Tổng thầu Trung Quốc xin lỗi vì dự án Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ
Thừa nhận dù đã nỗ lực, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vẫn chậm tiến độ, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết nguyên nhân chính là thiếu tiền.
Tại cuộc họp tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chiều 2/3, ông Dư Giang (đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam) thừa nhận tiến độ thi công chậm so với yêu cầu đặt ra. Các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông đã chậm từ 9 đến 22 ngày so với tiến độ đề ra. Công tác lao dầm cũng đang chậm so với kế hoạch. Công tác đúc dầm sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm nay… Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là Tổng thầu đang thiếu tiền để triển khai.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường liên tục đặt câu hỏi: “Các ông cam kết đảm bảo năng lực thi công, năng lực tài chính cho dự án. Bây giờ nói thiếu tiền nên dự án bị chậm, vậy các ông định giải quyết như thế nào?”.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang chậm tiến độ. Ảnh minh họa: Giang Huy
Ông Dư Giang đã xin lỗi vì sự chậm trễ và cho biết, hiện nay việc xin tăng 19 triệu USD tổng mức đầu tư chưa được phía Trung Quốc chấp thuận nên không có tiền để giải ngân, gây khó khăn cho công tác triển khai dự án. Ông cũng khẳng định phía Tổng thầu Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết phần tạm ứng 19 triệu USD.
Cũng theo ông Dư Giang, ngày 6/3, ông Chu Hằng Vũ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 sang Việt Nam làm việc với Bộ Giao thông Vận tải thì sẽ có những trao đổi rõ ràng hơn về việc chuyển tiền cho dự án. Cùng đó, Tổng thầu sẽ làm việc thêm với các bộ ngành Trung Quốc để có biện pháp hỗ trợ giải ngân.
Video đang HOT
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, đến ngày 29/2, Tổng thầu nợ các nhà thầu phụ Việt Nam khoảng 554 tỷ đồng. Việc nợ đọng này đã gây khó khăn cho các thầu phụ thi công và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ.
Theo ông Triệu Khắc Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là Tổng thầu thiếu tiền, Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đối với các nhà thầu vụ, hiện máy móc, nhân lực đã bố trí đầy đủ trên công trường, nhưng chỉ thiếu tiền để triển khai thi công.
Vị phó cục trưởng đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc để tìm hướng giải quyết dòng tiền đảm bảo thi công, tránh dự án bị vỡ tiến độ.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành. Ông yêu cầu Tổng thầu, nhà thầu phụ phải chốt tiến độ, hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4; ga Cát Linh, Văn Khê hoàn thiện vào cuối tháng 7. Các khu Depot hoàn thành vào tháng 9; từ tháng 6 trở đi tiến hành làm ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu, hệ thống điện; song song với đó là kế hoạch đưa đoàn tàu về Việt Nam.
Sau cuộc họp Bộ Giao thông sẽ có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều hành dự án và họp giao ban để giải quyết tình hình tài chính của Tổng thầu đang gây khó khăn cho dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiện theo hinh thưc tông thâu EPC.
Dự án bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Đoàn Loan
Theo VNE
Trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10
Một toa tàu mẫu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ được Tổng thầu Trung Quốc đưa về Việt Nam trong tháng 10 tới.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, Ban và Tổng thầu Trung Quốc đã cơ bản thống nhất nội dung hợp đồng mua sắm thiết bị, đoàn tàu. Theo tiến độ, đến cuối tháng 10, Tổng thầu sẽ đưa một đoàn tàu mẫu về Việt Nam. Từ tháng 4 đến tháng 6/2016, số đoàn tàu còn lại sẽ được đưa tiếp về để vận hành thử.
Mẫu tàu sẽ được trưng bày tại vị trí thuận lợi để người dân đến tham quan và góp ý, không quá xa dự án. Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cũng lưu ý cần có vị trí tốt để đảm bảo các bộ ngành và nhiều người dân quan tâm có thể đến tham quan, góp ý, đồng thời hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây, Tổng thầu Trung Quốc cho biết, trong tháng 10 sẽ đưa một toa tàu mẫu về Việt Nam chứ không phải cả đoàn tàu. Họ cũng đề xuất vị trí trưng bày tàu mẫu tại bãi đúc dầm của dự án ở khu vực Dương Nội - Hà Đông.
Phối cảnh tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo hợp đồng đã ký kết với phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông thẩm định. Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Thiết kế tàu điện Cát Linh - Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt đề xuất, phần đầu tàu có hình vát nhọn, hiện đại như các đoàn tàu tốc độ cao. Tàu có kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu và tại các vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Theo tiến độ của Bộ Giao thông Vận tải, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn thành xây lắp để khai thác thử.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bỏ chỉ dẫn bằng tiếng Trung Quốc trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất phương án thiết kế nội, ngoại thất của tàu mẫu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó yêu cầu sử dụng phát thanh chuẩn tiếng Việt, chuyển toàn bộ tiếng Trung sang tiếng Việt. Tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông sau hơn 1 tháng trưng bày đã nhận được nhiều...