Tổng quan cần biết về lốp xe 2 bánh
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cơ bản nhất khi thay thế lốp xe gắn máy và những điều bạn cần biết về bảo trì cũng như kiểm tra độ mòn lốp xe.
Lốp xe gắn máy là bộ phận duy nhất của xe có sự liên lạc với mặt đất, vì thế nó đóng một vai trò quan trọng đối với tốc độ phản ứng của xe như khả năng tăng tốc, lái, phanh, xử lý khúc cua, giảm xóc và cả khả năng chịu tải của xe.
Tất cả những yếu tố đó đều liên quan mật thiết đến an toàn của mỗi cá nhân, vì vậy ngay từ bây giờ hãy học cách chăm sóc lốp xe, giữ chúng trong điều kiện tốt và quan trọng hơn nữa là biết thời điểm lốp xe bị mòn hoặc mất an toàn để thay thế.
Các loại lốp
Trong thực tế, lốp dành cho xe gắn máy 2 bánh có thể được phân thành 2 loại, đó là lốp không săm và lốp có săm. Lốp không săm thường được trang bị cùng bánh xe hợp kim trong khi đó lốp có săm thường được sử dụng cùng bánh xe thép vành nan hoa.
Tuy nhiên còn có nhiều cách phân loại khác tùy thuộc vào cấu trúc của lốp (lốp xuyên tâm hoặc chữ thập), điều kiện sử dụng (đường phố, trường đua, thể thao kết hợp hoặc đường phức tạp) và loại hợp chất cao su cấu tạo (mềm, trung bình, cứng và hợp chất kép).
Bảo trì lốp
Điều quan trọng và cần thiết nhất là người đi xe máy cần kiểm tra định kỳ lốp xe của mình. Thường xuyên kiểm tra xem lốp xe có vết rách, chỗ phình ra bất thường, độ mòn không đều hoặc các vật thể lạ nằm trong rãnh lốp hay không.
Lưu ý không nên rửa lốp xe bằng hóa chất hay bất kỳ hành động đánh bóng nào cũng sẽ gây nên bất lợi cho lốp. Thay vào đó khi vệ sinh chỉ cần chải nhẹ bằng xà phòng và nước.
Lốp xe nếu phải làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với dầu hoặc xăng có thể gây lão hóa các hợp chất cao su, điều này sẽ gây ra thiếu lực kéo khi xe vận hành. Vì thế hãy rửa lốp xe định kỳ, đặc biệt là sau mỗi chuyến đi dài.
Lốp xe nếu được cất và lưu trữ trong điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp một thời gian dài sẽ gây xơ cứng cao su và giảm tuổi thọ nhanh chóng. Nên điều kiện để bảo quản lốp tốt nhất là trong môi trường tối hoặc ánh sáng lờ mờ.
Duy trì áp suất không khí trong lốp xe của bạn theo đề nghị của nhà sản xuất và kiểm tra đều đặn – ít nhất mỗi tuần một lần và trước khi tham gia một chuyền đi dài. Đi trên các lốp xe bị thiếu áp suất không khí (bị non) hoặc quá căng là rất nguy hiểm. Lốp bị non có thể gây ra tình trạng bị mòn không đều, ảnh hưởng đến góc tiếp xúc giữa lốp với mặt đường và có thể gây hư hỏng lốp bất ngờ. Trong khi đó lốp xe quá căng có khả năng gặp các vết rách bất ngờ gây thủng lốp. Khi gặp sự cố về lốp bạn nên đến các trung tâm uy tín để được chăm sóc tốt nhất.
Video đang HOT
Lưu ý khi thay thế lốp xe của bạn
Đôi khi chỉ một sơ sót khiến bạn bỏ qua việc thay thế một chiếc lốp xe đã cũ hoặc mòn sẽ khiến cho chuyến đi thú vị trở thành thảm họa. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho bạn biết một chiếc lốp xe đã cũ đó là bánh sau của xe máy bị mất độ bám khi vào cua hoặc khi phanh gấp. Khi bắt gặp dấu hiệu này bạn cần ngay lập tức kiểm tra trực quan lốp, vậy làm thể nào để biết gai lốp bị mòn? Ngay cả khi nhìn vào phần 2 bên mà gai lốp còn đầy đủ thì bạn vẫn cần để ý đến phần trung tâm lốp. Lốp phần trung tâm lốp quá phẳng hoặc các lớp cao su có độ mòn khác nhau và phần liên lạc giữa các gai đã cũ, tất cả những điều đó đều là dấu hiệu cho biết bạn cần thay thế lốp xe mới.
