Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới áp sát mốc 74 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 16/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 73.995.623 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.645.565 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 51.971.873 người.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Washington, D.C, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 với tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 17.155.979 ca và 311.225 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.933.997 ca nhiễm và 144.144 ca tử vong và Brazil với 6.974,258 ca nhiễm và 182.854 ca tử vong do COVID-19.
Tại châu Á, Chính phủ Malaysia ngày 16/12 đã ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm ngừng việc tổ chức bầu cử bổ sung tại hai đơn vị bầu cử Bugaya ở Sabah trên đảo Borneo và Gerik thuộc bang Perak, dự kiến diễn ra vào tháng tới, sau khi số ca nhiễm mới ở nước này không ngừng tăng cao trong những tháng qua. Tháng trước, Chính phủ Malaysia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại một đơn vị bầu cử thuộc Sabah cũng để ngừng việc tiến hành bầu cử bổ sung như kế hoạch. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm tại Malaysia đã vượt 86.000 ca, trong đó có 422 ca tử vong.
Cùng ngày, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 6.725 ca mắc mới và 137 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 636.154 ca và 19.248 ca. Hiện dịch bệnh đã lây lan ra toàn bộ 34 bang của nước này.
Cũng trong 24 giờ qua, Philippines ghi nhận thêm 1.156 ca mắc mới và 21 ca tử vong. Tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này có tổng cộng 452.988 ca mắc, trong đó 8.833 ca tử vong do COVID-19. Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền đã hối thúc người dân cảnh giác và tuân thủ nghiêm hướng dẫn y tế trong bối cảnh Giáng sinh và Năm mới đang tới gần.
Hàn Quốc cũng ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 1.078 ca trong 24 giờ qua, trong đó 1.054 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 45.442 ca. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), Hàn Quốc có thêm 12 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 612 người. Do số ca nhiễm mới trong cộng đồng gia tăng đáng báo động, giới chức y tế Hàn Quốc đang xem xét có nên áp đặt các biện pháp hạn chế lây lan ở mức cao nhất hay không.
Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo cũng thông báo ghi nhận thêm 678 ca mắc mới, mức tăng trong vòng một ngày cao chưa từng thấy, đưa tổng số ca mắc lên 48.668 ca. Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Tokyo đã quyết định gia hạn yêu cầu các nhà hàng, quán bar, karaoke, các cơ sở bán rượu, bia rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng cho đến ngày 16/1/2021. Hội đồng thủ đô Tokyo cũng đã thông qua khoản ngân sách bổ sung lần thứ 13 trong tài khóa 2020 lên đến 230 tỷ yen (2,2 tỷ USD) để triển khai các chính sách phòng, chống COVID-19.
Tại châu Âu, nhiều nước đã siết chặt các biện pháp hạn chế trước thềm Giáng sinh. Đức đã đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu và trường học, trong khi phần lớn các khu vực của vùng England (Anh) áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 952 ca tử vong, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số ca tử vong lên 23.427 ca.
Video đang HOT
Đức cũng có thêm 27.728 ca mắc mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 1.379.238 ca. Trong khi đó, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Anh là 64.908 ca, đứng thứ hai tại châu Âu sau Italy. Số ca nhiễm tại Anh cũng không ngừng tăng, đặc biệt tại thủ đô London sau khi thành phố này áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các quán rượu và nhà hàng sẽ đóng cửa, nhưng các cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động.
Các nước châu Âu khác như Italy, Pháp và Thụy Sĩ cũng đang cân nhắc gia tăng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong các dịp lễ sắp tới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu cũng đã kêu gọi các gia đình đeo khẩu trang trong những cuộc tụ tập gia đình vào dịp lễ Giáng sinh sắp tới sau khi cảnh báo nguy cơ dịch bệnh COVID-19 có thể gia tăng hơn nữa vào đầu năm 2021.
Về vấn đề vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 15/12 đã phê duyệt thủ tục cung cấp vaccine ngừa bệnh COVID-19. Bộ Y tế Nga cùng ngày thông báo tất cả các khu vực của Nga đã bắt đầu tiến hành tiêm vaccine. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết sẽ bắt đầu tiêm phòng vaccine của BioNTech/Pfizer ngay sau khi Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn và có thể bắt đầu ngay từ Giáng sinh.
Hãng công nghệ sinh học Valneva của Pháp và Áo cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine của hãng này tại Anh, nơi đã đặt hàng ít nhất 60 triệu liều vaccine.
Mỹ cũng đã cấp phép sử dụng bộ xét nghiệm tại nhà virus SARS-CoV-2, có thể cho kết quả trong khoảng 20 phút. Bộ xét nghiệm này sẽ được bán tại các hiệu thuốc.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 64,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 2/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới có trên 64,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Washington, DC., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt 1,49 triệu ca. Hiện còn trên 18,24 triệu ca đang phải điều trị.
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19, với tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 14.113.667 triệu ca và 277.021 ca. Xếp sau Mỹ là Ấn Độ với 9.518.468 ca mắc COVID-19 và 138.394 ca tử vong, tiếp đến là Brazil với 6.388.526 ca mắc và 173.862 ca tử vong.
Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày, với 41 ca, trong khi số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch đã tăng cao kỷ lục lên 493 người. Số ca nhiễm mới tại Nhật Bản cũng tăng thêm 2.030 ca. Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Norihisa Tamura cho rằng đây là một dấu hiệu khác cho thấy tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình dịch bệnh cũng không khả quan hơn tại Hàn Quốc khi Thủ tướng nước này Chung Sye-kyun ngày 2/12 cho biết số người phải cách ly tại nhà đã tăng lên mức cao nhất, trên 70.000 người. Ông đồng thời yêu cầu người dân hợp tác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của chính phủ. Số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng trở lại mức hơn 500 ca ghi nhận ngày 2/12, trong đó có 493 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tại Campuchia, Bộ Y tế sáng 2/12 xác nhận thêm 3 ca nhiễm mới, tất cả là trường hợp nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 329 ca, trong đó 304 bệnh nhân đã khỏi bệnh và không có ca tử vong. Liên quan "sự kiện cộng đồng ngày 28/11", tính đến ngày 1/12, Campuchia đã tiến hành khoảng 7.131 xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ở những người liên quan, trong đó 17 mẫu cho kết quả dương tính. Bộ Y tế tiếp tục truy vết để nhanh chóng xét nghiệm những trường hợp có liên quan trên phạm vi rộng, đặc biệt tại Phnom Penh và Siem Reap, nhằm ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng ngày, Thủ tướng Hun Sen đã cho phép Trung tâm thương mại AEON 1 ở thủ đô Phnom Penh mở cửa trở lại, sau 3 ngày tạm đóng cửa vì một phụ nữ người Campuchia được phát hiện mắc bệnh sau khi người này đi mua sắm tại đây vào ngày 28/11.
Chính phủ Indonesia đã quyết định rút ngắn kỳ nghỉ cuối năm nay xuống còn 1 ngày, thay vì nghỉ 4 ngày từ ngày 28 - 31/12 như kế hoạch ban đầu nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Số ca mắc mới đã tăng đáng kể tại Indonesia sau các kỳ nghỉ lễ dài khi người dân đoàn tụ gia đình và đi du lịch. Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 1/12, Indonesia ghi nhận tổng cộng 543.975 ca mắc, trong đó 17.081 ca tử vong, trở thành nước có cả số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất Đông Nam Á.
Tại châu Âu, khu vực chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, Nga thông báo đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước đến nay với 589 ca, nâng tổng số lên 41.053 ca. Nga cũng có thêm 25.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 2.347.401 ca.
Tại Ba Lan, tổng số ca mắc COVID-19 đến ngày 2/12 đã lên tới hơn 1 triệu ca trong bối cảnh nước này đang vật lộn với tình trạng thiếu bác sĩ và nguồn cung y tế để đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ hai. Theo số liệu của Bộ Y tế Ba Lan, nước này có thêm 13.855 ca nhiễm và 609 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc lên 1.013.747 ca và 18.208 ca tử vong.
Còn tại Bồ Đào Nha, người đứng đầu Cơ quan Y tế Quốc gia Graca Freitas có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 1/12. Hiện Bồ Đào Nha có 300.462 ca mắc, trong đó có 4.577 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 1/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Liên minhchâu Âu (EU) đã ban hành hướng dẫn phòng dịch trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới nhằm tránh tình trạng gia tăng số ca mắc mới. Ủy ban châu Âu đã kêu gọi các nước EU duy trì biện pháp giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và tăng cường khả năng xét nghiệm để phát hiện sớm các ổ dịch sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng trong mùa lễ hội.
Hiện các nước châu Âu đang nỗ lực hướng dẫn người dân và triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong khi đón mừng các ngày lễ sắp tới là Giáng sinh và Năm mới. Italy ban hành sắc lệnh hạn chế đi lại giữa các vùng và thành phố trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới nhằm tránh kịch bản phải áp đặt lệnh phong tỏa vào tháng 1/2021.
Tại Na Uy, Thủ tướng cho phép người dân nước này có thể mời tối đa 10 người đến nhà vào các dịp nghỉ lễ trên nhưng những người không phải là thành viên của một gia đình nên giữ khoảng cách 1m và phải thực hiện nguyên tắc giãn cách này trong suốt bữa tiệc.
Pháp ngăn công dân ra nước ngoài trượt tuyết nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, Đan Mạch cũng thông báo quyết định ban hành các khuyến nghị và các biện pháp hạn chế mới trong phòng chống COVID-19 sau khi số ca nhiễm mới tại nước này gia tăng. Trong khi đó, Áo thông báo cho phép người dân đi trượt tuyết từ ngày 24/12 tới nhưng các khách sạn sẽ vẫn phải đóng cửa trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Cũng trong ngày 2/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành những hướng dẫn mới, trong đó siết chặt hơn việc đeo khẩu trang tại các vùng lây lan dịch COVID-19. Cụ thể, người dân sinh sống tại vùng dịch nên luôn đeo khẩu trang trong cửa hàng, nơi làm việc và trường học không có đủ thông thoáng. Còn đối với nhân viên y tế, WHO cho rằng lực lượng này nên đeo khẩu trang N95 khi chăm sóc các bệnh nhân COVID-19.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc đua phát triển vaccine, ngày 2/12, Anh trở thành nước phương Tây đầu tiên phê duyệt lưu hành vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19. Đó là loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Dự kiến, vaccine này sẽ được lưu hành tại Anh từ tuần tới.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định việc tiêm bất kỳ loại vaccine nào phòng ngừa bệnh COVID-19 đều dựa trên tinh thần tự nguyện và không bắt buộc.
Cùng ngày, WHO cũng cho biết đang đánh giá về khả năng cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer/BioNTech, tiêu chuẩn giúp các nước cho phép sử dụng loại vaccine này trên toàn quốc.
Đức thêm trên 900 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 23.427 ca Ngày 16/12, Đức ghi nhận số ca tử vong do mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay, với 952 người, đúng vào lúc nước này bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt mới. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Memmingen, Đức, ngày 5/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Đức là một trong những quốc gia châu Âu được đánh giá là...