Tổng thống Ấn Độ tham quan khu Thánh địa Mỹ Sơn
Ngày 19.11, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind cùng phu nhân đã đặt chân đến tham quan khu di tích đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước 3 ngày (từ 18 – 20.11) của Tổng thống Ấn Độ tại Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Phát biểu tại buổi lễ đón tiếp Tổng thống Ấn Độ, ông Nguyễn Ngọc Quang – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đã gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Ấn Độ va cá nhân ngai Tông thông vì đã và đang tài trợ dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu Di tích Mỹ Sơn. Qua đó, giúp hồi sinh lại diện mạo các khu di tich đền tháp Mỹ Sơn đang có nguy cơ trở thành phế tích.
Tổng thống Ấn Độ (áo trắng) cùng phu ân đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn
“Thay mặt lãnh đạo địa phương, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Ấn Độ va cá nhân ngai Tông thông vê sự hỗ trợ quy bau cho tỉnh Quảng Nam, cùng các chuyên gia, nhà khoa học Ấn Độ đã giúp đỡ nhiệt tình trong công tác tu bổ, tôn tạo khu di tich đền tháp Mỹ Sơn – công trình kiến trúc bằng gạch nung và đá sa thạch, được xây dựng từ thê kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII”, ông Quang nói.
Tổng thống Ấn Độ thăm các đền tháp Chăm Pa tại Mỹ Sơn.
Video đang HOT
Sau khi thăm quan Thánh địa Mỹ Sơn, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind chia sẻ: “Đó là trung tâm hàng đầu của vương quốc Chăm Pa. Sự tồn tại của nó xuất phát từ tư tưởng triết học của đạo Hindu ở Ân Độ. Điểm nhấn chính là vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi đền được thiết kế tinh tế bởi các nhà nghiên cứu Chăm với các hoa văn thể hiện văn hóa một cách đa dạng và phong phú, nó đã để lại một dấu ấn sâu sắc đối với tôi, là một trải nghiệm không thể nào quên được”.
Được biết, thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ được ký kết vào năm 2014, Chính phủ Ấn Độ đã và đang tài trợ dự án “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu Di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, giúp hồi sinh lại diện mạo các Khu di tich Đền tháp Mỹ Sơn đang có nguy cơ trở thành phế tích.
Tổng thống Ấn Độ trồng cây lưu niệm tại Thánh địa Mỹ Sơn.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi rất mong chuyến thăm này của ngài Tổng thống và phu nhân cùng các vị khách quý sẽ có được ấn tượng tốt đẹp vê vung đât va con ngươi Quang Nam, đồng thời tin tưởng rằng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ hiệu quả của Chính phủ Ấn Độ trong việc trùng tu, tôn tạo quần thể di tích văn hóa hết sức giá trị này của Thánh địa Mỹ Sơn”.
Theo Danviet
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân ven sông đối mặt với nguy cơ sạt lở nghiêm trọng
Thấp thỏm, lo âu là tâm trạng mà nhiều hộ dân ở đội 8, đội 9, thôn An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đang phải đối mặt khi tình trạng sạt lở ven sông ngày càng diễn ra nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần.
Nhiều hộ dân ở đội 8, đội 9 thôn An Lạc, xã Duy Thành (Duy Xuyên) lo lắng trước nguy cơ sạt lở ngày càng tiến sát đến nhà ở - ảnh: Bùi Minh
Mép sông cách nhà ở 12m, có nhà chỉ khoảng 6-7m, ông Nguyễn Qúy - thôn An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) chưa bao giờ nghĩ, gia đình mình lại có ngày phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ như lúc này. Chứng kiến nhiều hecta đất sản xuất nông nghiệp bị mất do tình trạng sạt lở ven sông mỗi mùa mưa lũ đến, giờ thì căn nhà kiên cố mà ông và gia đình đang ở cũng nằm trong nguy cơ sạt lở trong nay mai nếu không có biện pháp ngăn chặn.
"Thật sự chúng tôi rất lo lắng vì không có cách nào để ngăn chặn tình trạng sông đang ăn mòn vào đất nhà ở như hiện nay. Nhiều hộ dân ở đây bảo nhau trồng tre, lau ở khu vực gần mép sông để hạn chế sạt lở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Chỉ mong sao xã có kiến nghị lên cấp trên đầu tư xây dựng bờ kè ở khu vực này, để những hộ dân ven sông như chúng tôi được yên tâm an cư, làm ăn, sinh sống" - ông Qúy khẩn thiết.
Với hơn 6.250 nhân khẩu trên toàn xã, ông Lê Tấn Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết: Địa phương hiện đang có hơn 250 hộ ven sông ở tổ 18-19, thuộc đội 8 và đội 9, thôn An Lạc bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc sạt lở đất ven sông, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần. Ông Bảo cũng cho biết, đây là đoạn sông Ly Ly, nước đổ từ Hương An về, nên lưu lượng nước rất lớn. Mỗi khi bão lũ xảy ra, đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì vậy, ông Bảo cho rằng, "việc xây dựng bờ kè chống xói lở đoạn qua thôn An Lạc, mà cụ thể là từ tổ 18 dọc đến tổ 22 là hết sức cần thiết. Bởi, khi kè được đoạn sông này, ngoài việc gìn giữ đất lở, sẽ bảo vệ được các hộ dân ở đây vì đất ở của họ đã gắn liền từ thuở xa xưa đến giờ. " - ông Bảo nói.
