Tổng thống Ai Cập cam kết từ bỏ đặc quyền
Tổng thống Mohamed Morsi tuyên bố sẽ từ bỏ các đặc quyền mới của mình ngay khi Ai Cập có một bản Hiến pháp mới.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Time của Mỹ, Tổng thống Morsi khẳng định, bản Tuyên bố Hiến pháp được ông ban hành hôm 22/11 sẽ ngay lập tức vô hiệu lực sau khi Ai Cập có Hiến pháp mới.
Ông cho biết, sẽ mất khoảng 2 tháng để soạn thảo và xem xét bản Hiến pháp mới trước khi đưa ra trưng cầu ý dân.
Tổng thống Morsi nhấn mạnh rằng, trọng trách của ông là chèo lái đất nước vượt qua thời kỳ quá độ hiện nay và bác bỏ những chỉ trích về việc ông thâu tóm quyền lực.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều tòa án cấp cao của Ai Cập đã đình công để chờ một phán quyết về tính hợp pháp của Tuyên bố Hiến pháp.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống Morsi đã bước sang ngày thứ 6 mà chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Video đang HOT
Hai người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do xung đột trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước này từ tuần trước.
Theo Tuyên bố Hiến pháp, các cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ ngày 30/6.
Đến khi Hiến pháp mới được thông qua và Quốc hội mới được bầu ra, bản Tuyên bố Hiến pháp trên mới vô hiệu lực.
Theo hãng tin chính thức của Ai Cập MENA, ngày 28/11, Hội đồng Hiến pháp nước này đã hoàn tất các cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp.
Tổng Thư ký Hội đồng Hiến pháp Amr Darrag cho biết, Hội đồng sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo cuối cùng này vào cuối ngày 29/11 và trình bản dự thảo được thông qua lên Tổng thống Morsi.
Dự kiến, trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 29/11, Tổng thống Morsi sẽ giải thích lý do ban hành Tuyên bố Hiến pháp gây tranh cãi và kêu gọi sự thống nhất của quốc gia.
Theo Tinngan
Tổng thống Ai Cập xuống thang trong cuộc đối đầu với ngành tư pháp
Áp lực từ làn sóng biểu tình rầm rộ toàn quốc đã buộc Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi và ngành tư pháp nước này chấp nhận thỏa hiệp nhằm chuyển hướng cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện có thể xảy ra.
Làn sóng biểu tình phản đối tổng thống tự cho ông quyền hạn gần như tuyệt đối đã bước sang ngày thứ ba liên tiếp.
Truyền thông nhà nước Ai Cập loan tin Tổng thống Morsi và giới lãnh đạo chóp bu của ngành tư pháp đã nhất trí tiến hành cuộc họp vào hôm nay để thảo luận về sắc lệnh Hiến pháp mới do ông Morsi ban hành cách đây 4 hôm nhằm che chắn mọi quyết định của ông khỏi sự xét duyệt của ngành tư pháp.
Trong tuyên bố phát đi ngày hôm qua, Văn phòng Tổng thống cho biết ông Morsi cam kết sẽ can dự với "tất cả các lực lượng chính trị" để đạt được lập trường chung về hiến pháp, đồng thời nhấn mạnh tới "tính tạm thời" của sắc lệnh mở rộng quyền lực vừa được ban hành hôm 22/11.
"Sắc lệnh này là cần thiết nhằm quy trách nhiệm cho những đối tượng tham nhũng, tội phạm dưới chế độ cũ cũng như trong giai đoạn chuyển tiếp", tuyên bố của Văn phòng Tổng thống nêu rõ.
"Tuy nhiên sắc lệnh này không nhằm thâu tóm quyền hành, mà chỉ có hiệu lực tạm thời trong thời gian chuyển giao quyền lực, để tránh chính trị hóa bộ máy tư pháp", tuyên bố cho biết thêm.
Sắc lệnh, hay còn được xem như tuyên bố Hiến pháp mới, quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng Lập hiến hoặc Hội đồng Shura (Thượng viện), đồng thời cũng không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 cho đến khi Hiến pháp mới được phê duyệt và Quốc hội mới được bầu ra.
Những người ủng hô Tổng thống Morsi cho rằng sắc lệnh này sẽ giúp châm dứt tình trạng hôn loạn trong nước, nhưng những người phản đôi chỉ trích đây là hành đông thâu tóm quyên lực, biên tông thông trở thành nhà đôc tài.
Người biểu tình ném đá trong cuộc đụng độ giữa hai phe ủng hộ và phản đối Tổng thống Morsi ở Alexandria ngày 23/11/2012.
Hàng trăm nghìn người dân Ai Cập ở cả hai phía đã đổ xuống đường biểu tình trên toàn quốc, đặc biệt là tại quảng trường Tahrir quen thuộc ở thủ đô Cairo, nơi đã từng nổ ra cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và giữa họ với cảnh sát cũng đã nổ ra khiến các lực lượng an ninh phải sử dụng hơi cay.
Trong khi đó, các thành viên ngành tư pháp lên kế hoạch đình công trên toàn quốc để phản đối sắc lệnh co hẹp quyền hạn của họ.
Trước nguy cơ bất ổn đang đe dọa đẩy xứ sở Kim Tự tháp vào vòng xoáy bất ổn mới chỉ 5 tháng sau khi ông Morsi được bầu làm Tổng thống, Hội đồng Tư pháp Tối cao Ai Cập đã kêu gọi chỉ áp dụng sắc lệnh này trong một số lĩnh vực nhất định.
"Sắc lệnh của Tổng thống nắm các quyền hạn mới chỉ nên được áp dụng cho các vấn đề về chủ quyền", Hội đồng Tư pháp Tối cao gợi ý.
Mặc dù không nói rõ ý nghĩa, nhưng tuyên bố đọc trên truyền hình yêu cầu các thẩm phán và công tố viên không tham gia đình công và trở lại làm việc.
Căng thẳng tại Ai Cập đã khiến chứng khoán nước này rớt giá gần 10% hôm Chủ nhật, ngày đầu tiên mở cửa kể từ khi Tổng thống Morsi nắm các quyền hạn mới.
Theo Dantri
Ngành tư pháp Ai Cập nổi dậy chống tổng thống Tổng thống Ai Cập Morsi đang đối mặt với "cuộc nổi dậy" của các thẩm phán, những người cáo buộc ông tự mở rộng quyền lực cho mình, càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng vốn đang gây ra bạo lực khắp đường phố và khoét sâu thêm sự chia rẽ ở nước này. Bạo động trước cửa Hội đồng Tư pháp...