Tổng thể chi tiết gameplay của Điện Ảnh Đế Quốc
Tổng thể mà nói, Điện Ảnh Đế Quốc là 1 tựa game đáng để trải nghiệm qua dù nó chưa có nền đồ họa thực xuất sắc nhưng lại khai thác 1 đề tài mới lạ cùng với hệ thống gameplay cuốn hút, độc đáo của riêng mình sẽ mang lại những cảm giác rất khác cho game thủ so với đa phần các sản phẩm cùng thể loại ngày nay.
Điện Ảnh Đế Quốc (tên cũ là Thiên Địa Quyết) là một game online 3D thuộc thể loại MMORPG có đề tài kỳ ảo được phát triển và vận hành bởi công ty Jingjie. Bối cảnh chính của trò chơi tương đối mới lạ khi lấy thế giới điện ảnh làm nền chính, người chơi sẽ được khám phá 1 không gian có được sự kết hợp từ Đông sang Tây, hiện đại lẫn cổ xưa. Sau khi được đổi tên và đi vào vận hành trở lại thì sản phẩm này đã có những cải tiến về mặt nội dung gameplay khá thú vị.
Trước tiên là phần thiết lập nhân vật, hệ thống nghề nghiệp trong game bao gồm 6 lớp là Chiến Sĩ, Pháp Sư, Thuật Sĩ, Thích Khách, Vu Y và Cung Thủ, thêm vào đó là việc lựa chọn phe cánh dựa trên đề tài điển ảnh của game.
Người chơi có thể tham gia vào 1 trong 4 phe cánh được lấy tên theo những hãng phim lớn của Hollywood như Universal, DreamWorks, Fox và Trung Ảnh đại diện cho Trung Quốc. Trước mắt thì cả 4 thế lực này đều không có nhiều sự khác biệt ngoài tấm địa đồ, tuy nhiên các nội dung độc đáo cho từng bên đang được phát triển và sẽ được đưa vào ở những bản cập nhật sau.
Về tính năng tạo diện mạo nhân vật, người chơi sẽ có 1 số lựa chọn cơ bản về kiểu tóc, màu tóc, khuôn mặt, đồ trang sức và vóc dáng, hơn nữa thì tạo hình các nghề nghiệp trong game có chút dáng vẻ mô phong theo 1 nhân vật nào đó trong phim khá thú vị.
Tiến vào game, người chơi sẽ được xem 1 đoạn phim CG ngắn. Cốt truyện tình tiết của Điện Ảnh Đế Quốc rất mới lạ, người chơi sẽ vào vai 1 diễn viên quần chúng không hề có tiếng tăm đang làm việc tại 1 phim trường. Trò chơi có lối dẫn truyện khá nhập tâm, bắt đầu từ những nhiệm vụ nhỏ lẻ ban đầu, sau đó sẽ dần phát triển đan xen với các tình tiết hấp dẫn hơn, các hệ thống gameplay cùng dần được mở ra theo sự trưởng thành của nhân vật.
Kết cấu các trường cảnh trong game rất thú vị với mô hình là trường quay phim, do đó người chơi sẽ được bắt gặp đủ lại trang phục từ cổ trang đến tân thời và hiện đại, các công trình kiến trúc cũng rất phong phú với cả phong cách Đông lẫn Tây, thêm vào đó là những đạo cụ chuyên môn như máy quay chẳng hạn.
Hệ thống nhiệm vụ của Điện Ảnh Đế Quốc cũng rất phong phú, đặc biệt các nhiệm vụ yêu cầu sử dụng item ví như đặt thuốc nổ, xạ kích kẻ địch, tuy nhiên thao tác thực hiện các công việc này lại tương đối đơn giản khi người chơi chỉ cần click chuột vài cái là xong.
