Tổng mức đầu tư dự án sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ đô la
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho toàn bộ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014); trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (5,45 tỷ USD).
Chiều 1/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Trường Quang Nghĩa thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, tổng mức đầu tư và nguồn vốn cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD).
Thiết kế hoa sen được lựa chọn làm kiến trúc sân bay Long Thành
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, dự án có 2 nội dung trọng tâm cần được tập trung thực hiện là lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 và lập phương án, thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau khi chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách, chủ đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định.
Video đang HOT
Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã lập khái toán phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho toàn bộ dự án với diện tích hơn 5.600 ha với dự toán khoảng 23.000 tỷ đồng (trong đó đã bao gồm cả chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hai khu tái định cư và khu nghĩa trang là 5.080 tỷ đồng, chi phí dự phòng là gần 2.100 tỷ đồng).
Như vậy, ngoài phần tiền 2.092 tỷ đồng kinh phí dự phòng, phần vốn 5.080 tỷ đồng sẽ được thu hồi lại một phần khi thu tiền sử dụng đất cho các hộ dân vào khu tái định cư (ước tính khoảng 4.000 tỷ đồng). Nên tổng mức khái toán 23.019,6 tỷ đồng là cơ bản phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án, với quy mô 5.000 ha đất (bao gồm cả 1.050 ha đất cho quốc phòng, 1.200 ha đất cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không và các công trình thương mại khác). Trước mắt, để giải phóng mặt bằng một lần thì cần phải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện, bởi vì, thực tế công tác giải phóng mặt bằng khó có thể huy động được từ nguồn vốn vay ODA cũng như kêu gọi xã hội hóa đầu tư.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có diện tích thu hồi đất lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 5.000 hộ gia đình, cá nhân tổ chức. Việc tổ chức lại cuộc sống người dân là rất quan trọng đã được đề cấp trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước đây Chính phủ đã trình và được Quốc hội khóa 13 thông qua tại Nghị quyết số 94/2015/QH13.
Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các cơ quan liên quan điều tra, khảo sát nắm thông tin và xây dựng đề án giải quyết việc làm và tổ chức cuộc sống cho người dân thuộc diện giải tỏa, di dời. Trong đó đã đề xuất các giải pháp đào tạo nghề và bố trí việc làm; lập và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phục hồi thu nhập và ổn định đời sống nhân dân.
Phương Thảo – Quang Phong
Theo Dantri
Chưa thi công, dự án sân bay Long Thành đã chậm tiến độ 8 tháng
Thừa ủy quyền Thủ tướng báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết của Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa cho biết, đến thời điểm hiện tại, so với kế hoạch ban đầu, tiến độ lập báo cáo nghiên cứu khả thi bị chậm khoảng 8 tháng.
Nguyên nhân được cho biết, do tiến độ dự kiến ban đầu của chủ đầu tư lập có đề xuất áp dụng một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai dự án như tuyển chọn phương án kiến trúc Nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành và thực hiện song song việc giải phóng mặt bằng từ năm 2016.
Tuy nhiên, đến nay do đặc thù công trình nhà ga hành khách, dự án vẫn tiến hành thi tuyển kiến trúc theo quy định của pháp luật, việc này dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện khoảng 9 tháng.
Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư chưa được tách thành tiểu dự án riêng. Quy hoạch khu tái định cư và dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư được nghiên cứu đồng thời và sẽ được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt.
Giai đoạn 1 của dự án Cảng HKQT Long Thành chậm nhất phải hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nghĩa, nếu đối chiếu với quy định tại Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 1 của dự án chậm nhất phải hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, tiến độ triển khai dự án về cơ bản vẫn được đáp ứng.
Dự án Cảng HKQT Long Thành do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, tiêu tốn quỹ đất 5.000 ha, nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (cách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất 43 km).
Công suất thiết kế của dự án này đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì xây dựng cơ chế đặc thù về công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của dự án. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức thẩm định cơ chế đặc thù về thu hồi đất và tái định cư.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư dự án tập trung nghiên cứu, phấn đấu hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Quốc hội vào cuối năm 2018. Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai các bước của dự án theo quy định của pháp luật.
Bích Diệp
Theo Dantri
Ông Đinh La Thăng với 2 lần lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 -2016) ông Đinh La Thăng giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông có hai lần lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Ông Đinh La Thăng trả lời chất vấn trước khi Quốc hội khi còn là Bộ trưởng Bộ GTVT. Ảnh: VPQH. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII (tháng 6.2013), Quốc...