Điều thứ 2 mà bạn cần chú ý khi kiểm tra lốp xe đó là những vết nứt của lốp. Thậm chí ngay cả khi gai lốp đầy đủ thì các vết nứt nhỏ vẫn có thể tồn tại, phát triển ở 2 bên lốp. Những vết nứt này được sinh ra khi lốp quá khô và lớp cao su bị già. Thời tiết khô, nóng hoặc chu kỳ nóng/lạnh cứ lặp đi lặp lại, để xe dưới trời nắng quá lâu và áp suất không khí không phù hợp là các nguyên nhân gây ra tình trạng nứt. Thông thường lốp xe cần được thay thế khi hết hạn sử dụng kể cả khi nhìn như còn mới, còn nếu lốp gặp các vết nứt nghiêm trọng do bảo quản không đúng cách thì thời gian thay thế cần sớm hơn nữa.
Nếu bạn đang sử dụng lốp có săm thì nên xem xét các vết vá trên săm, nên thay thế khi săm có nhiều hơn hai vết vá. Một chiếc săm xe có giá không phải quá đắt vì thế nên thay để yên tâm hơn khi tham gia giao thông. Còn đối với lốp không săm nên thay thế khi lốp gặp các lỗ thủng quá lớn hoặc gặp các tổn hại ở vùng hông lốp.
Thông thường bánh sau của xe máy thường có độ mòn của lốp lớn hơn so với bánh trước, đó cũng là dễ hiểu vì bánh sau là bánh chịu trách nhiệm tải chính. Vì vậy không cần thiết phải thay thế cả 2 lốp xe cùng lúc, nhưng bạn nên ghi nhớ tuổi thọ của chúng và thường xuyên kiểm tra bằng mắt thường.
Kích thước lốp
Một lốp xe máy cần có kích thước phù hợp với vành bánh xe để có thể hoạt động chính xác nhất. Đây là điều quan trọng mà bạn có thể làm theo khuyển cáo của các nhà sản xuất. Trước tiên để thay thế đúng bạn cần phải hiểu các kích thước phù hợp với xe gắn máy của bạn. Lốp dành cho xe hiện đại có dữ liệu kích thước được dập nổi trên lốp, đó là một chuỗi ký hiêu và các số được sắp xếp theo một cách đặc biệt.
Vì lợi ích của sự hiểu biết những con số này, chúng ta hãy lấy ví dụ về kích thước lốp xe của Yamaha FZ-16. Kích thước lốp phía sau được ký hiệu là 140/60-R 17.
Để hiểu được chuỗi ký hiệu này ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về kích thước lốp xe của dòng xe Yamaha FZ-16. Kích thước lốp phía sau của dòng xe này được ký hiệu là 140/60-R 17. Số 140 cho chúng ta biết lốp có chiều rộng 140 mm tại điểm rộng nhất của nó. Số 60 nằm ngay phía sau là biểu thị phần trăm chiều dày trên chiều rộng của lốp, tức là ở đây chiều dày của lốp bằng 60% chiều rộng. Số 17 cho biết lốp này thích hợp cho kích thước vành 17 inch. Vì vậy khi thay thế lốp cho xe Yamaha FZ-16 bạn cần chọn lốp có các thông số chính xác như vậy.
Lốp tốt nhất cho xe gắn máy của bạn là gì?
Để lựa chọn được lốp tốt nhất cho xe của bạn nên căn cứ vào một số yếu tố như cách sử dụng của người lái, các loại bề mặt đường chủ yếu mà xe hay lưu thông và cách mà bạn điều khiển xe.