Trò chơi này được sử dụng bộ engine Bigworld đế phát triển, tổng thể chất lượng so với những game cùng thể loại thì đặt mức khá trở lên, khả năng khử răng cưa hình ảnh có phần yếu, các cử động và biểu hiện của nhân vật ở mức trung bình, bù lại thì những trường cảnh trong game lại được thiết kế rất chi tiết với sự kết hợp của nhiều nền văn hóa cùng nhiều tiểu tiết nhỏ vô cùng phong phú.
Tuy nhiên vì trước đây sản phẩm này vốn có ý định xây dựng theo đề tài võ hiệp, do đó sau khi đổi thành Điện Ảnh Đế Quốc thì trong game vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố đậm nét võ hiệp như trường cảnh, hay các kỹ năng nhân vật. Nhưng với bối cảnh đang trong 1 phim trường thì những điều này có lẽ cũng không quá bất hợp lý.
Hệ thống chiến đấu trong game sử dụng phương thức target truyền thống, các kỹ năng được thiết kế khá đẹp mắt với nhiều hiệu quả thú vị. Hệ thống kỹ năng nghề nghiệp sẽ tự được học khi nhân vật đạt đủ cấp nội công và được phân loại dựa trên phím tắt 12345. Trong quá trình chiến đấu, người chơi chỉ có thể sử dụng và thay đổi kỹ năng ở 5 phím tắt này.
Độc đáo nhất trong nội dung gameplay của Điện Ảnh Đế Quốc chính là hệ thống viện điện ảnh. Người chơi sẽ được hóa thân vào vai các nhân vật chính và khám phá tình tiết dựa trên những bộ phim điện ảnh nổi tiếng trên thế giới như Xích Bích, 007, Đại Thoại Tây Du, Harry Potter…
Video đang HOT
Song hành cùng hệ thống viện điện ảnh là hệ thống anh hùng. Thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ anh hùng, người chơi sẽ có thể lấy được anh hùng hồn thạch những nhân vật nổi tiếng như Điêu Thuyền, James Bond, Tôn Ngộ Không…, trang bị vật phẩm này không những giúp gia tăng sức mạnh thuộc tính và kỹ năng độc đáo, mà còn có thể đi phụ bản anh hùng, may mắn hơn thì còn có thể lấy được nhân vật phản diện với anh hùng đó.
Ngoài 2 hệ thống nổi bật trên, trò chơi cũng có nhiều gameplay thường thấy ở thể loại MMORPG như kỹ năng sống, khảm nạm, tinh luyện trang bị, bang chiến, quốc chiến, nuôi pet cùng nhiều hoạt động hàng ngày rất đa dạng về chủng loại lẫn nội dung.
Tổng thể mà nói, Điện Ảnh Đế Quốc là 1 tựa game đáng để trải nghiệm qua dù nó chưa có nền đồ họa thực xuất sắc nhưng lại khai thác 1 đề tài mới lạ cùng với hệ thống gameplay cuốn hút, độc đáo của riêng mình sẽ mang lại những cảm giác rất khác cho game thủ so với đa phần các sản phẩm cùng thể loại ngày nay.
Theo VNE
Hủ tiếu Việt Nam trở thành "đề bài" trong cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ
Đề bài dành cho top 5 của cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ là món ăn yêu thích nhất của các vị giám khảo. Đối với Gordon Ramsay, một trong 3 vị giám khảo khó tính, hủ tiếu Việt Nam chính là món ăn tuyệt vời nhất mà ông từng được thử.
Trong chương trình Masterchef Mỹ mùa thứ 3, tập 21, phát sóng ngày 28/8 trên kênh truyền hình Fox, món hủ tiếu Việt Nam đã bất ngờ trở thành đề bài hóc búa dành cho các thí sinh lọt vào top 5. Đề bài này đã khiến họ thực sự hoang mang.
Ở tập này, sau khi thí sinh James Nelson giành phần thắng với Chiếc hộp bí mật, anh được an toàn, không phải tham gia thi đấu loại. Thêm vào đó, James được quyền lựa chọn đề bài dành cho các thí sinh còn lại.
