Tổng thống Afghanistan tiết lộ thời khắc bỏ trốn trước bủa vây của Taliban
Cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã lên tiếng về quyết định khiến ông bị chỉ trích nặng nề khi rời khỏi đất nước vào thời điểm Taliban tiếp quản thủ đô Kabul.
Cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Sputnik).
Trong cuộc phỏng vấn với BBC được phát sóng vào ngày 30/12, cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi ông bỏ trốn khỏi đất nước, cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết sự ra đi đột ngột của ông là quyết định “khó khăn nhất” mà ông từng đưa ra.
Ông Ghani cho biết, thậm chí trong vài giờ trước khi lên máy bay và rời khỏi đất nước, ông vẫn không nghĩ rằng đó là ngày cuối cùng của ông ở quê nhà. Ông Ghani cùng vợ và các cộng sự thân cận đã bỏ trốn khỏi Afghanistan vào chiều 15/8. Khi đó, lực lượng Taliban đã bao vây phần lớn thủ đô Kabul và sự hoảng loạn bao trùm cả thành phố này.
Cựu tổng thống Afghanistan tiết lộ rằng nếu ông không rời đi, các nhân viên an ninh của dinh tổng thống sẽ bị sát hại.
“Họ không có khả năng bảo vệ tôi. Hai cánh của Taliban đang siết chặt lại từ hai hướng khác nhau. Khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn sẽ phá hủy thành phố 5 triệu dân và gây thiệt hại rất lớn cho người dân”, ông Ghani cho biết.
Ông Ghani nói rằng quyết định rời đi được đưa ra rất vội vàng và ông chỉ có chưa đầy “2 phút” để sẵn sàng cho chuyến bay rời khỏi đất nước.
Hơn 3 tháng sau, cựu tổng thống Afghanistan nhận ra rằng, ông đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích vì rời đi khi đất nước cần ông nhất.
Video đang HOT
“Sự nghiệp của tôi bị phá hủy. Giá trị của tôi bị chà đạp. Và tôi bị coi là vật tế thần”, ông Ghani nói.
Nhưng cựu tổng thống lại một lần nữa lên tiếng bảo vệ cho hành động rời khỏi đất nước của mình. “Tôi đã phải hy sinh bản thân để cứu Kabul”, ông nói.
Nhiều người Afghanistan tập trung tại sân bay ở thủ đô Kabul để chờ sơ tán ngày 16/8 (Ảnh: AFP).
Taliban đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul chỉ vài giờ sau khi ông Ghani bỏ trốn và lực lượng an ninh của ông sụp đổ hoàn toàn.
3 ngày sau khi rời khỏi Afghanistan, ông Ghani xuất hiện ở Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và sống ở đó cho đến nay.
Cựu Tổng thống Ghani cho biết kế hoạch ban đầu của ông là rời Kabul đến Khost, một tỉnh ở đông nam Afghanistan, nơi đặt trụ sở của lực lượng dân quân do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn, hay còn được gọi là Lực lượng Bảo vệ Khost. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi vì Khost rơi vào tay Taliban.
Ông Ghani cũng bác bỏ những cáo buộc cho rằng, ông đã ôm theo hàng triệu USD biển thủ khi chạy trốn khỏi đất nước. Trước đó, hãng tin Dailymail dẫn các nguồn thạo tin nói rằng, ông Ghani đã ra nước ngoài cùng với số tiền khoảng 169 triệu USD. Người phát ngôn Đại sứ quán Nga tại Afghanistan Nikita Ishenko cũng cho biết, ông Ghani chạy khỏi Kabul cùng với “4 ô tô chất đầy tiền”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Ghani cũng đề cập đến lời xin lỗi được viết bằng tiếng Anh mà ông đã đăng trên Twitter hồi tháng 9. Ông Ghani nói rằng việc rời khỏi thủ đô Kabul là “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời”, nhưng ông tin rằng “đó là cách duy nhất để các họng súng im lặng, đồng thời cứu Kabul và 6 triệu người dân thành phố”.
Vào thời điểm đó, lời xin lỗi của cựu tổng thống đã không được chấp nhận bởi nhiều người Afghanistan vẫn đang phẫn nộ về việc ông đột ngột bỏ trốn. Nhiều người chỉ trích ông đã phản bội đất nước mà ông lãnh đạo trong gần 8 năm.
Những người chỉ trích đã đổ lỗi cho ông Ghani vì cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại Afghanistan. Họ cho rằng chính quyết định rời khỏi đất nước của cựu tổng thống đã làm chệch hướng một thỏa thuận then chốt mà lẽ ra có thể ngăn Taliban lật đổ chính quyền cũng như ngăn các lệnh trừng phạt được đưa ra sau đó.