Những hàng tre được trồng giữ đất ven sông chực chờ đổ ụp xuống lòng sông - ảnh: Bùi Minh
Được biết, tại xã Duy Thành, sau khi đập para được thực hiện, để hạn chế việc xói lở đất, các cấp, ngành của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ cho địa phương này kè chống xói lở ở phần thượng lưu với chiều dài khoảng hơn 1.000m. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 2.500-3.000m đoạn ven sông Ly Ly và sông Bà Rén chưa được kè, đang trong tình trạng xói lở nghiêm trọng, nhất là thời gian gần đây. Điều đáng nói, đây cũng là khu vực có tuyến giao thông huyết mạch nối liền từ xã Duy Thành (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Giang (huyện Thăng Bình). Vì vậy, theo UBND xã Duy Thành, nếu đoạn sông này không được kè chống xói lở, không chỉ có 250 hộ dân thuộc đội 8, đội 9 của thôn An Lạc bị ảnh hưởng, mà về lâu dài sẽ có trên 600 hộ dân của thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc xói lở đất ven sông, ảnh hưởng đến cuộc sống, an cư của người dân.
Chứng kiến từng hecta đất sản xuất nông nghiệp bị xói lở, cuốn theo dòng sông, ông Trần Văn Hùng - thôn An Lạc không khỏi tiếc nuối "Người dân ở đây lâu nay chỉ sống bằng nghề nông, mất đất sản xuất, cũng đồng nghĩa với việc miếng cơm manh áo ngày càng khó khăn hơn. Con cái lớn lên cũng phải đi nơi khác làm ăn chứ không thể trông vào đồng ruộng. Cuộc sống đã khó, nay lại càng bấp bênh, không biết tương lai rồi sẽ ra sao nếu sông cứ xói lở vào đến đất ở như thế này" - ông Hùng lo lắng.
Dòng sông ngày càng ăn sâu vào khu dân cư, nhất là sau mỗi mùa mưa lũ đổ về - ảnh: Bùi Minh
Được biết, cách đây hai năm, huyện Duy Xuyên đã đầu tư cho xã Duy Thành xây dựng bờ kè chắn cát, với kinh phí hơn 650 triệu đồng để ngăn cản cát xâm nhập vào đất nông nghiệp khi lũ về. Theo lãnh đạo xã Duy Thành, từ khi có bờ kè chắn cát này, hiện tượng bồi lấp cát ở địa phương đã giảm đáng kể so với trước. Sản xuất nông nghiệp từ đó cũng dần ổn định. Tuy nhiên, vấn đề chống sạt lở ven sông ở khu dân cư và các hạng mục gắn với khu dân cư trên địa bàn xã thì hiện vẫn chưa được quan tâm, đầu tư, dẫn đến sự lo lắng trong nhân dân, nhất là người dân ở thôn An Lạc.
Sẵn sàng chuẩn bị phương án di dời dân trước mùa mưa bão đang cận kề, ông Lê Tấn Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Thành cho biết, trước mắt, địa phương đã xây dựng phương án di dời dân lên các vùng đảm bảo an toàn khi có bão lũ xảy ra. Theo đó, nếu có bão lũ, địa phương sẽ cương quyết di dời hơn 350 hộ ven sông có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn theo phương châm di dời đến các nhà kiên cố, an toàn ở cùng khu vực hoặc các cơ sở nhà nước như ủy ban nhân dân, trường học, trạm y tế... Trong đó, do tài sản của họ còn ở đó nên ưu tiên người già, trẻ em và phụ nữ buộc phải di dời sớm khi có mưa lũ xảy ra, gắn chặt nhiệm vụ đảm bảo tài sản, tính mạng của nhân dân.
"Cùng với việc kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ các cấp, ngành chức năng của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam về việc xây dựng bờ kè ven sông ở khu dân cư thôn An Lạc, hiện địa phương cũng đang bố trí một khu đất để di dời các hộ dân bị xói lở hoặc có nguy cơ bị xói lở trên địa bàn ở khu vực ven sông này có nguyện vọng để về đó sinh sống, tái định cư, ổn định lâu dài." - ông Bảo cho biết thêm.
BÙI MINH
Theo baodansinh
Quảng Nam: Tàu cá bốc cháy ngùn ngụt khi đang neo đậu tại âu thuyền Sáng 25.9, ông Nguyễn Tấn Nam - Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy làm thiêu rụi tàu cá xảy ra trên địa bàn. Theo ông Nam, vào khoảng 19h, ngày 24.9, tàu cá QNa 94321 công suất 400CV, do ông Lâm Xuân Khứ (45...