Tổng quan sức mạnh quân lực Hoa Kỳ
Như đã biết, Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đối với các nước khác trên thế giới dù tính từ góc độ nào.
Trong số những công cụ gây ảnh hưởng đó có thể dẫn ra 3 công cụ (chính xác hơn là sức mạnh) cơ bản của Mỹ.
Trước hết, đó là sức mạnh của nền kinh tế Mỹ – kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với nền kinh tế Mỹ; tiếp theo là hệ thống tài chính Mỹ. Và sau nữa, thứ ba – nước Mỹ có một quân đội được xếp vào loại mạnh nhất thế giới. Nước Mỹ dẫn đầu về ngân sách quân sự và dĩ nhiên vì thế nên có ưu thế vượt trội về kỹ thuật (quân sự) và nhiều ưu thế khác đối trước quân đội nước khác.
Trong các bảng xếp hạng khác nhau của nhiều tổ chức khác nhau, các lực lượng vũ trang Mỹ vẫn luôn được xếp ở vị trí hàng đầu.
Để có một cách nhìn khái quát nhất về Quân đội Mỹ qua các số liệu cụ thể, xin được cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo. Số liệu được dẫn từ “Bình luận quân sự” (Nga) năm 2015 và có đối chiếu với các nguồn khác.
1. Các số liệu chung
Một trong những đặc điểm chủ yếu của Các lực lượng vũ trang Mỹ là ngân sách dành cho chúng luôn chiếm kỷ lục trên thế giới.
Trong mấy năm trở lại đây Mỹ đã từng tìm cách cắt giảm ngân sách quốc phòng, tuy nhiên theo một số nguồn số liệu thì nước này đang có kế hoạch tăng lại ngân sách quân sự.
Trong năm tài chính 2014, đã có 610 tỷ đô la dành cho quốc phòng. Năm 2015, ngân sách có thấp hơn 2014 (569.3 tỷ đô la – theo một số nguồn ). Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, quy mô ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn bỏ xa các đối thủ “bám sát nhất” như Nga và Trung Quốc.
Đó là về ngân sách, còn về quân số, theo số liệu của “The Military Balance”, năm 2014 có 1.492.200 quân nhân phục vụ trong Các lực lượng vũ trang Mỹ. Ngoài ra, còn có 14.000 vị trí do các chuyên gia dân sự đảm nhiệm. Trong trường hợp cần thiết, Lầu Năm Góc có thể huy động lực lượng dự bị với quân số 843.750 người.
Công dân Hoa Kỳ có thể gia nhập quân đội từ năm 18 tuổi (hoặc từ 17 tuổi nếu được cha mẹ hoặc người bảo hộ cho phép). Độ tuổi tối đa của các “ứng cử viên” nhập ngũ tùy thuộc vào từng quân (binh) chủng. Ví dụ, Lục quân Mỹ chỉ nhận những người có độ tuổi không quá 35, Quân đoàn lính thủy đánh bộ – những người không quá 28 tuổi.
Với dân số hơn 316 triệu người (số liệu năm 2015) Mỹ có một tiềm lực động viên rất lớn. Theo những số liệu có được, con số những người đủ điều kiện phục vụ trong quân đội của Mỹ là gần 120 triệu người.
2. Lục quân Mỹ (US Army)
Tổng quân số của Lục quân (tính cả Lục quân của Lực lượng vệ binh quốc gia) – 586.700 người. Ngoài ra, lực lượng dự bị cho Lục quân là 528.500 người. Như vậy, US Army (Lục quân Mỹ) là cơ cấu có số quân đông nhất trong thành phần Các lực lượng vũ trang Mỹ.
Quân số và phương tiện kỹ thuật của Lục quân được phân bố giữa một số các cơ cấu với các chức năng khác nhau. Chịu trách nhiệm tiến hành trinh sát phục vụ Lục quân có các trung đoàn kỵ binh số 2 và số 3 (cách gọi truyền thống), 03 lữ đoàn trinh sát. Có 05 sư đoàn “hạng nặng” được trang bị các loại phương tiện kỹ thuật bọc thép các kiểu khác nhau, pháo tự hành và v.v..
