Tổng thanh tra CIA từ chức giữa những tranh cãi với Quốc hội Mỹ
Tổng thanh tra CIA David Buckley, người điều tra vụ tranh cãi giữa CIA và Quốc hội Mỹ về việc xử lý các báo cáo về hoạt động bắt giữ và thẩm vấn tù nhân của CIA, đã quyết định từ chức vào cuối tháng này.
Tổng thanh tra CIA David Buckley sẽ chính thức rời bỏ cương vị hiện nay vào ngày 31/1 tới (Ảnh: AFP)
Thông cáo của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho hay ông Buckley sẽ rời khỏi chức vụ hiện nay vào ngày 31/1 tới. Ông Buckley là người đảm nhiệm công việc điều tra nội bộ của CIA trong hơn 4 năm qua.
Tuy nhiên, theo các quan chức của cả CIA và Đồi Capitol, sự ra đi này của ông Buckley không liên quan tới vấn đề chính trị hay bất kỳ hoạt động điều tra nào trên cương vị tổng thanh tra CIA.
“Ông Buckley muốn theo đuổi một cơ hội việc làm khác trong khu vực tư nhân”, thông cáo của CIA viết.
Dẫu vậy, một số nhà đấu tranh cho tự do dân quyền cho rằng thời điểm từ chức của ông Buckley là không phù hợp.
Video đang HOT
“Tổng thanh tra CIA là một trong số ít người muốn áp dụng trách nhiệm giải trình đối với CIA vào thời điểm Nhà Trắng và Quốc hội không hoàn thành công việc giám sát của mình”, ông Christopher Anders, một thành viên của Liên minh tự do dân quyền Mỹ, nói.
Hồi tháng 7/2014, văn phòng của ông Buckley đã công bố một báo cáo cho biết “đã xảy ra một số sai phạm” đối với thỏa thuận giữa CIA và Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ liên quan tới việc xem xét dữ liệu trên mạng máy tính đặc biệt của ủy ban trên.
Mạng máy tính này được thiết lập để chia sẻ tài liệu liên quan tới các biện pháp tra tấn của CIA đối với các tù nhân bị bắt giữ. Tuy nhiên, một số thành viên của Ủy ban tình báo Thượng viện đã cố tình xâm nhập những vùng dữ liệu không được phép tiếp cận.
Đáp lại, Ủy ban tình báo Thượng viện cũng cho rằng CIA đã sai phạm khi giám sát hoạt động của các điều tra viên của ủy ban trên.
“(Ông Buckley) đã gợi lên những quan ngại sâu sâu sắc về cách thức hoạt động của CIA trong việc cản trở hoạt động của Ủy ban tình báo Thượng viện… Thiếu giám sát là điều rất nguy hiểm và sự ra đi có phần vội vã của ông Buckley cũng đang đặt ra nhiều nghi vấn”, Giám đốc điều hành của Dự án giám sát chính phủ, ông Danielle Brian, chia sẻ.
Thông tin về việc ông Buckley từ chức được đưa ra vào thời điểm Chủ tịch sắp mãn nhiệm của Ủy ban tình báo Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, vừa đưa ra một loạt đề xuất “ngăn chặn các hoạt động tra tấn” của hệ thống cơ quan an ninh Mỹ.
Trong số những đề xuất này, bà Feinstein đề nghị cấm mọi hình thức tra tấn tù nhân, giới hạn thời gian giam giữ các nghi phạm và cấm các cơ quan an ninh không được tự ý tiến hành các chương trình do thám hoặc thẩm vấn bí mật.
Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện cũng đề nghị ghi hình lại toàn bộ các cuộc thẩm vấn liên quan đến các tội phạm an ninh quốc gia.
Vũ Anh
Theo Dantri/AP
Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 đến Ấn Độ Dương thăm dò dầu khí
Thời báo Hoàn Cầu ngày 5/1 đưa tin, cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc ra thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương-981 đang trên đường qua Biển Đông để tới Ấn Độ Dương thăm dò khai thác dầu khí với một quốc gia Đông Nam Á thông qua hợp đồng vừa ký kết.
Giàn khoan Hải Dương-981. (Ảnh: AP)
Theo thông báo của cơ quan an ninh hàng hải Trung Quốc, giàn khoan Hải Dương-981 vào lúc 12 giờ ngày 1/1/2015 đã rời khu vực biển Tam Á hành trình tới Singapore để tác nghiệp. Nó sẽ lần lượt đi qua các tọa độ 13.22.00N/110.50.00E; 07.30.00N/109.05.00E; 03.25.00N/ 105.40.00E.
Giàn khoan Hải Dương-981 sẽ di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ. Với khoảng cách từ Tam Á tới Singapore lên tới khoảng 1.200 hải lý, giàn khoan này sẽ di chuyển trong vòng thời gian gần một tháng mới có thể tới khu vực tác nghiệp.
Hải Dương-981 cũng chính là giàn khoan mà Trung Quốc đã triển khai trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian từ tháng 5-7/2014.
Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan. Các tàu này đã ngang ngược đâm, va tàu của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Hành động của Trung Quốc xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về không mở rộng, làm phức tạp tình hình Biển Đông.
Hương Giang
Theo Dantri/Huanqiu
Chiến dịch chống IS: Tốn hơn 1 tỷ USD, gần 1.200 người thiệt mạng Hãng tin RT cho hay, các cuộc không kích do Mỹ và liên quân tiến hành chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria khiến gần 1.200 người, trong đó có 52 dân thường, thiệt mạng. Ngoài ra, các cuộc không kích cũng khiến ít nhất 800 người bị thương. Cuộc chiến đã tiêu tốn hơn 1 tỷ USD kể...