Tổng thầu Trung Quốc sắp vận hành chính thức tàu Cát Linh – Hà Đông
Ngày 20/9, Tổng thầu Trung Quốc sẽ chính thức vận hành thử nghiệm liên động toàn hệ thống Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội). Đây là dấu mốc quan trọng của dự án đường sắt trên cao đầu tiên tại Việt Nam, kéo dài gần 10 năm triển khai thi công.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 17/9, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đường sắt (QLDA), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) – cho biết, hiện nay mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành, đảm bảo cho hoạt động vận hành liên động toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Lãnh đạo Ban QLDA thông tin, đây là giai đoạn Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được vận hành kỹ thuật, vì vậy người dân sẽ không được lên tàu. Khi hoạt động vận hành đảm bảo an toàn tuyệt đối và hoàn thiện dự án thì người dân mới có thể lên tàu.
Toàn bộ 13 đoàn tàu của Dự án sẽ được đưa vào vận hành. Các đoàn tàu xuất phát từ điểm đầu dự án là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) chạy trên hơn 13km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa), mỗi ga đoàn tàu sẽ dừng lại 1 phút. Vận tốc tàu chạy tối đa là 65km/h, tốc trung bình là 30-35km/h.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành liên động toàn hệ thống từ ngày 20/9 (ảnh: Toàn Vũ)
Các đoàn tàu sẽ chạy theo biểu đồ, đúng với quy trình của dự án. Những ngày đầu, các đoàn tàu sẽ có thời gian giãn cách là 10-12 phút/chuyến, trong 3-6 tháng sẽ rút ngắn dần thời gian giãn cách theo thiết kế và đạt 5 phút/chuyến khi khai thác thương mại.
Đặc biệt, theo lãnh đạo Ban QLDA, trong giai đoạn đầu thử nghiệm sẽ không có người Việt Nam tham gia vào công tác vận hành. Sau này, nhân công người Việt đã được đào tạo sẽ được đưa vào tiếp nhận và vận hành từng bước.
Video đang HOT
“Tổng thầu Trung Quốc sử dụng nhân công người Trung Quốc trực tiếp tham gia vào hoạt động vận hành. Tổng thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm hoàn toàn về công tác vận hành trong khoảng từ 3-6 tháng thử nghiệm. Hiện nay toàn bộ lực lượng của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam.” – lãnh đạo Ban QLDA cho hay.
Từ đầu tháng 8, dự án đã được tiến hành vận hành đơn động nhằm căn chỉnh, chạy thử cho từng chuyên ngành được lắp đặt thiết bị trên toàn tuyến. Giai đoạn vận hành thử nghiệm liên động toàn hệ thống nhằm đảm bảo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hoạt động tốt nhất trước khi tiến hành khai thác thương mại vào quý I/2019.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được đưa vào vận hành thử nghiệm toàn hệ thống vào tháng 10/2017 và quý II/2018 sẽ đưa vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, do tiến độ dự án không đáp ứng được yêu cầu nên Bộ GTVT đã phải tuyên bố “phá sản” kế hoạch vận hành thử nghiệm dự án này.
Sau khi bị “lụt” tiến độ, phía Tổng thầu Trung Quốc đã đề xuất với Bộ GTVT xin lùi dự án thêm 11 tháng so với kế hoạch. Bộ GTVT đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thời gian hoàn thành dự án và được Thủ tướng chấp thuận.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Thời gian thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ban đầu là 11/2008 tới 11/2013, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, tuy nhiên dự án đã “lỡ hẹn” đến tháng 4/2010 mới được động thổ và tháng 10/2011 thì chính thức triển khai.
Sau khi điều chỉnh, đến thời điểm này tổng mức đầu tư của dự án là 868,04 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư này tăng hơn 300 triệu USD.
Được biết, hiện nay vốn giải ngân cho toàn dự án đạt 75%, một số hạng mục đang tiếp tục được hoàn thiện là trang trí, điện chiếu sáng và một số hạng mục không liên quan đến kỹ thuật, vận hành đoàn tàu trên tuyến.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ kết thúc vào năm 2021?