Các sư đoàn bộ binh số 2 và số 25 thuộc lớp “sư đoàn hạng trung” và có biên chế tương thích. Chúng (các sư đoàn số 2 và số 25) có các phương tiện vận tải và hỗ trợ hỏa lực cùng các phương tiện kỹ thuật khác. Còn có một sư đoàn bộ binh hạng nhẹ. Bộ đội đổ bộ có các sư đoàn số 82 và 101 và lữ đoàn số 173.
Lực lượng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ (đảm bảo) trong Lục quân Hoa Kỳ là 2 lữ đoàn máy bay lên thẳng, 7 lữ đoàn pháo binh, 5 lữ đoàn công binh, 3 lữ đoàn Logistc (hậu cần) và các phân đội khác.
Lục quân Vệ binh quốc gia có quân số 20.000 người. Số lượng quân nhân dự bị của Vệ binh quốc gia là hơn 330.000 người. Vì có chức năng khác nên số lượng các đơn vị, phân đội của Lục quân Vệ binh quốc gia ít hơn so với Các lực lượng vũ trang.
Cụ thế, Vệ binh quốc gia chỉ có 7 lữ đoàn tăng thiết giáp và 3 lữ đoàn bộ binh “hạng nặng”. Chỉ có 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới “hạng trung” , còn các lữ đoàn “hạng nhẹ” – có 20 lữ đoàn. Lục quân Vệ binh quốc gia còn có 13 lữ đoàn máy bay lên thẳng, 7 lữ đoàn pháo binh, 8 lữ đoàn công binh và nhiều đơn vị, phân đội khác.
Lục quân Mỹ có một khối lượng rất lớn các phương tiện kỹ thuật- khí tài quân sự đa dạng về chủng loại. Đến năm 2014, trong các đơn vị của Lục quân có 2.338 tăng M1 Abrams đang được khai thác. Còn gần 3.500 chiếc M1 Abrams nữa đang được niêm cất, bảo quản.
Có 1.928 xe trinh sát các loại, phần lớn trong số đó (hơn 1.000 xe) là phương tiện kỹ thuật trên khung gầm Stryker. Phương tiện vận tải có 4.559 xe chiến đấu bộ binh (BMP) M2 và M3 Bradle. Còn khoảng 2.000 chiếc M2 và M3 Bradley đang được bảo quản trong các kho.
Video đang HOT
Loại phương tiện kỹ thuật có số lượng nhiều nhất trong Lục quân Mỹ là các xe vận tải bọc thép ( BTR): có tới 25.209 BTR các kiểu. Mặc dù bị cắt giảm, nhưng kiểu BTR có số lượng nhiều nhất vẫn là M113 các biến thể mới nhất.
Tại các đơn vị hiên có gần 5.000 chiếc M113 đang được khai thác, còn 8.000 chiếc nữa đang được niêm cất.
Hiện các BTR dòng Stryker vẫn đang được tiếp tục đưa vào trang bị : đến thời điểm này Lục quân Mỹ đã nhận 2.792 chiếc xe loại này. Trong mấy năm trở lại đây đã có 17.417 chiếc xe bọc thép lớp MRAP được xuất xưởng, trong đó có 5.759 chiếc kiểu M-ATV.
Pháo binh Lục quân có 5.899 khẩu pháo các kiểu khác nhau. Đó là 969 tổ hợp pháo tự hành M109A6 (còn 500 tổ hợp pháo tự hành nói trên đang được bảo quản); 1.242 khẩu pháo kéo cỡ 105 và 155 ly; 1.205 hệ thống pháo phản lực bắn dàn các kiểu khác nhau; 2.483 khẩu sung cối, trong đó có cả cối tự hành.
