Tổng thống Ai Cập và các cộng sự bị bắt giam
Tổng thống bị lật đổ của Ai Cập Mohamed Morsi hiện đang bị giam giữ tại một cơ sở của quân đội cùng các đồng minh thân cận. Cảnh sát Ai Cập cũng đã ra lệnh bắt giữ 300 lãnh đạo và thành viên của phong trào Anh em Hồi giáo của ông Morsi.
Ông Mohammed Morsi (giữa) bị lật đổ chỉ 1 năm sau khi lên nắm quyền
Thông tin vừa được một thành viên cấp cao của phong trào Anh em Hồi giáo xác nhận với hãng tin AFP sáng nay.
“Morsi và toàn bộ đội ngũ cộng sự của Tổng thống đang bị quản thúc tại câu lạc bộ vệ binh cộng hòa của Tổng thống”, Gehad El-Haddad, con trai của một cộng sự thân cân hàng đầu của ông Morsi khẳng định.
Cha của Haddad là Essam El-Haddad, một người được xem như cánh tay phải của ông Morsi, cũng nằm trong số những người bị bắt giữ, Haddad cho biết thêm.
Hiện người phát ngôn của quân đội Ai Cập chưa có bình luận gì về thông tin ông Morsi bị bắt. Trong khi đó, vẫn theo AFP, các cộng sự cấp cao của ông Morsi đều đã tắt điện thoại. Các nhân viên khác trong dinh tổng thống, những người bị chia tách khỏi ông Morsi trước đó cho biết họ đã mất liên lạc với vị Tổng thống.
Video đang HOT
Một vị tướng cảnh sát thì xác nhận với AFP rằng các lực lượng an ninh đang truy bắt 300 lãnh đạo và thành viên của phong trào Anh em Hồi giáo.
Cảnh sát đến nay đã bắt giữ Saad al-Katatni, người đứng đầu đảng Tự do và Công lý của ông Morsi và Rashad Bayoumi, phó lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo, vị tướng trên cho biết.
Trong tối qua,tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi đã tuyên bố tạm đình chỉ hiến pháp và bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án hiến pháp Tối cao, ông Adly Mansour, làm lãnh đạo lâm thời của Ai Cập. Ông Mansour sẽ tuyên thệ nhậm chức trong ngày hôm nay.
Theo kênh truyền hình Aljazeera, trong bài phát biểu trên truyền hình với sự có mặt của các lãnh đạo quân đội, lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật chính trị, ông Sisi kêu gọi tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội, thành lập ủy ban rà soát hiến pháp và một ủy ban hòa giải dân tộc với sự tham gia của các phòng trào thanh niên.
Theo Dantri
Quân đội Ai Cập không nắm quyền sau đảo chính
Quân đội Ai Cập tuyên bố đứng ngoài chính trị và sẽ không nắm quyền sau khi đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Ngày 3/7, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, và các lực lượng an ninh đã cấm ông ra nước ngoài, bắt giữ một loạt các quan chức cấp cao của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, đồng thời đột kích các đài truyền hình trong quá trình phát sóng.
Quân đội Ai Cập cũng đã phát lệnh bắt giữ đối với 300 thành viên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, trong khi lực lượng an ninh đang chuẩn bị giải tán các cuộc biểu tình ủng hộ ông Morsi trên toàn Ai Cập.
Quân đội Ai Cập được điều động để tham gia đảo chính
Một phát ngôn viên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo cho biết cựu Tổng thống Morsi và trợ lý Essam El-Haddad đang bị giam giữ trong một tòa nhà của các cận vệ Tổng thống.
Tướng Abdul Fatah Khalil al-Sisi, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập (EAF) tuyên bố về quyết định lật đổ Tổng thống Morsi: "EAF đã, đang và sẽ luôn tuyên bố tách biệt khỏi các thế lực chính trị. Nhân dân Ai Cập đã kêu gọi quân đội giúp đỡ chứ không phải để nắm quyền, cũng không phải để chối bỏ trách nhiệm dân sự của mình."
Tướng Abdul Fatah Khalil al-Sisi, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập
"Chúng tôi tuyên bố tạm đình chỉ hiến pháp, Chánh án tòa án Hiến pháp sẽ công bố bầu cử sớm và giai đoạn quá độ cho đến khi bầu ra một Tổng thống mới. Chánh án tòa Hiến pháp sẽ nắm quyền lực Tổng thống. Một chính phủ kỹ trị có đầy đủ năng lực sẽ được thành lập."
Trong bối cảnh đó, các tướng lĩnh cấp cao của Ấn Độ đã thông báo cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey qua điện thoại rằng Ai Cập sẽ sớm quay trở lại với chế độ dân sự.
Cố vấn an ninh quốc gia Ai Cập Essam El-Haddad tuyên bố "không cuộc đảo chính quân sự nào xảy ra mà không có đổ máu" và thừa nhận quân đội và cảnh sát có thể sử dụng vũ lực để giải tỏa các đường phố ở Cairo.
Một chiếc trực thăng quân sự bay trên đoàn người biểu tình phản đối ông Morsi
Thông qua trang Twitter của mình, cựu Tổng thống Morsi đã kêu gọi người dân Ai Cập chống lại cuộc đảo chính này trong hòa bình và không sử dụng vũ lực.
Binh lính và sĩ quan quân đội đã được triển khai đến các địa điểm trọng yếu và các giao lộ trên toàn Ai Cập, trong đó có kênh đào Suez và đường cao tốc Alexandria. Hàng trăm binh lính đã tham gia vào một cuộc diễu binh gần dinh Tổng thống.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa cẩn thận tránh dùng từ "đảo chính quân sự" trong bài phát biểu của mình vừa kêu gọi các lực lượng an ninh Ai Cập "không bắt giữ tùy tiện Tổng thống Morsi và những người ủng hộ".
Theo 24h
Thế giới Arab phản ứng trái chiều về đảo chính ở Ai Cập Việc quân đội Ai Cập lật đổ tổng thống Mohammed Morsi gây ra những phản ứng trái chiều, từ vui mừng tới giận dữ, sửng sốt tại các nước Arab vốn đang bị chia rẽ. Ông Mohammed Morsi trong cuộc tranh cử tổng thống. Ảnh: AP Tại Syria, nơi một cuộc nổi loạn chống Tổng thống Bashar al-Assad cách đây hơn hai năm...