Nếu bạn chủ yếu lái xe trên đường phố thì nên chọn loại lốp tiêu chuẩn giành cho đô thị. Nó sẽ cung cấp một độ bám tốt, giúp bạn có các xử lý tốt trong điều kiện khô hay ướt và giải quyết tất cả các trở ngại có thể gặp trong đô thị.
Nếu bạn muốn có một lực kéo lớn hơn thì nên hướng tới các loại lốp có chất cao su mềm. Tuy nhiên lốp cao su mềm sẽ dễ bị mòn và nóng nhanh hơn các loại lốp khác. Các loại lốp dành cho xe đua cho phép bạn vào cua ngọt hơn, cho phép tăng tốc đạt đến tốc độ lớn nhất nhanh hơn cũng được chế tạo bằng cao su mềm. Nhưng trên đường phố, lốp xe đua sẽ không làm việc được tốt nhất, nó cần thời gian lâu hơn để khởi động và mẫu gai lốp không phù hợp để cung cấp lực kéo khi bề mặt đường thay đổi.
Còn nếu bạn là một người đam mê du lịch và muốn lốp xe của mình bền hơn thì nên lựa chọn loại lốp cao su cứng. Nhưng nếu cung đường bạn chọn vừa là đượng cao tốc, vừa là đồi núi hay những con đường đầy cát sỏi thì bạn nên chọn lốp xe thể thao kết hợp. Nó cung cấp độ bám tốt hơn trên địa hình cát, sỏi và làm việc khá tốt trên đường cao tốc.
Nói chung, một bộ lốp xe có độ bám tốt cho cung cấp cho chiếc xe của bạn một khả năng tăng tốc, tốc độ cũng như khả năng xử lý tốt hơn. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ trước khi thay thế lốp xe, điều đó sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên thuận lợi và an toàn hơn.
Trọng Hiệp (TTTĐ)
Ký hiệu trên lốp xe máy nói lên điều gì?
Nhiều người vẫn thường không mấy để ý đến các thông số được ghi trên lốp chiếc xe máy mà họ đang đi hằng ngày. Thực tế, hiểu được nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lốp thay hoặc biết được tốc độ tối đa cho phép cũng như khả năng chịu tải của lốp xe.
Có 2 cách ký hiệu các thông số trên lốp xe máy: Ký hiệu theo độ bẹt và ký hiệu theo thông số chính.
Ký hiệu theo độ bẹt
Ví dụ như thông số: 100/70 - 17 M/C 49P:
100: là bề rộng của lốp, tính bằng mm.
70: là % chiều cao của lốp so với bề rộng của lốp. Như vậy ở đây chiều cao của lốp là: 90%*70 = 63 mm
17: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs.
M/C: viết tắt của từ tiếng Anh MotorCycle
49: là kí hiệu của khả năng chịu tải (Số 49 ở đây không phải là lốp xe chịu tải được 49 kg. 49 là một chỉ số, tương ứng với chỉ số là số kg chịu tải, xem bảng chỉ số ở dưới).
P: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép. Theo quy ước, chữ P chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 150 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái, ví dụ như ký hiệu B tương ứng với tốc độ tối đa là 50km/h, J (100km/h), L (120km/h)... Bạn có thể tham khảo ở bảng dưới để biết lốp xe máy của mình chạy được tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu.
Thông thường, chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Chẳng hạn 49P cho biết lốp này chịu được trọng tải 185kg và nó được xếp ở tốc độ "P" (150km/h).
Ký hiệu theo thông số chính
Ví dụ như thông số: 4.60 - L - 18 4PR
4.60: là bề rộng ta lông của lốp.
L: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép
18: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs,
4PR: là chỉ số mô tả số lớp bố và khả năng chịu tải của lốp.
Hà An (TTTĐ)
Bridgestone thành lập chi nhánh tại Myanmar Bridgestone châu Á Thái Bình Dương (BSCAP) vừa khánh thành chi nhánh văn phòng Myanmar tại Yangon. Việc thành lập chi nhánh văn phòng tại Myanmar nhằm thúc đẩy thương hiệu Bridgestone và thay mặt cho trụ sở chính của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thu thập thông tin chủ yếu về xe tải, xe buýt, ngành công nghiệp sản...