Vũ khí chống tăng có 1.512 tổ hợp chống tăng tự hành. Đó là 1.379 tổ hợp TOW trên khung gầm xe HMMWV và 133 xe trên khung gầm Stryker. Ngoài ra, các phân đội bộ binh còn được trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai Javelin.
Để đổ bộ, US Army (Lục quân Hoa Kỳ) có thể sử dụng 45 tàu đổ bộ kiểu LCU-1600 và LCU-2000. Ngoài ra, còn có 8 tàu nhỏ kiểu Frank Besson và 73 chiếc kiểu LCM-8.
Trong biên chế tổ chức của Lục quân Hoa Kỳ có các phân đội không quân. Các phân đội này có 61 máy bay trinh sát với các thiết bị chụp ảnh, thiết bị trinh sát vô tuyến kỹ thuật. Lục quân Mỹ cũng có 160 máy bay vận tải các loại.
Thành phần chủ yếu của Không quân Lục quân là các phân đội được trang bị máy bay lên thẳng. Có tổng cộng 737 máy bay lên thẳng tiến công AH-64D/E Apache, 356 chiếc máy bay lên thẳng đa năng OH-58D Kiowa Warrior, 90 chiếc máy bay lên thẳng trinh sát OH-58A/C Kiowa, 126 chiếc máy bay lên thẳng đa năng HH-60.
Không quân Lục quân Mỹ còn có 2.787 máy bay lên thẳng vận tải các kiểu khác nhau, trong đó có 397 chiếc máy bay lên thẳng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook nhiều biến thể khác nhau.
Các máy bay dùng phục vụ công tác huấn luyện là 154 máy bay lên thẳng TH-154 Creek .
Các phân đội không quân của Lục quân cũng khai thác 323 máy bay không người lái (UAV). Loại UAV có số lượng nhiều nhất là RQ-7A Shadow (236 chiếc).
Bộ đội phòng không Lục quân có trong trang bị khoảng 1.300 đơn vị (chiếc, tổ hợp) vũ khí phòng không. Đó là 816 tổ hợp tự hành: 703 tổ hợp FIM-92A Avenger, 95 tổ hợp M6 Linebacker và 18 tổ hợp THAAD.
Ngoài ra còn có 480 tổ hợp xe kéo MIM-104 Patriot nhiều biến thể. Một số phân đội bộ binh được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger.
3. Hải quân Mỹ ( US Navy)
Về quân số: Hải quân Mỹ có 322.700 quân nhân . Lực lượng dự bị là 100.750 người. Tất cả các phân đội (đơn vị) Hải quân nằm trong thành phần 2 hạm đội đội lớn có các căn cứ trên bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của Mỹ.
Ngoài ra, còn có 5 hạm đội chịu trách nhiệm về các khu vực khác nhau trên các đại dương. Trong thành phần của tất cả các binh đoàn US Navy (Hải quân Mỹ) có 72 tàu ngầm và 107 tàu chiến.
Trong trang bị của US Navy có 14 tàu ngầm dự án Ohio mang 24 tên lửa đạn đạo UGM-133 Trident II mỗi chiếc. Ngoài ra, các tàu ngầm này còn được trang bị các thiết bị phóng ngư lôi. Các tàu ngầm kiểu Ohio hiện nay là phương tiện tấn công duy nhất của thành phần Hải quân trong Lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ .
Bốn chiếc tàu ngầm kiểu Ohio trước đây trang bị tên lửa đạn đạo đã được sửa chữa và cải hoán để mang tên lửa có cánh ( hành trình ) Tomahawk LACM “. Sau hiện đại hóa mỗi tàu ngầm trên mang đến 154 tên lửa.
Nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các tàu và các mục tiêu trên mặt đất của đối phương cũng được giao cho 30 tàu ngầm đa năng kiểu Los Angeles với 2 biến thể.
Có 10 tàu ngầm nguyên tử đa năng dự án Virginia. Loại vũ khí chủ yếu của các tàu ngầm kiểu Los Angeles và Virginia là các tên lửa LACM.