Về phần mình, cựu Tổng thống Ghani chỉ trích Mỹ đàm phán trực tiếp với Taliban mà không có sự tham gia của chính phủ Afghanistan. Ông cho rằng việc thả hàng nghìn tù nhân Taliban đã khuyến khích lực lượng nổi dậy – những người cuối cùng đã lật đổ chính phủ của ông.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của chính phủ Afghanistan trong những ngày qua là nỗ lực của Mỹ và đồng minh ở hậu trường, khi họ làm trung gian hòa giải giữa 2 lực lượng trong nhiều tuần.
Trong các cuộc đàm phán hòa bình trước đó ở Qatar, đại diện của phái đoàn Afghanistan và Taliban dự kiến đạt được một thỏa thuận trong đó tất cả các bên sẽ tuyên bố ngừng bắn trong hai tuần để đổi lấy việc Tổng thống Ghani từ chức và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Tuy nhiên, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, nỗ lực đàm phán do Mỹ làm trung gian hòa giải đã sụp đổ khi ông Ghani quyết định từ chức và chạy khỏi đất nước hôm 15/8. Theo các quan chức, hành động mà ông Ghani mô tả là rời đi "để tránh đổ máu" đã gây bất ngờ cho phái đoàn đàm phán Afghanistan ở Doha, Qatar, các nhà ngoại giao Mỹ và ngay cả chánh văn phòng cũng như các trợ lý hàng đầu của ông.
Giới quan sát cho rằng, việc Taliban tiến về Kabul chớp nhoáng và việc ông Ghani tháo chạy đã khiến cho viễn cảnh đạt được thỏa thuận hòa bình trên giờ đây trở nên xa vời. Taliban ngày 15/8 đã vào được thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Giờ đây, thách thức sẽ là làm sao để Taliban chịu chia sẻ quyền lực khi họ đã nắm gần như toàn bộ chúng trong tay.
Diễn biến nhanh chóng trên chiến trường cũng khiến chính Taliban bất ngờ. Phó lãnh đạo Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar - người đứng đầu phái đoàn đàm phán ở Qatar - hôm 16/8 thừa nhận rằng việc Taliban chiếm được Kabul nhanh chóng như vậy là không thể ngờ tới.
Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad, người làm trung gian trong cuộc đàm phán giữa Afghanistan và Taliban, giờ đây dường như đang cố gắng tìm ra một hướng đi mới khi các cuộc thảo luận trước đó về cơ bản đã không còn nhiều ý nghĩa.
Tập trung của Mỹ lúc này là một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình và trơn tru cho một chính phủ mới bao gồm mọi thành phần trong xã hội Afghanistan, không chỉ Taliban. Điều này hiện trở thành thách thức lớn khi Taliban đang nắm quyền kiểm soát Afghanistan và họ có thể không sẵn lòng chia sẻ quyền lực với bên khác khi đang nắm trong tay lợi thế to lớn.
Taliban hiện đang nắm quyền kiểm soát trên hầu hết Afghanistan (Ảnh: EPA-EFE).
Mỹ ra điều kiện để công nhận chính phủ Afghanistan mới
Mỹ ngày 16/8 cho biết, họ sẽ chỉ công nhận chính phủ Afghanistan của Taliban nếu nhóm này tôn trọng quyền phụ nữ và tránh xa các phong trào cực đoan như Al-Qaeda.
"Khi nhắc đến sự công nhận của chúng tôi với bất cứ chính phủ trong tương lai nào của Afghanistan, điều đó sẽ phụ thuộc vào hành động của chính phủ đó. Sẽ phụ thuộc vào hành động của Taliban", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.
"Một chính phủ Afghanistan duy trì các quyền cơ bản của người dân, không chứa chấp những kẻ khủng bố và bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, bao gồm các quyền cơ bản cơ bản của một nửa dân số - phụ nữ và trẻ em gái - là một chính phủ mà Mỹ có thể sẽ hợp tác cùng", ông Price nhấn mạnh.
Ông khẳng định: "Liên quan tới Taliban, chúng tôi sẽ xem họ hành động hơn là chỉ lắng nghe những gì họ nói".
Hành tung bí ẩn của Tổng thống Afghanistan sau khi rời đất nước Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về nơi ở của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sau khi ông rời bỏ đất nước vào thời điểm lực lượng Taliban chiếm thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters). Tổng thống Ashraf Ghani ngày 15/8 đã lên máy bay rời khỏi Afghanistan. Ông Ghani được cho là đi cùng một số phụ...