Tổng rà soát hệ thống xả thải quanh Hồ Tây
UBND quận Tây Hồ vừa chỉ đạo các phòng ban và 8 phường liên quan thành lập tổ liên ngành tổng rà soát hệ thống xả thải của từng khu vực dân sinh, nhà hàng kinh doanh, dịch vụ… xung quanh Hồ Tây.
Ngày 12/10, UBND quận Tây Hồ cho biết, quận này sẽ thành lập tổ liên ngành, thành phần bao gồm Phòng Tài nguyên – Môi trường, Đô thị, Chủ tịch 8 phường và công an phối hợp tổng rà soát hệ thống xả thải của từng khu vực dân sinh, nhà hàng kinh doanh, dịch vụ… xung quanh Hồ Tây.
Vẫn còn hàng chục cống xả nước thải xuống Hồ Tây
“Quá trình tổng rà soát, chúng tôi sẽ vận động các đơn vị trên địa bàn đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Nếu đơn vị nào không thực hiện thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”, đại diện UBND quận Tây Hồ cho hay.
Liên quan đến việc hệ thống xử lý nước thải Hồ Tây có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đã đi vào hoạt động nhưng nhiều đơn vị chưa chịu đấu nối đường nước thải vào hệ thống thu gom, lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, từ ngày 16/6, quận này đã có văn bản 681 giao nhiệm vụ cho Chủ tịch 8 phường ven Hồ Tây tuyên truyền vận động các hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện đấu nối theo quy định.
Video đang HOT
Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây có công suất 15.000 m3/ngày đêm. Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải khu vực Hồ Tây hoàn thành trong tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, đến ngày 3/10, đại diện Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây khẳng định chưa có đơn vị nào trên địa bàn quận Tây Hồ thực hiện thỏa thuận đấu nối với đường dẫn của nhà máy. Trong khi đó, hiện còn hàng chục đường cống vẫn trực tiếp xả nước thải xuống Hồ Tây.
Quang Phong
Theo Dantri
Bí thư Hà Nội: Phải tìm ra nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị của thành phố cùng phối hợp điều tra để tìm ra nguyên nhân khiến hàng trăm tấn cá chết ở Hồ Tây, từ đó có phương hướng xử lý.
Ngày 6/10, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội - đã dành nhiều thời gian nói về vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô. Tại đây, ông Hải cũng đề cập đến tình trạng cá chết ở Hồ Tây gây hoang mang trong những ngày qua.
Theo ông Hải, ngay từ lúc xảy ra sự việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP (Cảnh sát môi trường) vào cuộc điều tra, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến thời điểm này, Bộ Công an cũng vào cuộc với TP Hà Nội.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải chỉ đạo tìm ra nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây để xử lý
"Chúng ta cũng phải tiếp tục điều tra để tìm ra nguyên nhân làm cho cá chết ở Hồ Tây. Phải tìm ra nguyên nhân để xử lý", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố sẽ đầu tư hệ thống quan trắc mặt nước, đồng thời tiếp tục rà soát tất cả nguồn nước thải ở Hồ Tây.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, từ nhiều năm nay, mặc dù Hồ Tây đã được đầu tư hệ thống gom nước thải, xây dựng 2 nhà máy xử lý nước, nhưng đến nay vẫn còn tình trạng các hộ sản xuất, kinh doanh xả thải trực tiếp ra hồ. Bí thư Hà Nội yêu cầu thành phố và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vấn đề này.
"Chúng ta phải kiên quyết làm việc đó, không để tình trạng này xảy ra một lần nữa. Bây giờ chưa biết nguyên nhân, nhưng rõ ràng để xảy ra như vậy là chúng ta vẫn còn sơ sểnh, quản lý vẫn còn chưa tốt", ông Hoàng Trung Hải lưu ý.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, quản lý đô thị và môi trường là thách thức lớn đối với thành phố. Hiện nay, thành phố đang đầu tư cải tạo 17 hồ nước và tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch tại Yên Xá (huyện Thanh Trì) để thời gian tới Hà Nội nâng tỷ lệ xử lý nước thải từ 22% lên 40-50%.
Ngoài ra, thành phố còn phải tập trung đầu tư gấp các dự án chống ngập, đặc biệt là các khu vực như Hà Đông, Thanh Xuân và khu vực Nhuệ - Đáy. "Đây là những vấn đề tồn tại, bất cập từ quy hoạch, cho nên chúng ta phải đầu tư để tháo gỡ", ông Hoàng Trung Hải yêu cầu.
Ông Hoàng Trung Hải cho biết, ô nhiễm không khí ở Hà Nội là vấn đề lớn nhất, trong đó ô nhiễm từ benzen (khi thải từ động cơ ô tô, xe máy...) chiếm tới 70% lượng bụi ở thành phố; còn ỗ nhiễm công nghiệp, xây dựng chiếm 30% ô nhiễm không khí.
Vì vậy, theo ông Hải, ngoài việc vệ sinh môi trường, đầu tư máy hút bụi, thì nhiệm vụ cần phải thực hiện của thành phố trong thời gian tới là đầu tư cơ sở hạ tầng để tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân.
Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đề cập đến vụ việc xảy ra giữa phóng viên báo Tuổi trẻ TP HCM với cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng (Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Đông Anh) diễn ra vào ngày 23/9 trên cầu Nhật Tân. Ông Hải yêu cầu các đơn vị liên quan của Thành phố phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý dứt điểm vấn đề này, tạo sự ổn định và lòng tin cho dư luận.
Quang Phong
Theo Dantri
Điều tra hình ảnh đôi nam nữ lấy cá chết Hồ Tây cho vào hộp xốp UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã đề nghị Công an quận này vào cuộc xác minh làm rõ việc một đôi nam nữ lấy cá chết ở thùng rác cạnh Hồ Tây cho vào hộp xốp, mà người dân nghi vấn là có ý đồ mang đi tiêu thụ. Đôi nam nữ đang tiến hành cho cá chết bốc mùi ở Hồ...