Hiện US Navy vẫn còn một số tàu ngầm nguyên tử phóng lôi . Đấy là 11 chiếc tàu ngầm kiểu Los Angeles biến thể đầu tiên chỉ được trang bị ngư lôi và 8 tàu ngầm kiểu Seawolf. Các tàu ngầm kiểu Seawolf có thể sử dụng cả ngư lôi lẫn các tên lửa được phóng bằng các thiết bị phóng lôi.
Lực lượng tấn công chủ yếu của Hải quân Mỹ là 10 tàu sân bay kiểu Nimiz. Mỗi chiếc Nimiz mang nhiều loại vũ khí phòng không và vài chục máy bay và máy bay lên thẳng. Phương tiện tấn công chủ yếu của các tàu sân bay này là các máy bay tiêm kích – ném bom F/A-18 Hornet. Mỗi tàu sân bay Nimiz mang đến 50 – 60 máy bay .
Trong thành phần của Hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương kiểu Ticonderoga được trang bị 2 tổ hợp phóng thẳng đứng Mk-41 với 61 hầm chứa vũ khí. Tùy thuộc vào nhiệm vụ tác chiến, các tàu này có thể mang tên lửa chống tên lửa RGM-84, tên lửa hành trình (có cánh) Tomahawk LACM, tên lửa phòng không một số loại khác nhau và v.v .
Loại tàu có số lượng nhiều nhất của US Navy là các tàu khu trục lớp Arleigh Burke với 62 chiếc. Hiện nay, trong trang bị có các tàu khu trục nhiều biến thể khác nhau được trang bị các loại vũ khí và khí tài khác nhau. Loại vũ khí chính của các tàu khu trục này – một tổ hợp phóng thẳng đứng Mk-41 như tổ hợp trên các tàu tuần dương Ticonderoga .
Trong trang bị Hải quân Mỹ có 10 khinh hạm dự án Oliver Hazard Perry mang vũ khí phòng không, pháo và ngư lôi .
Ngoài ra, trong mấy năm trở lại đây ( đến năm 2015) Mỹ cũng đã đóng 3 tàu lớp Littoral Combat Ship. Hai chiếc được đóng theo dự án mang tên Independence , 01 chiếc theo dự án Freedom.
Để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, US Navy có 55 tàu và tàu nhỏ các kiểu khác nhau . US Navy cũng có 13 tàu quét mìn kiểu Avenger, 245 tàu đổ bộ cỡ nhỏ và 71 tàu bảo đảm. Để vận chuyển và đổ bộ lính thủy đánh bộ lên bờ có 30 tàu đổ bộ các kiểu khác nhau , trong đó có 01 tàu dự án Tarawa và 8 tàu kiểu San Antonio.
Một thành phần rất quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ là Không quân hải quân . Trong cơ cấu này của Hải quân có tới 98.700 quân nhân phục vụ.
Tất cả có 10 không đoàn, mỗi không đoàn có trung bình 8 phi đội. Có các đơn vị máy bay tấn công, trinh sát và tác chiến điện tử, các phi đội chống ngầm và v.v .
Không quân hải quân Mỹ có tổng cộng 1.089 máy bay các kiểu. Loại có số lượng nhiều nhất là các máy bay tiêm kích- ném bom cất hạ cánh trên tàu với 823 chiếc.
Đại bộ phận trong số đó là các máy bay F/A-18 Hornet các biến thể khác nhau . Hải quân Mỹ cũng đã bắt đầu tiếp nhận các máy bay F-35C Lightning II.
Loại máy bay có số lượng lớn thứ hai là các máy bay chống ngầm – tổng cộng có 151 chiếc. Đấy là 140 máy bay P-3C Orion và 11 chiếc P-8A Poseidon.
Loại số lượng lớn thứ ba – các máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler và EA-18G Growler (có 115 chiếc ).
