Tổng tài sản của VietinBank năm 2020 tăng hơn 8%
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank- CTG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020.
Báo cáo hợp nhất cho thấy, tổng tài sản của ngân hàng này tăng 8,1% so với năm 2019, đạt con số hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ thu ngoài lãi tăng trưởng 32,5% so với năm 2019.
VietinBank có những biện pháp kiểm soát chi phí, gắn trực tiếp và chặt chẽ với hiệu quả hoạt động kinh doanh
Năm 2020, bên cạnh việc chủ động cắt giảm gần 5.000 tỷ đồng từ việc giảm lãi suất cho vay, phí, thoái lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bênh Covid-19, VietinBank đã tiếp tục chủ động tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu dư nợ, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng. Theo đó, Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 là 17.070 tỷ đồng, tạo nguồn lực để VietinBank tiếp tục phát huy tốt vai trò ngân hàng chủ lực, trụ cột, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ tài chính của nền kinh tế, đóng góp càng lớn hơn vào ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới.
Thu ngoài lãi tăng trưởng tốt ( 32,5% so với năm 2019), thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập hoạt động (78,6%), tuy nhiên, tỷ lệ này dần có xu hướng giảm xuống (-3,4% so với năm 2019).
Thu nhập lãi thuần năm 2020 của VietinBank tăng trưởng 7,18% so với cùng kỳ năm trước do chi lãi giảm, ngân hàng đã linh hoạt điều hành công tác cân đối vốn chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi CASA, cấu trúc nguồn vốn nhằm tối ưu hóa chi phí huy động vốn và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Các chiến lược kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán hợp lý, hiệu quả, đồng thời thu hồi nợ xử lý rủi ro tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước đã mang lại nguồn thu tốt trong năm 2020.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tiết giảm chi phí, hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế. Ngân hàng đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí. Tỷ lệ CIR năm 2020 duy trì ở mức thấp (35,5%) và tiếp tục có xu hướng giảm (-3,4% so với năm 2019).
Video đang HOT
Ngược lại với mức tăng của lợi nhuận thì chi phí cho nhân viên của VietinBank lại giảm (-1,8% so với năm 2019), trong đó, chi lương và phụ cấp giảm 4,4%. Thực hiện đúng chính sách của Chính phủ, NHNN, các NHTM hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, toàn bộ CBNV VietinBank đã cùng đồng hành với khó khăn chung của nền kinh tế.
Trong năm 2020, VietinBank đã tất toán trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC, thực hiện xử lý rủi ro nợ xấu trong năm với số lượng lớn (song song với việc thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi nợ trong thời gian sớm nhất). Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tiếp theo.
VietinBank luôn chủ động nhận diện rủi ro và chuyển nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của KH, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để chủ động trong các phương án xử lý nợ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu 31/12/2020 là 132%.
Năm 2020, cho vay khách hàng tăng 8,9%, VietinBank đã chủ động điều hành tín dụng tập trung vào các ngành, lĩnh vực được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Đáng chú ý, tiền gửi của khách hàng tăng 11% và tăng đều cả tiền gửi không kỳ han và tiền gửi có kỳ hạn. biến động theo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và cân đối với việc rút giảm quy mô huy động tiền gửi từ KBNN. Ngoài ra, trong bối cảnh NHNN đang có những điều chỉnh về giảm trần lãi suất, việc tăng quy mô huy động vốn đã thể hiện được vị thế của VietinBank với mạng lưới rộng khắp và được sự tin tưởng của các tổ chức và dân cư.
Theo ông Lê Đức Thọ – Chủ tịch HĐQT VietinBank: Trên cơ sở thực hiện xuyên suốt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, NHNN, VietinBank đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khôi phục sản xuất kinh doanh, vừa đẩy mạnh đổi mới, cải cách, tái cấu trúc hoạt động, thực hiện thành công Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020, Kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018 – 2020, đóng góp quan trọng vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.
