Twitter rằng phản ứng của ông cùng đe dọa về hành động pháp lý thật "vô lý". "Tất cả phụ nữ có liên quan đế cố gắng vượt qua sự cố trong 2-3 năm để bây giờ được khuyến khích chia sẻ nỗi đau, liệu họ có để tâm đến tổng tuyển cử", cô viết.
Trong 2 tuần qua, hơn một chục nhà báo, diễn viên và nhạc sĩ Ấn Độ đã bị "tố" về những hành vi liên quan đến quấy rối, từ cách hành xử không thích hợp cho đến bạo lực tình dục. Chetan Bhagat, tác giả có sách thuộc hàng bán chạy nhất, đã phải xin lỗi công chúng sau khi một người phụ nữ đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn cho thấy ông ta nói rằng đang muốn "cưa" cô. Trong khi, nam diễn viên Alok Nath có nguy cơ thất nghiệp sau khi bị buộc tội cưỡng hiếp nhà biên kịch Vinta Nanda dù anh này bác bỏ cáo buộc.
"Ngòi nổ" lớn nhất cho phong trào #MeToo của Ấn Độ phải kể đến vụ cựu diễn viên Bollywood Tanushree Dutta công khai tố cáo cô bị ngôi sao Nana Patekar, bạn diễn trong một bộ phim năm 2008 tấn công tình dục.
Theo anninhthudo
Ấn Độ thống nhất mua tên lửa S-400 từ Nga, Mỹ tuyên bố bất ngờ Vài tiếng sau khi Ấn Độ và Nga ký kết thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa phòng không S-400, Mỹ đã đáp lại rằng họ sẽ không vội trừng phạt với Ấn Độ và không có ý định gây tổn hại đến khả năng quốc phòng của các đối tác. Theo hãng tin Sputnik, Ấn Độ đã chấp thuận thỏa thuận...