Hải quân Mỹ còn có 69 máy bay radar phát hiện từ xa E-2C/D Hawkeye, 11 chiếc máy bay trinh sát vô tuyến kỹ thuật EP-3E Aries II, 02 chiếc máy bay trinh sát RC-12F/M Huron, 68 máy bay vận tải , 640 máy bay huấn luyện nhiều kiểu khác nhau.
Kiểu máy bay lên thẳng đa năng chủ yếu của US Navy là MH-60 – với 495 chiếc với 3 biến thể.
Có 28 chiếc máy bay lên thẳng MH-53E Sea Dragon, 03 chiếc OH-58C Kiowa, 11 chiếc HH-60H Seahawk, 13 chiếc máy bay lên thẳng vận tải và 120 chiếc máy bay lên thẳng huấn luyện các kiểu khác nhau .
Không quân hải quân Mỹ có trong trang bị 60 máy bay không người lái. Đang tiếp tục nhận máy bay không người lái MQ-8B/C (21 chiếc ), đã nhận 04 chiếc RQ-4A Global Hawk để thử nghiệm.
(Theo Đất Việt)
Cách giải thích lạ của Mỹ về nạn F-35 tự thiêu
Dù tình trạng tiêm kích F-35 tự bốc cháy đã xảy ra nhiều lần nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy tai nạn này sẽ không lặp lại.
Không thể khắc phục
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, cuối tháng 10/2016, trong khi thực hiện bay huấn luyện một chiếc tiêm kích F-35B đã bất ngờ phát hỏa trên không buộc phi công phải hạ cánh khẩn cấp.
"Chiếc máy bay phát lửa ở khu vực lắp đặt vũ khí trong chuyến bay huấn luyện ở Beaufort, Nam Carolina. Máy bay sau đó hạ cánh an toàn và không có ai bị thương. Chúng tôi đang điều tra nguyên nhân và sẽ cập nhật thông tin trong thời gian sớm nhất", một đại diện cấp cao của quân đội Mỹ, John Roberts cho biết.
Mức độ thiệt hại của vụ cháy gây ra không được Lầu Năm Góc tiết lộ nhưng nó được xếp vào tai nạn loại A, tức là thiệt hại lớn hơn 2 triệu USD.
Đây là lần đầu tiên F-35B bị dính tai nạn loại A và là lần thứ 3 F-35 bốc cháy.
Chiếc F-35A bị cháy hồi năm 2014.
Hồi tháng 9/2016, một tai nạn loại A cũng được ghi nhận đối với phiên bản F-35A khi nó phát lửa ở động cơ khi phi công đang cố khởi động chiếc máy bay đỗ dưới mặt đất.
Theo cách giải thích của Mỹ do gió mạnh thổi từ phía sau là thủ phạm khiến chiếc F-35A bốc cháy. Tuy nhiên đám cháy được dập tắt nhanh chóng.
Căn cứ vào kết quả điều tra cho thấy, ống xả của máy bay đã bắt lửa khi động cơ khởi động do bị gió thổi tạt mạnh từ đằng sau với vận tốc 70 km/h. Nhà sản xuất cho biết, nhiều khả năng cặn nhiên liệu chưa cháy hết bám trong ống xả đã bốc cháy, khi ngọn lửa do động cơ phản lực phụt ra bị gió thổi ngược trở lại.
Việc Không quân Mỹ công bố nguyên nhân khiến chiếc F-35A cháy khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, ngay sau khi xảy ra sự cố, hàng loạt giả thiết về nguyên nhân gây cháy đã được đặt ra, trong đó có nguyên nhân về lỗi động cơ và lỗi thùng chứa nhiên liệu.
Trước khi xảy ra những vụ cháy tai tiếng này, ngày 23/6/2014, một chiếc F-35A thuộc Đội Tiêm kích số 58 cũng bất ngờ phát lửa và thiêu rụi phần đuôi trước khi vụ việc được dập tắt hoàn toàn khi chiếc máy bay này chuẩn bị cất cánh.
Viên phi công đã ngưng được chiếc máy bay và rời khỏi hiện trường. Đội cứu nạn khẩn cấp đã có mặt và dập tắt đám cháy. Ngay sau đó, toàn bộ tiêm kích F-35A khác đã bị "đắp chiếu" vì lý do an toàn.
