Tổng thống Ai Cập cảnh báo âm mưu ‘kiểm soát Libya’
Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi cảnh báo các ý định “kiểm soát” nước láng giềng Libya, trong bối cảnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ sẵn sàng đưa quân vào Libya nếu được chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) đề nghị.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi phát biểu tại một diễn đàn ở Aswan, Ai Cập ngày 11/12/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập (Al Ahram) ngày 17/12 dẫn lời Tổng thống Sisi phát biểu với báo giới một ngày trước đó khẳng định: “Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai kiểm soát Libya… vì (việc này liên quan) vấn đề an ninh quốc gia của Ai Cập”.
Trước đó, ông Erdogan đã gặp Thủ tướng Libya Fayed al-Sarraj tại Istanbul ngày 15/12 vừa qua và đưa ra đề nghị trên, sau khi hai nước này từng ký các thỏa thuận hàng hải và quân sự hồi tháng trước – các văn kiện mà Bộ Ngoại giao Ai Cập cho là “bất hợp pháp”.
Libya đã bị chìm trong hỗn loạn và chia rẽ kể từ sau khi nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi bị sát hại năm 2011. Hiện nước này đang tồn tại song song hai chính quyền đối địch, ở miền Đông và ở thủ đô Tripoli. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ GNA, Ai Cập lại ủng hộ lực lượng do tướng Khalifa Hafta đứng đầu, lực lượng đang kiểm soát miền Đông và từ tháng 4 đến nay vẫn đang nỗ lực chiếm Tripoli. Tờ báo tư nhân Al Shorouk dẫn lời ông Sisi khẳng định Ai Cập “sẽ không bỏ rơi Quân đội Dân tộc Libya (LNA) của tướng Haftar”.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Ai Cập với Thổ Nhĩ Kỳ Ankara và Qatar đã trở nên căng thẳng sau khi ông Sisi lên nắm quyền năm 2013, lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi (Mô-ha-mét Mo-xi), người được cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Đức đánh giá cao vai trò của Ai Cập trong tháo gỡ khủng hoảng Libya
Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi. (Nguồn: Getty)
Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ai Cập Abel Fattah Al-Sisi thảo luận về các biện pháp nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Libya.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Merkel bày tỏ hy vọng sớm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Libya trong các cuộc đối thoại giữa các đảng phái ở quốc gia Bắc Phi này.
Bà cho biết Đức đánh giá cao vai trò then chốt của Ai Cập trong khu vực cũng như sự lãnh đạo hiện nay của Liên minh châu Phi (AU) - mà hiện Cairo đang là chủ tịch - đối với những tiến triển gần đây ở Libya.
Theo Thủ tướng Merkel, Đức đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị với sự tham gia của các đảng phái ở Libya vào cuối năm nay để có thể nhanh chóng tìm được một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột kéo dài 8 năm qua tại quốc gia Bắc Phi này.
Trong khi đó, về phần mình, Tổng thống Ai Cập Al-Sisi đã khẳng định lập trường cứng rắn của Cairo đối với cuộc khủng hoảng Libya.
Ông nhấn mạnh chống khủng bố, ổn định tình hình an ninh là những ưu tiên hàng đầu để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Nhà lãnh đạo Ai Cập cũng cảnh báo sự can thiệp bất hợp pháp từ nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Libya sẽ càng làm tình hình xấu thêm cũng như gây ra mối đe dọa đối với an ninh và ổn định cho toàn bộ khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.
Kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi, Libya vẫn đang trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang.
Hiện ở nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) do ông Fayed al-Sarraj đứng đầu được quốc tế công nhận hoạt động ở thủ đô Tripoli và được các nhóm dân quân hậu thuẫn.
Trong khi đó, lực lượng LNA của Tướng Khalifa Hafta ủng hộ chính quyền ở miền Đông.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi tướng Haftar được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp.
Tháng Tư vừa qua, lực lượng của Tướng Hafta đã phát động chiến dịch tấn công nhằm giành kiểm soát thủ đô Tripoli.
Xung đột leo thang kể từ đó đến nay đã làm 1.000 người thiệt mạng và 120.000 người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Liên hợp quốc đã ra nghị quyết kêu gọi các quốc gia có ảnh hưởng với các bên tham chiến tại Libya hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn và giải pháp chính trị cho cuộc xung đột./.
Theo Anh Đức (TTXVN/Vietnamplus )
Các nước NATO sử dụng vũ khí gì của Liên Xô? NATO rất lo lằng vì các nước thành viên sử dụng vũ khí Liên Xô và cố gắng loại bỏ các loại vũ khí này khỏi trang bị của các nước NATO. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô tiếp tục được sử dụng trong quân đội của các quốc gia...