Đề bài mà James được chọn là một trong 3 món ăn do 3 vị giám khảo của chương trình đưa ra.
Giám khảo Joe Bastianich đưa ra đề bài là món hải sản của Singapore gồm tôm - cầu gai - trứng cá muối.
Giám khảo Graham Elliot đưa ra món bánh sandwich cua.
Giám khảo Gordon Ramsay đưa ra đề bài là món hủ tiếu Việt Nam.
Đối với 3 vị giám khảo, đây là những món ăn "ý nghĩa" đối với bản thân họ, "những món ăn ngon nhất mà mỗi chúng tôi từng được ăn trong cuộc đời mình".
Giám khảo - đầu bếp Gordon Ramsay là một trong những đầu bếp danh tiếng nhất tại Anh, ông cũng nổi tiếng khó tính và "quái tính". Việc Ramsay lựa chọn món hủ tiếu Việt Nam đã cho thấy mức độ trân trọng của ông dành cho món ăn này.
Chia sẻ về món ăn mình đưa ra, giám khảo Gordon Ramsay nhớ lại: "Món hủ tiếu này được bán khá nhiều trên những con ghe nhỏ ở chợ nổi trên sông tại Việt Nam. Tôi từng tới thăm một chợ nổi như thế ở khu vực đồng bằng sông Mekong, ngồi trên ghe và ăn một bát hủ tiếu như thế này. Đây là một trong những món ăn tuyệt vời nhất mà tôi từng được ăn. Cách nấu khá kỳ công, tỉ mỉ".
Sau khi 3 vị giám khảo đưa ra đề bài, thí sinh James Nelson được mời nếm thử từng món. James đã dừng lại khá lâu trước bát hủ tiếu của giám khảo Gordon Ramsay. Anh nếm thử nước dùng, mì, thịt... và tấm tắc khen "nước dùng ngon quá".
Giám khảo Ramsay vắt chanh vào bát hủ tiếu trước khi mời thí sinh James Nelson nếm thử.
Cuối cùng, James chọn hủ tiếu Việt Nam làm đề bài cho 4 thí sinh còn lại. Đối với cả 4 thí sinh tham gia vào vòng đấu loại, họ rất hoang mang, lo lắng, coi đây là một thử thách khó nhằn vì không biết nước dùng được chế biến như thế nào.
Họ căng thẳng nếm thử món mì lạ và phân tích các thành phần làm nên bát mì.
Sau đó cẩn thận ghi lại các ý tưởng về thành phần nguyên liệu.
Trước khi các thí sinh bắt tay vào việc chế biến món hủ tiếu, giám khảo Gordon Ramsay đã dặn dò rằng: "Vì đây là món mà tôi rất yêu thích, xin đừng để tôi phải thất vọng".
Bát hủ tiếu của Natasha Crnjac hương vị khá nhưng vị ngọt hơi mạnh.
Bát hủ tiếu của Luca Manfe được khen là "hoàn hảo". Giám khảo Ramsay thậm chí còn húp liên tiếp hai thìa nước dùng và nhận xét "vị này gần gũi quá, nó đã đưa tôi về với bát hủ tiếu ăn năm nào trên con ghe nhỏ ở Việt Nam".
Bát hủ tiếu của Jessie Lysiak cũng rất được khen nhưng có một điểm trừ là vị chua hơi quá. Jessie không biết rằng chanh phải vắt sau cùng. Ngay từ lúc chế biến xong, Jessie đã ngâm cả miếng chanh trong bát hủ tiếu khiến vị chua lấn át các vị khác.
Bát hủ tiếu của Krissi Biasiello cũng nhận được thiện cảm của cả 3 vị giám khảo nhưng vị cay hơi nồng khiến nó mất đi phần nào sự cân bằng.