Với những kết quả tích cực đạt được trong quý IV và trong năm 2020, VietinBank đã xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2045, đồng bộ chiến lược phát triển của VietinBank với chiến lược phát triển của quốc gia, của ngành Ngân hàng. Với khát vọng vươn tầm khu vực và thế giới VietinBank xác định tầm nhìn trở thành: “Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, nằm trong Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Đến năm 2045 là ngân hàng mạnh và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới”.
Box: “VietinBank đã cắt giảm gần 5.000 tỷ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi suất cho vay, phí, thoái lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. VietinBank chủ động điều hành tín dụng tập trung vào các ngành, lĩnh vực được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển, đồng hành cùng các ngành, các địa phương để thúc đẩy kinh tế vùng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết.
Môi trường Sonadezi (SZE): Năm 2020, lợi nhuận đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5%
CTCP Môi trường Sonadezi (mã SZE - UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV/2020 (chưa kiểm toán).
Ảnh Internet
Theo đó, doanh thu quý IV/2020 đạt 122,4 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ so với năm 2019. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhẹ, đạt 8,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 5,8 tỷ đồng, giảm 15%.
Lũy kế cả năm 2020, SZE đạt doanh thu 391,3 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 35,15 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5%.
So với kế hoạch kinh doanh đã đề ra là doanh thu 398,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 32,5 tỷ đồng, năm qua, Công ty đã hoàn thành 98,27% mục tiêu doanh thu và vượt 8,15% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, tiền và tương đương tiền của SZE là 92,9 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn khách hàng là 84,8 tỷ đồng, giảm 18,3%; chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 132,3 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 355,5 tỷ đồng.
SZE là công ty dịch vụ môi trường đô thị lớn ở Việt Nam, vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cổ đông chi phối chiếm 64% là Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp Sonadezi (mã SNZ) và 1 cổ đông lớn nắm 13% là cổ đông chiến lược CTCP Đầu tư xây dựng BMT.
SZE hoạt động trong các lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải, duy tu bảo dưỡng mương cống thoát nước, chăm sóc công viên cây xanh; thi công các công trình điện chiếu sáng, điện trang trí, dịch vụ tang lễ, quản lý nghĩa trang...
Theo tài liệu ĐHCĐ 2020, trong năm 2019 công ty đã đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, ví dụ hợp nhất xí nghiệp Quản lý công viên, xí nghiệp cây xanh hoa kiểng, xí nghiệp công trình giao thông để thành lập Xí nghiệp dịch vụ đô thị.
Đáng chú ý dự án khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp 21,7 ha tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai (bắt đầu thực hiện từ 2013) đã điều chỉnh tổng mức đầu tư thành 474 tỷ đồng. Đến nay, dự án về cơ bản hoàn thành và quý IV/2020 đã bắt đầu đưa nhà máy vào hoạt động thử nghiệm. Tổng giá trị đầu tư trong năm 2020 của dự án này là khoảng 245 tỷ đồng.
SZE đang nắm trong tay hàng triệu m2 đất vàng có vị trí đẹp ở thành phố Biên Hòa như: 6.091 m2 ở 12 Huỳnh Văn Nghệ - TP Biên Hòa, Đồng Nai; 4800 m2 ở Văn phòng xí nghiệp môi trường Biên Hòa tại phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai; 3.074 m2 ở văn phòng xí nghiệp môi trường Vĩnh Cửu ở thị trấn Vĩnh Cửu, 20.382 m2 ở văn phòng đội cây xanh hoa kiểng tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai; 152.500 m2 ở phân xưởng xử lý chất thải tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai; 55.678 m2 ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai...
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (27/1): NT2, HBC và VHC Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 27/1, bao gồm: NT2, HBC và VHC. Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (27/1): NT2, HBC và VHC MBS: Khuyến nghị nắm giữ NT2, giá mục tiêu 27.300 đồng/cổ phiếu MBS cho biết, NT2 vừa công bố báo cáo tài chính quý...