Tổng rà soát toàn bộ xe công
Cùng với việc rà soát, sắp xếp lại toàn bộ lực lượng xe ô tô công trên cả nước, các Bộ, ngành, địa phương cũng được yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn, định mức và quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.
Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, Bộ vừa ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc xử lý số xe ô tô phục vụ công tác chung hiện có theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ngoai báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp, xử lý xe ô tô phục vụ công tác chung hiện có, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị cần thống kê được tông số xe hiện có của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương quản lý tai thơi điêm ngày 21/9/2015, gồm: Xe ô tô phục vụ chức danh; xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng.
Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ, ngành, địa phương phải phản ánh được tinh hinh thưc hiên săp xêp lai xe ô tô phục vụ công tác chung hiên co từ ngày 21/9/2015 đên thơi điêm bao cao.
Video đang HOT
Việc sử dụng xe công được yêu cầu phải đúng mục đích (Ảnh minh họa: Bích Diệp)
Cac Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, chuẩn hóa, cập nhật đầy đủ số liệu số lượng xe ô tô trên cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước sau khi sắp xếp và chiu trach nhiêm vê tính chinh xac cua sô liêu tai Cơ sơ dư liêu quôc gia vê tai san nha nươc. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính thực hiện rà soát, đối chiếu và làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả sắp xếp, xử lý xe ô tô theo quy định.
“Trong quá trình thực hiện rà soát, sắp xếp lại, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương không thực hiện chuyển xe ô tô phục vụ công tác chung sang nhóm xe ô tô chuyên dùng” văn bản của Bộ Tài chính lưu ý.
Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng tiêu chuẩn, định mức và quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích theo quy định, để tránh tình trạng sử dụng xe ô tô chuyên dùng không đúng mục đích (như: phục vụ chức danh, phục vụ công tác chung).
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số lượng xe công của Việt Nam hiện lên tới 40.000 xe, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước. Một xe công trung bình mỗi năm tiêu tốn khoảng 320 triệu đồng, bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… Ước tính mỗi năm, 40.000 xe công sẽ tiêu tốn tới 12.800 tỷ đồng tiền ngân sách.
Trong khi đó, nếu thực hiện cơ chế khoán thì mỗi tháng, người nhận khoán được nhận khoảng 10 triệu đồng, mỗi năm khoảng 120 triệu đồng cho chi phí đi lại. Phương án này được cho là sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
Theo_VnMedia
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Việt Nam sẽ khởi công năm 2020
Sau thảm họa phóng xạ tại Fukushima (Nhật), việc khởi công nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận bị chậm lại do phải rà soát, đánh giá lại.
Ngày 3/12, tại Hội thảo Phát triển điện hạt nhân, ông Hoàng Anh Tuấn - Cục trưởng Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học Công nghệ - cho biết, việc khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận sẽ dời đến năm 2020, chậm hơn dự kiến 6 năm.
Theo ông Tuấn, các cơ quan đang tiếp tục thẩm định hồ sơ dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để trình Thủ tướng phê duyệt. "Các đơn vị cũng đánh giá tác động môi trường, địa điểm xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Việc thẩm định cũng thông qua tham vấn các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)", ông Tuấn nói.
Sau thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 tại Nhật Bản do động đất và sóng thần, Chính phủ đã yêu cầu rà soát, bổ sung các giải pháp bảo đảm an toàn. Dự án sau đó phải lùi địa điểm đã chọn vào đất liền sâu hơn, công trình được nâng lên để bảo đảm an toàn. Việc này phát sinh nhiều công việc như di dời, đền bù giải phóng mặt bằng nên quá trình chuẩn bị kéo dài thêm.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: T.P
Sau khi hồ sơ được Thủ tướng phê duyệt, dự án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để ký với đối tác của Nga. Nguồn vốn xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khoảng 8-10 tỷ USD, chủ yếu được Nga cho vay theo hiệp định đã ký trước đó của chính phủ hai nước.
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thường tốn chi phí rất lớn nhưng khi vận hành lại rất thấp, tuổi thọ đến 60 năm. Khi hoàn thành, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có 4 tổ máy với công suất khoảng 4.000 MW, đóng góp khoảng 3-4% trong tổng nhu cầu điện năng của cả nước.
Theo định hướng quy hoạch phát triển, điện hạt nhân sẽ đóng góp khoảng 10% tổng công suất điện quốc gia trong những năm tới.
Lãnh đạo Cục Năng lượng Nguyên tử thừa nhận, Việt Nam chưa có kinh nghiệm làm điện hạt nhân nên còn nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị. Chưa có chính sách để huy động nguồn nhân lực trẻ, cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Việt Nam đang chuẩn bị hai dự án điện hạt nhân song song tại Ninh Thuận. Nhà máy số 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam do Nga hỗ trợ về công nghệ. Nhà máy còn lại ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải do Nhật giúp đỡ. Theo kế hoạch ban đầu, việc khởi công đã diễn ra cuối năm 2014 và phát điện năm 2020.
Duy Trần
Theo VNE
Hải Phòng: Kinh hoàng sập tường lò vôi 3 người chết thảm 3 ngươi đa tư vong sau khi toan bô bưc tương cua môt lo vôi dài khoảng 10m, cao chừng 4m ơ Hai Phong đô sâp... Lời kể nhân chứng Tin nhanh vê vu viêc, vu tai nan đau long trên vưa xay ra tai xã Lại Xuân, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng vao sang nay 19/11. Theo thông tin tư nhân...