Tổng lãnh sự Mỹ: Việt Nam góp phần đảm bảo an ninh Mỹ
Việt Nam đã “đóng góp cho an ninh của Mỹ” khi là một đối tác ổn định, hỗ trợ luật pháp ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, theo Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM Marie Damour.
“Việt Nam đã mang đến cho Mỹ một đối tác ổn định, thịnh vượng và độc lập ở khu vực Đông Nam Á, đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, hỗ trợ luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như các quy tắc của hệ thống thương mại thế giới. Tất cả những điều đó đều đóng góp cho an ninh Mỹ”, bà Marie Damour cho biết tại buổi tọa đàm ngày 23/7 nhân dịp Việt – Mỹ kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
Nói về sự ổn định, bà Damour cho rằng Việt Nam có lẽ là quốc gia thành công nhất trong cuộc chiến chống Covid-19. Toàn xã hội Việt Nam đã tham gia phòng chống dịch bệnh, điều bà mong mỏi được thấy ở quê nhà.
Học sinh trường THCS Nguyễn Du đón Tổng thống Donald Trump khi ông đến thăm Phủ chủ tịch, Văn phòng Chính phủ ngày 27/2/2019. Ảnh: Ngọc Thành
Bà cũng đánh giá Việt Nam đã đạt được sự phát triển và các thành tựu kinh tế bằng “tốc độ ánh sáng” kể từ khi bước vào công cuộc Đổi mới, mở cửa kinh tế vào năm 1986.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào 11/7/1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Qua 25 năm, Việt Nam và Mỹ hiện là đối tác toàn diện, hợp tác trên một loạt lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, quốc phòng… Thương mại song phương tăng từ 450 triệu USD năm 1994 lên 77 tỷ USD năm 2019. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Trong bối cảnh Mỹ bầu cử tổng thống vào thán 11, Tổng lãnh sự Damour khẳng định “có sự ủng hộ chính trị rộng khắp ở Mỹ cho mối quan hệ với Việt Nam.”
“Các ưu tiên mà chúng tôi đã xây dựng với Việt Nam được hỗ trợ rộng rãi bất kể nghị sĩ của chúng tôi đến từ đảng Dân chủ hay Cộng hòa”, bà nói. “Tôi thực sự không thấy thay đổi đáng kể nào cho mối quan hệ dù cho ai sẽ ngồi ở Nhà Trắng”.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, cũng cho rằng mối quan hệ giữa hai nước đang ở trên một nền tảng vững chắc.
“Tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang đi theo một hướng rất khó thay đổi… sẽ không phụ thuộc vào quyết định của bất kỳ cá nhân nào”, Tiến sĩ Trung nói.
Hong Kong chỉ trích Anh 'tiêu chuẩn kép'
Hong Kong chỉ trích Anh "tiêu chuẩn kép", "can thiệp nội bộ" Trung Quốc và vi phạm luật quốc tế sau khi dừng hiệp ước dẫn độ với đặc khu.
"Việc Anh đơn phương đình chỉ thỏa thuận giao nộp những kẻ phạm tội trốn chạy với Hong Kong vì mục đích chính trị, lấy việc Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ An ninh quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong như một cái cớ, hoàn toàn là tiêu chuẩn kép mang tính thao túng chính trị", phát ngôn viên chính quyền Hong Kong hôm nay tuyên bố.
Theo người phát ngôn này, mọi quốc gia "có luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền", cho rằng Anh cũng ban hành các đạo luật tương tự để bảo vệ an ninh quốc gia.
"Đó còn là sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và quy tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế, từ đó cố tình cho phép tội phạm trốn tránh công lý", người phát ngôn nói, thêm rằng Anh sẽ chịu trách nhiệm trước luật pháp và cộng đồng quốc tế, vì quốc gia này có thể trở thành lỗ hổng pháp lý cho những tội phạm bị Hong Kong truy nã.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm 20/7. Ảnh: SCMP.
Tuyên bố của chính quyền Hong Kong được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thông báo trước quốc hội về việc đình chỉ hiệp ước dẫn độ và áp lệnh cấm vũ khí với Hong Kong. Ngoại trưởng Raab nói sẽ không tái kích hoạt các thỏa thuận với Hong Kong, trừ khi "có những biện pháp bảo vệ rõ ràng và vững chắc nhằm ngăn quyền dẫn độ từ Anh bị lạm dụng theo luật an ninh mới".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh sau đó ra tuyên bố yêu cầu Anh lập tức ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong và cảnh báo London sẽ gánh chịu hậu quả nếu tiếp tục "đi sai đường".
Hiệp ước dẫn độ giữa Anh và chính quyền Hong Kong được ký ngày 5/11/1997, cho phép dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, hỗ trợ hoặc xúi giục tự sát, tấn công gây thương tích, bắt cóc, buôn bán ma túy và một vài tội danh khác.
Chính phủ Canada và Australia hồi đầu tháng 7 cũng tuyên bố đình chỉ hiệp ước dẫn độ với chính quyền Hong Kong, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới với đặc khu.
Quan hệ Anh - Trung trở nên căng thẳng vì luật an ninh Hong Kong, cách xử lý Covid-19 của Trung Quốc và nhiều vấn đề khác. Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cấm Huawei tham gia mạng 5G, động thái bị Trung Quốc cáo buộc là "tiếp tay cho Mỹ".
Giới chức Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel cuối tuần trước nêu sáng kiến mở rộng cấp hộ chiếu hải ngoại cho những người Hong Kong sinh sau năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Điểm danh các cơ quan đặc biệt của Triều Tiên Với nhiệm vụ "vạch trần mọi âm mưu, ý đồ gây tổn hại cho an ninh nước nhà", các cơ quan đặc biệt của Triều Tiên được đánh giá là thuộc loại mạnh trong khu vực. Cơ quan An ninh quốc gia (SSSA) là cơ quan an ninh tối cao của Triều Tiên, có chức năng đảm bảo an ninh đối nội và...