Tổng thống Ai Cập lần đầu công du châu Âu củng cố tính hợp pháp
Tổng thống Ai Cập Abdel alSisi ngày 25/11 tới thủ đô Paris bắt đầu chuyến thăm Pháp 2 ngày.
Chuyến thăm châu Âu đầu tiên trên cương vị Tổng thống của ông al- Sisi được xem là nhằm củng cố tính hợp pháp quốc tế, với chương trình nghị sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực.
Sau Italy, Pháp là chặng dừng chân thứ 2 của ông al- Sisi trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền tại Ai Cập hồi tháng 7/2013 và chính thức trở thành Tổng thống Ai Cập sau các cuộc bầu cử hồi tháng 5 vừa qua.
Tổng thống Ai Cập Abdel al- Sisi (Ảnh AP)
Dự kiến trọng tâm các cuộc thảo luận sẽ là các vấn đề kinh tế và an ninh khu vực, tức là các vấn đề liên quan tới “cơm ăn áo mặc” cho người dân Ai Cập và vị thế của quốc gia Trung Đông này.
Theo các nhà phân tích, đây là những vấn đề vừa có thể giúp nhà lãnh đạo Ai Cập ghi điểm trong mắt người dân Ai Cập, lại vừa có thể giúp nước này lấy lại sự tự tin trong các hồ sơ quốc tế.
Dù chưa thể lập tức thay đổi ấn tượng của những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi sau các cuộc trấn áp làm hơn 1.400 người thiệt mạng và 15.000 người bị bắt giữ hồi giữa năm ngoái và chính sách có phần cứng rắn sau khi lên nắm quyền, song theo Chính phủ Italy, Tổng thống al- Sisi vẫn là “một đối tác chiến lược không thể phủ nhận” và theo Chính phủ Pháp là “một nước lớn, một đối tác lớn”.
Video đang HOT
Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã đánh giá Ai Cập là một tác nhân quan trọng tại khu vực, có nhiều đóng góp trong giải quyết các vấn đề nóng hiện nay như cuộc khủng hoảng tại Libya, vốn bị xem là một lò thuốc súng có thể gây ảnh hưởng tới an ninh khu vực và quốc tế.
“Ai Cập là một đối tác chiến lược không thể phủ nhận, với nhiều đóng góp tích cực cho an ninh khu vực và quốc tế. Italy và Ai Cập vẫn đang hợp tác nhằm ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố từ Libya, cũng như thúc đẩy một Libya đoàn kết, đảm bảo an ninh và ổn định khu vực”, ông Renzi nói.
Thời gian gần đây, dù đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh và kinh tế, song Ai Cập dưới sự lãnh đạo của ông al- Sisi đang dần khẳng định lại vị thế quan trọng của mình ở Trung Đông- Bắc Phi.
Ai Cập tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược với Mỹ, phương Tây và các đồng minh trong khối Arab, đồng thời tích cực tham gia giải quyết các vấn đề, điểm nóng ở khu vực, như: Tiến trình hòa bình Trung Đông, vấn đề Libya, Iraq, cuộc chiến chống IS…
Thậm chí nhiều nhà phân tích còn cho rằng, nhiều vấn đề nóng trong khu vực, nếu không có vai trò của Ai Cập, thì sẽ rất khó khăn để các bên liên quan đạt được một giải pháp toàn diện.
Đơn cử trong vấn đề Syria, Ai Cập được đánh giá là quốc gia khu vực duy nhất có khả năng làm cầu nối giữa chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad với lực lượng đối lập hay trong giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và phong trào hồi giáo vũ trang Hamas ở dải Gaza.
Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận những bất ổn trong nước và đặc biệt là những chính sách cứng rắn của ông al- Sisi với những người ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo đã ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh của chính quyền al- Sisi.
Dù sau cuộc chính biến lật đổ chế độ Morsi, Ai Cập đã tuân thủ nghiêm ngặt một lộ trình rõ ràng và minh bạch, biểu thị quyết tâm của Chính phủ muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân Ai Cập, song sự phân cực trong xã hội Ai Cập và thù hận trong chế độ Morsi vẫn còn khắc sâu trong tâm trí và cảm xúc của người dân Ai Cập.
Cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 5 vừa qua là một minh chứng rõ ràng nhất, dù giành chiến thắng áp đảo, song số cử tri đi bầu thấp phủ bóng đen lên ánh hào quang chiến thắng của ông al- Sisi. Không chỉ trong nước, ở bên ngoài, vẫn còn một số nước công khai thể hiện sự không đồng tình với chính quyền Tổng thống al- Sisi.
Đơn cử là Chính phủ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ tới này vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của ông al- Sisi. Dù từng là những đồng minh trong quá khứ, nhưng quan hệ giữa hai nước này hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Chính vì thế, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông al- Sisi tới châu Âu trên cương vị Tổng thống được xem là nhằm củng cố tính hợp pháp của ông sau cuộc bầu cử vừa qua. Nếu nhận được sự ủng hộ của quốc tế, ông al- Sisi sẽ càng có thêm động lực để giải quyết các vấn đề an ninh trong nước cũng như khôi phục vị thế quốc gia./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Phiến quân Hồi giáo IS nghi bị đầu bếp đầu độc
- Lực lượng nổi dậy Syria (FSA) được cho là đã tiến hành đầu độc phiến quân Hồi giáo IS khiến cho 10 chiến binh IS thiệt mạng và hàng chục tên khác phải nhập viện.
Nguồn tin của FSA cho biết, nhóm gồm các quân nhân đào ngũ đang chiến đấu để lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad đã tiến hành một cuộc cách mạng chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.
1.200 tay súng IS nghi bị lực lượng nổi dậy Syria đầu độc.
Khoảng 10 tay súng IS được tin rằng đã thiệt mạng và gần 20 tên khác phải tới bệnh viện điều trị vì ngộ độc sau khi ăn trưa. Nhiều tờ báo của Syria ước tính số người chết vì ngộ độc thực phẩm có thể lên tới 100, tuy nhiên con số này chưa được xác nhận.
Nguồn tin từ FSA cũng tiết lộ kế hoạch này đã được chuẩn bị từ trước nhiều tuần lễ. Vụ việc xảy ra ở căn cứ Fath El-Sahel, nơi có gần 1.200 tay súng IS do đích thân đầu bếp thuộc lực lượng FSA đầu độc.
Đầu bếp sau đó đã đưa cả gia đình tới một khu vực an toàn ngoại ô thành phố Deir al-Zour của Syria do IS chiếm đóng, dưới sự giúp đỡ của những "nhà cách mạng" trên.
Trong khi đó, tờ Iraqi News đưa tin một công dân Iraq đã cố gắng đầu độc bốn thành viên IS bằng trà tại một trong những chốt kiểm tra. 4 tay súng Hồi giáo đã phải nhập viện khẩn cấp, trong khi phiến quân IS đang lục tung nhà của người đàn ông phục vụ ấm trà có độc.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ảo mộng kinh hoàng của nữ binh Hồi giáo IS Một phụ nữ trẻ bỏ trốn khỏi nhóm &'Nhà nước Hồi giáo' mới đây đã giải thích vì sao cô từng là thành viên của tổ chức khủng bố này. Một cuộc phỏng vấn bí mật mới đây của kênh truyền hình CNN hôm 5/10 với một phụ nữ người Syria, 25 tuổi, đã phần nào làm sáng tỏ vào hàng ngũ bên...