Thậm chí phát ngôn viên của Không quân Mỹ còn đề nghị chỉ huy các căn cứ Patuxent, Maryland và Eglin cho "trùm mền" F-35C nếu cần thiết.
Sau khi hoàn tất điều tra, nguyên nhân của vụ cháy được tiết lộ. Theo bản báo cáo của Hội đồng Điều tra Tai nạn thuộc Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Hàng không (AETC) của Mỹ, một cánh tay tích hợp nằm trong rotor quay đã bị nứt và gãy ra trong khi chiếc F-35A cất cánh.
Mảnh vỡ này đã cắt xuyên qua lồng cánh quạt trong động cơ, khoang động cơ cũng như bình nhiên liệu nằm trong thân máy bay và hệ thống thuỷ lực. Sau cùng nó văng ra ngoài ở vị trí phần trên thân máy bay. Vết cắt mà nó tạo ra đã tạo điều kiện của cho nhiên liệu rò rỉ, dẫn tới bắt lửa và làm cháy xém 2/3 chiếc máy bay đắt đỏ này.
Phần còn lại của chiếc F-35A bị cháy.
Sai lầm của Mỹ
Các chuyên gia Mỹ từng cho rằng, những sự cố là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới nào, đặc biệt là đối với siêu tiêm kích F-35 thì càng dễ hiểu, bởi nó được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và phức tạp hàng đầu thế giới.
Theo nguồn tin, các siêu tiêm kích của Mỹ đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng với thùng chứa nhiên liệu, hay nói đúng hơn, các lớp vật liệu cách nhiệt trong hệ thống làm mát của khoang nhiên liệu máy bay không thể sử dụng bình thường được.
Điều hiển nhiên là tất cả mọi thứ liên quan với hệ thống nhiên liệu đều rất nghiêm trọng. Trong khi đó, chương trình chế tạo F-35 đã tiêu tốn khoảng 1,5 nghìn tỷ USD (kể cả lạm phát), để trở thành chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất trên toàn thế giới.
Những nhà thiết kế chế tạo máy bay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên tất cả các bộ phận kết cấu thân máy bay và các hệ thống vận hành của nó. Máy bay đã bị chậm đưa vào biên chế ít nhất là 7 năm so với dự tính. Vậy mà, các vấn đề vẫn liên tục phát sinh.
Nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranesh nhận xét tình hình máy bay của Mỹ trên Sputnik rằng, một trong những vấn đề hàng không quan trọng nhất liên quan đến độ bền vững của các thùng nhiên liệu. Thường là chúng phải được chế tạo bằng các loại vật liệu siêu bền, ví dụ như Titan.
Người Mỹ muốn thể hiện mình có trình độ cao đến nỗi có thể bỏ qua các định luật vật lý nên đã làm thùng chứa xăng bằng vật liệu tổng hợp, nhưng loại vật liệu này có một nhược điểm lớn là không bền, khi quá tải nghiêm trọng, chúng bắt đầu vỡ vụn ra từng mảnh.
Được biết, chiếc máy bay bị cháy hồi 9/2016 nằm trong số 7 chiếc F-35A vừa được triển khai đến căn cứ Mountain Home để thực hiện bài huấn luyện đất đối không từ ngày 10/9 đến 24/9. Số tiêm kích này đang bị cấm bay để tiếp tục phục vụ điều tra.
(Theo Dân Việt)
Bí mật sức mạnh quân đội Mỹ từ những nghĩa địa máy bay Không quân Mỹ hồi sinh mẫu máy bay lỗi thời đã ngừng vận hành trong một thời gian dài vào hoạt động trở lại, và điều này có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Không lực Mỹ với bất kỳ mọi đối thủ chiến lược của Mỹ, nghiêng về có lợi cho Lầu Năm Góc. "Nghĩa địa máy bay" thuộc...