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo đó, tháng 9/2018 bắt đầu chạy thử nghiệm kỹ thuật, giai đoạn kết thúc dự án là năm 2021.
Theo Bộ GTVT, từ tháng 12/2016, công tác giải ngân của khoản vay ưu đãi 250 triệu USD liên tục gặp vướng mắc. Dù Hiệp định vay bổ sung 250,62 triệu USD cho dự án đã được ký kết từ tháng 5/2017 nhưng chưa thể giải ngân do các bên vẫn chưa thống nhất được ý kiến pháp lý làm cơ sở để khoản vay có hiệu lực.
Bên cạnh đó, năng lực quản lý điều hành của Tổng thầu Trung Quốc còn hạn chế, mặt khác đặc thù của dự án vừa thiết kế vừa thi công nên việc thi công đôi khi không liên tục, gây mất thời gian.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội
Cũng theo Bộ GTVT, việc Tổng thầu chia nhỏ nhiều hạng mục công việc để giao cho nhiều nhà thầu phụ dẫn đến việc thi công bị chồng chéo, khó kiểm soát cả về tiến độ lẫn chất lượng, khó khăn trong việc lập hồ sơ thanh toán và hoàn công do bị đan xen hạng mục.
Hơn nữa, có tình trạng các nhà thầu phụ thiếu niềm tin vào Tổng thầu do Tổng thầu không giải quyết một cách thấu đáo, hợp lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng thầu phụ (như chậm thanh toán khối lượng hoàn thành) dẫn đến không chỉ đạo được các nhà thầu phụ phối hợp thực hiện công tác thi công, lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn công.
Việc thanh toán của Tổng thầu cho các thầu phụ rất chậm trễ khiến các nhà thầu thiếu vốn thi công cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Bộ GTVT đê nghi Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận điều chỉnh giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của Dự án đương săt Cat Linh - Ha Đông vào khai thác sử dụng trong năm 2021.
Trong đó, tháng 8/2018 hoàn thành công tác xây dựng các nhà ga và hạng mục đường ray; hoàn thành công tác trang trí kiến trúc khu Depot, lắp đặt thiết bị và đóng điện toàn tuyến. Tháng 9/2018, bắt đầu vận hành thử về kỹ thuật với thời gian từ 3-6 tháng, tùy vào kết quả chạy thử để tiến hành đưa vào khai thác thương mại. Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng 24 tháng kể từ khi công trình đưa vào sử dụng.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Thời gian thực hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ban đầu là 11/2008 tới 11/2013, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, tuy nhiên dự án đã "lỡ hẹn" đến tháng 4/2010 mới được động thổ và tháng 10/2011 thì chính thức triển khai.
Sau khi điều chỉnh, đến thời điểm này tổng mức đầu tư của dự án là 868,04 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư này tăng hơn 300 triệu USD.
Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2017 dự án sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, tháng 10/2017 Tổng thầu Trung Quốc sẽ vận hành thử nghiệm và quý II/2018 sẽ đưa vào khai thác thương mại. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã phải tuyên bố "phá sản" kế hoạch vận hành thử nghiệm toàn hệ thống vì tiến độ dự án không đáp ứng được yêu cầu.
Phía Tổng thầu Trung Quốc đã đề xuất với Bộ GTVT xin lùi dự án sẽ chậm thêm 11 tháng so với kế hoạch, tức là đầu tháng 9/2018 sẽ chạy thử toàn bộ 13 đoàn tàu trên toàn tuyến. Sau khi vận hành thử từ 3 đến 6 tháng, dự án sẽ khai thác thương mại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác thương mại từ cuối năm 2018 Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, tiền đã có, đường đã xong, thiết bị đang về nên dự án phải được khai thác trong năm 2018. Tại cuộc họp Ban quản lý dự án đường sắt sáng 29.12, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã đốc thúc việc thực hiện các hạng mục đường sắt Cát Linh...