Cuối cùng, bát hủ tiếu của Luca Manfe giành chiến thắng trong vòng đấu loại. Jessie được an toàn. Krissi sau khi nghe một vài lời góp ý của giám khảo cũng được lên gác an toàn cùng với những bạn thi khác.
Natasha những tưởng sẽ phải trở về nhà nhưng thay vào đó, cô được khen ngợi và không có lý do nào để phải dừng cuộc chơi, vậy là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi Masterchef Mỹ, tất cả các thí sinh đều an toàn sau vòng đấu loại.
Các thí sinh Luca - James - Jessie - Krissi - Natasha
Trước đây, các món ăn Việt Nam cũng đã xuất hiện khá nhiều tại cuộc thi Masterchef Mỹ.
Christine Hà - nhà vô địch của Masterchef Mỹ mùa thứ 3 năm 2012 - là một phụ nữ gốc Việt. Cô bị khiếm thị nhưng bằng tài năng và sự kiên cường của mình, Christine Hà đã giành chiến thắng.
Điều đặc biệt là trong suốt quá trình tham gia thi Masterchef Mỹ 2012, Christine thực hiện khá nhiều món ăn mang đậm hương vị ẩm thực truyền thống của người Việt.
Có thể kể tới món cá kho tộ hay miến xào sò điệp...
Trong buổi thi chung kết, Christine Hà cũng chọn những món rất Việt Nam: nộm rau đu đủ, cơm - thịt kho, kem chanh dừa - bánh gừng.
Giám khảo Gordon Ramsay dường như rất tường tận về ẩm thực Việt Nam đã nhận xét ngay rằng: "Thực đơn của Christine rất gần gũi với bữa ăn truyền thống của người Việt Nam. Tuy vậy, tôi không sống ở Việt Nam và đây cũng không phải một bữa ăn gia đình của riêng Christine..."
Câu nói như một "đòn phủ đầu" khiến Christine không khỏi lo lắng nhưng cô khẳng định: "Những món ăn này nghe qua có thể thấy chúng không sang trọng, không đắt tiền nhưng vị của chúng thì rất ấn tượng".
Quả vậy, khi nhìn đĩa cơm - thịt kho, các vị giám khảo có thể cảm thấy ái ngại vì cho rằng nó quá đơn giản so với một bài thi trong vòng chung kết của Masterchef nhưng chính đĩa cơm đó đã chinh phục họ. Dùng với món kem chanh dừa, các vị giám khảo chỉ còn có thể nói "Perfect!" (Hoàn hảo!).
Một nhân vật gốc Việt khác cũng khá nổi tiếng trong giới ẩm thực Úc là Luke Nguyễn, đầu bếp người Úc gốc Việt, đã thành công tại Úc với hệ thống nhà hàng Vietnam Red Lantern ở thành phố Sydney, chuyên bán các món Việt.
Luke còn là người dẫn chương trình của loạt phim truyền hình thực tế rất được yêu thích - "Luke Nguyen's Vietnam" - chương trình chuyên giới thiệu về ẩm thực các vùng miền tại Việt Nam, chiếu trên kênh SBS1 của Úc.
Luke đã từng xuất hiện với tư cách khách mời tại cuộc thi Masterchef Úc. Gần đây, anh cũng trở thành giám khảo của cuộc thi Masterchef Việt Nam.
Luke Nguyễn đã đi khắp các vùng miền Việt Nam để thực hiện chương trình truyền hình "Luke Nguyen's Vietnam" chiếu trên kênh SBS1 của Úc.
Theo VNE
"Người hùng" Snowden là gián điệp của Trung Quốc? Dựa vào hành động của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cùng tài liệu mật mà Snowden tiếp cận và đánh cắp trước khi chạy sang Hồng Kông, nhiều chuyên gia cho rằng Snowden có thể là gián điệp của Trung Quốc. Nhà phân tích Chang (trái) cho rằng nhiều khả năng Snowden (phải) là gián điệp cho Trung Quốc. Trong một trong...