Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ vượt 8,4 triệu
Bộ Y tế Ấn Độ ngày 6/11 công bố nước này đã ghi nhận 47.638 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 8,41 triệu.
Trong khi đó, với thêm 670 ca bệnh không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này tăng lên 124.985 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Tuy nhiên, số ca mắc mới mỗi ngày tại nước này kể từ tháng 9 đến nay đang theo chiều hướng giảm dần, mặc dù mùa lễ hội Hindu đã bắt đầu.
Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia cùng ngày ghi nhận số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 trong ngày cao nhất với 1.755 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 38.189 ca. Với thêm 2 ca bệnh không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Malaysia kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay là 279 ca.
Ngày 6/11, chính phủ nước này đã công bố ngân sách 2021 chủ yếu hướng đến phục hồi hoạt động kinh tế trong nước vốn chịu tác động tiêu cực do đại dịch thời gian qua.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines cùng ngày ghi nhận 2.092 ca nhiễm mới và 52 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Philippines tăng lên lần lượt 391.809 ca và 7.461 ca.
Tại Indonesia, Bộ Y tế ngày 6/11 ghi nhận 3.778 ca nhiễm mới và 94 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại nước này lên mức 429.574 ca và 14.442 ca. Indonesia hiện là quốc gia có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Cũng trong ngày 6/11, theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia (MoH) kêu gọi các trường hợp từng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó đến làm xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Chak Angre Krom ở thủ đô Phnom Penh.
Báo Khmer Times dẫn lời người phát ngôn MoH Or Vandine nhấn mạnh ngay khi nhận được thông báo về việc Bộ trưởng Szijjártó có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau chuyến thăm Campuchia ngày 3/11, MoH đã tiến hành truy vết những người có tiếp xúc với ông trong chuyến thăm này. Tính đến 17h chiều 6/11, đã có tổng cộng 840 trường hợp được xét nghiệm và tất cả đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện những trường hợp này tiếp tục cách ly thêm 14 ngày trước khi được xét nghiệm lại.
Người phát ngôn Vandine một lần nữa kêu gọi mọi công dân Campuchia tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch bằng cách đeo khẩu trang nhiều nhất có thể; che miệng bằng khăn tay hoặc khăn quàng cổ khi ho hoặc hắt hơi để tránh nguy cơ lây lan virus.
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, tính đến hết ngày 5/11, nước này có tổng cộng 292 ca mắc COVID-19, trong đó 286 ca đã bình phục và không có trường hợp nào tử vong.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 6/11 cảnh báo các dấu hiệu tái bùng phát dịch COVID-19 trong bối cảnh có thêm nhiều ca nhiễm mới được phát hiện ở khu vực phía Bắc nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại một phiên họp Quốc hội, Thủ tướng Suga nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi tình hình với sự cảnh giác cao hơn trước đây.
Hôm 5/11, Nhật Bản đã phát hiện thêm 1.050 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 105.688 ca, trong đó 1.821 ca tử vong. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 21/8 vừa qua số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tại quốc gia Đông Bắc Á này vượt ngưỡng 1.000.
Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh và thúc đẩy du lịch trong nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Cùng ngày, Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) cho biết thêm 10 quân nhân Mỹ mới đây đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi rời Mỹ tới Hàn Quốc từ ngày 29/10 – 3/11. Trong số này, 9 quân nhân đã tới căn cứ không quân Osan trên chuyến bay rời Mỹ trong các ngày 29/10, 2 và 3/11. Căn cứ Osan đặt tại thành phố Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul 70 km. Quân nhân còn lại đã xuống sân bay quốc tế Incheon trên chuyến bay thương mại hôm 2/11 vừa qua. Hiện tất cả các trường hợp trên đã được cách ly tại căn cứ quân sự Camp Humphreys ở Pyeongtaek. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc liên quan USFK là 298 ca.
WB: Nam Á có thể thiệt hại tới 880 tỷ USD do các trường học phải đóng cửa
Hãng thông tấn PTI ngày 12/10 dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa tin việc các trường học đóng cửa kéo dài do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến khu vực Nam Á mất 622 tỷ USD trong kịch bản hiện tại và con số này có thể lên tới 880 tỷ USD trong kịch bản bi quan hơn.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Riêng với Ấn Độ, tình trạng đóng cửa các trường hợp trong giai đoạn dịch COVID-19 có thể gây thiệt hại hơn 400 tỷ USD đối với kinh tế nước này bên cạnh những thiệt hại đáng kể đối với hoạt động học tập.
Việc đóng cửa trường học tạm thời ở tất cả các nước Nam Á có tác động lớn đến học sinh, khiến 391 triệu học sinh cấp tiểu học và trung học không thể đến trường. Báo cáo trên cũng lưu ý rằng đại dịch COVID-19 có thể khiến 5,5 triệu học sinh bỏ học và gây ra những tổn thất đáng kể trong học tập, ảnh hưởng suốt đời đến năng suất của một thế hệ học sinh. Trung bình các học sinh đã không đến trường trong 5 tháng và việc nghỉ học lâu như vậy có nghĩa là trẻ không chỉ ngừng học điều mới mà còn quên một số kiến thức cũ. WB đánh giá tổn thất học tập dự kiến của khu vực Nam Á là 0,5 năm theo Năm học được điều chỉnh (LAYS).
Khái niệm Năm học được điều chỉnh (LAYS) do WB đưa ra nhằm kết hợp khả năng tiếp cận và kết quả học tập thành một thước đo duy nhất. Báo cáo của WB dự báo dựa trên dữ liệu quốc gia về thu nhập, trẻ em trung bình ở Nam Á có thể mất 4.400 USD thu nhập suốt đời sau khi gia nhập thị trường lao động.
Theo báo cáo của WB, năm 2020 khu vực Nam Á sẽ rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay do tác động của dịch COVID-19 tại khu vực này vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.
Tăng cường sáng kiến Hợp tác Mekong-Sông Hằng giai đoạn hậu COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trong hai ngày 5-6/11, Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (ICWA) phối hợp với Trung tâm ASEAN-Ấn Độ thuộc Trung tâm nghiên cứu và hệ thống thông tin các nước đang phát triển (RIS), New Delhi. Tổ chức hội thảo quốc tế trực tuyến kỷ niệm 20 năm sáng kiến Hợp tác Mekong-Sông...