Tổng LĐLĐVN: ‘Phát hiện truyền đơn kích động công nhân biểu tình’
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho biết tổ công tác đang đến từng địa phương thuyết phục công nhân tránh để lòng yêu nước bị lợi dụng.
Thông tin về việc người dân một số khu vực, trong đó có công nhân tuần hành đã lan truyền trước đó nhiều ngày, vì sao sau hai ngày từ khi sự việc nổ ra Tổng LĐLĐVN mới gửi thư cho công nhân?
- Thực ra không phải là chậm. Tôi nói ví dụ như Bình Dương thì công đoàn đã kịp thời in các thư kêu gọi gửi cho từng người lao động cũng như có các hoạt động tuyên truyền. Chính vì vậy Bình Dương không có biểu tình, không có tụ tập đông người. Tuy nhiên, một vài địa phương cũng có chuyện chưa chủ động, chưa tích cực. Và còn một câu chuyện nữa là công đoàn không thể đơn độc trong việc này mà phải có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp của nhiều ngành.
Thư kêu gọi đề cập việc “tránh để lòng yêu nước bị lợi dụng” và “hãy bảo vệ công ty, doanh nghiệp, bảo vệ việc làm của chính mình”. Tổng Liên đoàn đồng hành với công nhân trong vấn đề này như thế nào?
- Chúng tôi đang triển khai những biện pháp đồng bộ ở các địa phương, để bức thư đến tận tay từng công nhân, thuyết phục họ tin tưởng vào sự chăm lo tới đời sống công nhân của công đoàn trong những năm vừa qua. Đây là dịp cần hết sức cảnh giác trước những âm mưu để làm hết trách nhiệm của mình và cũng không để lòng yêu nước bị lợi dụng.
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: QH
Ngoài gửi thư, Tổng Liên đoàn có hành động gì khác để giúp giải quyết tình hình hiện nay?
- Khi phát hiện ra có truyền đơn trên mạng xã hội kêu gọi, kích động công nhân biểu tình, chúng tôi đã yêu cầu các cấp công đoàn cơ sở, các tổ công đoàn quán triệt trao đổi với công nhân không tin theo luận điệu xuyên tạc. Chúng tôi cũng đã cử đoàn công tác vào phía Nam, chỉ đạo liên đoàn các tỉnh thành phố tập trung vào việc tuyên truyền, vận động để công nhân hiểu chính sách của Đảng, Nhà nước, không bị lôi kéo, kích động gây mất trật tự an ninh địa bàn.
Có thông tin nhiều công nhân làm việc cho một tập đoàn Trung Quốc bị sa thải vì tham gia tuần hành, Tổng LĐLĐVN bảo vệ công nhân như thế nào trong tình huống này?
- Tập đoàn Pouyuen (được cho là sa thải công nhân – PV) có trụ sở ở nhiều địa bàn của Việt Nam, nhưng mà nói là công ty đuổi công nhân vì tuần hành thì tôi chưa nghe. Chỗ này để chúng tôi kiểm tra lại. Còn đương nhiên nếu như công nhân vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết mà đến mức người ta phải đuổi thì mình cũng không bảo vệ được.
Nhưng ngược lại, nếu công nhân đã làm đúng cam kết, không vi phạm pháp luật mà công ty lại đuổi thì chúng tôi phải có ý kiến bảo vệ.
Ông Bùi Văn Cường trả lời phỏng vấn chiều 11.6. Video: Lộc Chung
Chủ tịch Quốc hội nói “nội dung được thảo luận trên nghị trường đã lan toả ra ngoài xã hội”, ông nhận xét gì về sự lan toả này?
- Nhận định của Chủ tịch Quốc hội là hết sức chính xác. Những ngày qua khi chúng ta bàn về xây dựng nhiều luật, pháp lệnh, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì đông đảo cử tri đã rất dõi theo, lắng nghe và có những chia sẻ. Nhiều ý kiến tâm huyết trách nhiệm được gửi cho các đại biểu bằng thư, bằng điện thoại, trao đổi trực tiếp. Đại biểu đã lắng nghe, tiếp thu để trên cơ sở đó các dự luật chúng ta xây dựng đúng và trúng.
Tuy nhiên, bên cạnh góp ý tích cực thì cũng có những kẻ xấu cố tình xuyên tạc để chống đối chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Video đang HOT
Ông chia sẻ gì với người lao động về trách nhiệm của người đại biểu trước khi bấm nút các vấn đề quan trọng của đất nước?
- Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi luôn tâm niệm ý kiến của mình là đại diện cho một phần ý kiến, nguyện vọng của cử tri bầu ra mình. Trước khi bấm nút thông qua các dự luật, pháp lệnh tôi luôn hết sức cân nhắc với suy nghĩ việc này góp phần xây dựng đất nước như thế nào, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ như thế nào…
Quyết định của đại biểu phải hoàn toàn đảm bảo quyền lợi của quốc gia dân tộc, nhân dân là số một, sau đó mới đến câu chuyện của các ngành, các địa phương. Quốc gia, dân tộc, chủ quyền là bất khả xâm phạm.
Hiện chưa có Luật Biểu tình để người dân thực hiện, vậy theo ông đâu là cách thức ứng xử phù hợp khi người dân có vấn đề bức xúc, chưa đủ thông tin?
- Luật Biểu tình đang được các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu để trình Quốc hội ở thời điểm thích hợp. Chưa có luật này thì chúng ta vẫn phải tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Cách tốt nhất là thông qua đơn, thư gửi cho các cấp có thẩm quyền. Thứ hai là gặp gỡ người có trách nhiệm tại địa phương, đơn vị để bày tỏ. Thứ ba là có thể thông qua hệ thống tiếp nhận ý kiến mà hiện nay các cơ quan Trung ương hay địa phương đều có.
Ngược lại, các cơ quan, địa phương cũng phải tuyên truyền làm sao khiến người dân hiểu chính xác vấn đề. Đây là câu chuyện phải tiếp tục làm trong thời gian tới.
“Lòng yêu nước bị lợi dụng” một phần do thông tin không đến được với dân một cách đầy đủ, kịp thời, ông nghĩ gì về thực tế này?
- Việc đưa thông tin chính thống chúng ta đã làm nhưng có lẽ thời gian tới phải làm mạnh mẽ hơn, nhiều hơn nữa. Không chỉ cơ quan truyền thông mà cả hệ thống chính trị cũng phải vào cuộc thông qua tuyên truyền miệng, qua đối thoại với người dân để giải đáp những thắc mắc thì mới đạt được những yêu cầu.
Do đó chúng tôi mong muốn thời gian tới hệ thống truyền thông của chúng ta phải thông tin một cách kịp thời, chính xác. Hệ thống chính trị phải vào cuộc tuyên truyền, thậm chí phải có đối thoại để tạo sự đồng thuận.
Nhưng người công nhân cũng phải chủ động tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, qua các kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước.
Theo Bảo Hà – Võ Hải (VNE)
Nóng 24h qua: Lãnh đạo Bình Thuận lên tiếng vụ đốt xe, đập phá trụ sở tỉnh
Lãnh đạo Bình Thuận thông tin về vụ gây rối, đập phá trụ sở tỉnh; Quốc hội kêu gọi nhân dân bình tĩnh;...là những thông tin nóng nhất trong 24h qua.
Không có người chết trong vụ gây rối, đập phá tại Bình Thuận
Ngày 10/6, tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), nhiều tốp người tập trung tại một số địa điểm sau đó kéo ra Quốc lộ 1 chặn xe, phản đối dự thảo Luật đặc khu.
Hàng trăm cảnh sát được huy động nhằm đảm bảo an ninh trật tự nhưng tại một số điểm, cảnh sát đã gặp phải phản ứng mạnh từ dòng người. Nhiều thanh niên ném gạch đá tấn công, đập phá ô tô công vụ.
Xe công vụ bị đập phá hư hỏng
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 11/6, ĐBQH Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, chiều tối 10/6, tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận (TP Phan Thiết), nhiều người đã tập trung và ngoài tuần hành còn có việc đập phá cổng UBND tỉnh, ném đá làm vỡ kính, đốt xe ôtô, gây xô xát ảnh hưởng đến trật tự trị an khu vực.
Trưởng đoàn ĐBQH Bình Thuận nhận định đây là hành vi quá khích của những đối tượng côn đồ và cho rằng việc này cần phải điều tra, xử lý nghiêm túc.
Về đối tượng cầm đầu kích động nhân dân, ông Cảnh cho hay, hiện các cơ quan chức năng đang điều tra, theo dõi để phát hiện kịp thời những đối tượng manh động, cầm đầu, người bị kích động để làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Không thể khoan nhượng, để tái diễn tình trạng này.
Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng khẳng định không có trường hợp tử vong nào trong vụ việc tối qua như thông tin trên mạng xã hội đưa. Đây là tin xuyên tạc không đúng sự thật...
Hiện Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đang tạm giữ 102 người liên quan đến việc đập phá trụ sở UBND tỉnh.
Quốc hội kêu gọi nhân dân bình tĩnh
Sáng 11/6, đầu phiên làm việc, 423/432 đại biểu Quốc hội chiếm 85,63% tổng số đại biểu có mặt bấm nút tán thành dừng thông qua Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt.
Tỷ lệ ĐBQH biểu quyết nội dung xin lùi thời hạn thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Cũng liên quan đến dự án Luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập việc hôm qua, ở một số địa phương có tình trạng tụ tập đông người và có những hành động quá khích làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc này cho thấy những việc Quốc hội, ĐBQH đang bàn ở hội trường đã lan toả ra ngoài xã hội, chỉ đáng tiếc là đã làm cho nhân dân không hiểu bản chất của sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu lầm nên đã có những hành động quá khích, và cũng không loại trừ lòng yêu nước của dân đã bị lợi dụng trong trường hợp này để gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
"Do đó, Quốc hội kêu gọi đồng bào và nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, Nhà nước. Những dự án Luật mà Quốc hội đang thảo luận luôn lắng nghe ý kiến của người dân. Bản thân tôi cũng nhận được thư của ĐBQH rất tâm huyết, trách nhiệm, vì vậy, mong rằng trong hành động hay phát ngôn đừng tạo thêm sự ngộ nhận hay hiểu lầm nào nữa, vì sự ngộ nhận ấy nếu lan ra ngoài xã hội sẽ tác động lớn tới tình hình đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chiếc Boeing 787 của Vietnam Airlines vừa bị sét đánh
Mới đây, tàu bay 787 của Vietnam Airlines, thực hiện chuyến bay VN248 từ TP HCM ra Hà Nội thì bị sét đánh khi đang tiếp cận hạ cánh. Dấu vết bị sét đánh còn nằm rải rác trên thân tàu bay.
Chiếc Boeing 787 của Vietnam Airlines vừa bị sét đánh
Một nhân viên kỹ thuật tàu bay chia sẻ, máy bay khi chế tạo đã có chức năng chịu được những cú sét đánh. Vỏ máy bay được làm chủ yếu bằng nhôm, một chất liệu dẫn điện rất tốt, hoàn toàn không có khe hở. Do vậy, khi bị sét đánh, dòng điện sẽ chỉ di chuyển dọc theo lớp vỏ ngoài của máy bay mà không gây ảnh hưởng gì đến bên trong.
Đặc biệt, hệ thống nhiên liệu gồm khoang chứa, ống dẫn, đường cấp, nắp đậy được thiết kế và chế tạo để không một tia lửa nhỏ nào có thể bùng phát trong trường hợp bị sét đánh trúng. Phần vỏ máy bay bên ngoài khoang chứa xăng phải đủ dày để không bị cháy thủng. Phần mũi hình chóp nón chứa rađa cũng được thiết kế có các dải phân tán sét...
"Không có gì phải lo lắng nếu tàu bay chẳng may bị sét đánh bởi máy bay được chế tạo khi gặp nguồn điện truyền vào thì sẽ phóng ngược trở ra nên không nguy hại đến hệ thống điện tử bên trong", nhân viên nói trên khẳng định
VTV công bố hợp đồng truyền thông World Cup 2018
Ngày 10/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức sở hữu bản quyền truyền thông, trở thành đơn vị phát sóng chính thức của Vòng Chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2018 tại Việt Nam.
Với bản quyền có được, VTV sẽ tường thuật trực tiếp toàn bộ 64 trận đấu và chương trình bình luận trước, giữa và sau trận đấu của FIFA World Cup 2018 trên các kênh VTV2, VTV3 và VTV6. Riêng chương trình bình luận trận đấu có format đổi mới so với mọi năm.
Vòng Chung kết World Cup 2018 sẽ diễn ra tại Nga từ ngày 14/6 đến 15/7
Nhà đài này cho hay, họ chủ trương chia sẻ hợp lý bản quyền truyền thông FIFA World Cup 2018 mà mình có được đến tất cả các đơn vị có nhu cầu theo đúng quy định của FIFA.
Tính đến tối 10/6, VTV đã ký hợp đồng chia sẻ bản quyền với Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) trên kênh HTV7, HTV9 và HTV Thể thao.
Ngoài ra, VTV đã ký hợp đồng cấp quyền tiếp phát sóng FIFA World Cup 2018 nguyên kênh của VTV trên hạ tầng mạng IPTV, OTT, di động với các đơn vị Viettel, FPT và VNPT.
Các đơn vị này cũng sẽ được phép sử dụng hình ảnh, các clip hình ảnh nổi bật của các trận đấu để thực hiện các chương trình riêng về giải đấu trên IPTV, OTT và di động.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc: Nếu có luật Biểu tình sẽ hạn chế sự quá khích Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), từ vụ việc người dân tụ tập đông người ở một số tỉnh, thành, ông thấy rất cần có Luật Biểu tình. Nếu có Luật Biểu tình thì người dân có thể bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và chúng ta có thể điều chỉnh được đối với những người quá...