Tổng kết niên vụ mía đường: Bi đát sản lượng tăng, giá giảm thảm
Niên vụ vừa qua trong lĩnh vực trồng trọt, mía đường được ghi nhận là ngành tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất. Đây là niên vụ mía đường có mức giảm giá lớn nhất từ trước đến nay, trong khi tổng sản lượng lại tăng thưem 500.000 tấn.
Hội nghị tổng kết niên vụ mía đường năm nay được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh, sáng ngày 13.9. Hội nghị do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản chủ trì, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) phối hợp tổ chức.
Theo báo cáo từ Bộ NNPTNT, năm 2017, tổng diện tích mía cả nước là 274.300 ha; tăng 6.000 ha so với năm 2016; năng suất bình quân đạt 65,1 tấn/ha; tăng 0,3 tấn/ha so với năm 2016, tổng sản lượng đạt 17.870.000 tấn, tăng 500.000 tấn so với năm 2016.
Niên vụ tổng kết mía đường 2017 – 2018 do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội VSSA phối hợp tổ chức. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về giống mía, Việt Nam có bộ giống phong phú với trên 75 giống hiện đang sản xuất. Tuy nhiên, trên 90% giống mía trồng tại Việt Nam hiện nay đều là giống có nguồn gốc từ nước ngoài, các giống lai tạo từ trong nước còn rất khiêm tốn.
Về sản xuất đường, cả nước có 37/41 nhà máy đường (NMĐ) hoạt động. Trong đó, 4 nhà máy: Hiệp Hòa, Kiên Giang, Cà Mau và NIVL đã tạm ngừng hoạt động; tổng công suất thiết kế của các nhà máy là 153.379 tấn mía/ngày (TMN) nhưng công suất thực tế chỉ khoảng 136.000 TMN.
Về tiêu thụ đường, tính đến ngày 15.8, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 622.040 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 67.584 tấn. So với những năm trước thì lượng đường tồn kho cuối vụ tương đối lớn do lượng đường tồn kho đầu vụ cao, cộng với việc tiêu thụ chậm những tháng cuối vụ.
Về giá bán, giá đường vụ 2017 – 2018 có biến động phức tạp. Hiện nay đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây. Giá đường liên tục giảm từ đầu vụ. Cụ thể, giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy dao động từ 13.500 – 14.500 đồng/kg; giữa vụ 12.000 – 12.500 đồng/kg, cuối vụ chỉ còn 10.500 – 11.500 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá đường giảm bình quân 3.000 – 5.000 đồng/kg, đây là mức giảm rất lớn, dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục chế biển phát triển thị trường nông sản, có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sự giảm giá đường. Cụ thể là nguồn cung đường thế giới tăng nhanh hơn so với cầu, giá đường thế giới lại giảm mạnh.
Tồn kho đường trong nước niên vụ 2016 – 2017 lớn, gần 600.000 tấn dẫn đến áp lực tiêu thụ vụ này cao. Vấn đề quản lý buôn lậu đường chưa thật sự hiệu quả, đường lậu nhập khẩu khó kiểm soát, có giá rẻ trong khi giá đường trong nước thiếu cạnh tranh.
Video đang HOT
Mía đường trong nước trải qua một niên vụ cực kỳ khó khăn. Ảnh: Trần Đáng
Nhìn nhận tổng thể, diện tích trồng mía năm 2017 có tăng so với năm 2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại do tác động của thị trường giá đường xuống thấp, giá mía có xu hướng giảm, tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu vẫn diễn biến phức tạp nên người dân đã chuyển đổi nhiều diện tích mía sang trồng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích trồng mía năm 2018 có nguy cơ sụt giảm.
Việc cơ cấu giống rải vụ đã có cải thiện nhưng còn chậm. Quy mô sản xuất hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ là nguyên nhân rất lớn gây hạn chế đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong nông dân.
Tình trạng mua mía xô, bao tạp chất, chữ đường cũng như xác định chữ đường chưa thật sự minh bạch là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người trồng mía.
“Trong sản xuất đường, việc chủ động cơ cấu lại các NMĐ còn chậm. Niên vụ này có thêm 2 nhà máy tạm ngừng hoạt động (NIVL và Cà Mau) do thua lỗ, nợ kéo dài, giá mía thấp nên không có thương lái thu mua”, ông Duy nói.
Ông Trần Hữu Tuấn, một nông dân trồng mía ở Tây Ninh cho rằng với tình hình nghiêm trọng của ngành mía đường thời gian qua, rất cần sự có mặt, chỉ đạo cụ thể trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của Bộ NNPTNT. “Trước mắt là tháo gỡ khó khăn cho các NMĐ, sau đó là lợi ích của người trồng mía”, ông Tuấn chia sẻ.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 13/9: Giá cà phê bất ngờ tăng mạnh, giá tiêu biến động nhẹ
Khảo sát giá nông sản hôm nay 13/9, sau nhiều ngày giảm, giá cà phê hôm nay bất ngờ tăng 600 đồng/kg, đưa giá cà phê ở một số địa phương về lại mốc 33.000 đồng/kg. Trong khi đó giá hồ tiêu duy trì mức thấp từ 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá cà phê tăng 600 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay bất ngờ tăng mạnh
Khảo sát thị trường giá nông sản hôm nay 13/9 giá cà phê nguyên liệu bất ngờ tăng 600 đồng/kg. Giá cà phê Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 32.600 - 33.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê sau khi tăng 600 đồng/kg hiện đang giữ ở mức 32.600 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.400 - 32.500 đồng/Kg.
Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) sau khi tăng 600 đồng vào hôm nay đang dao động trong khoảng 32.900 - 33.000 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ ở mức 32.800 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá cà phê sau khi tăng 600 đồng/kg vào hôm nay đang giữ ở mức 32.900 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Kon Tum đang có giá 32.800 đồng/kg.
Trong khi tại Đắk Nông giá cà phê hôm nay 13/9 ở mức 32.800 đồng/kg.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng 8/2018 đạt 153.300 tấn (tương đương 2.550.000 bao, bao 60kg) cà phê các loại với giá trị kim ngạch 282,17 triệu USD, tăng 15,46% về lượng và tăng 13,06% về giá trị kim ngạch so với xuất khẩu tháng trước.
Lũy kế xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2018 đạt tổng cộng 1.326.498 tấn (tương đương 22.108.300 bao) cà phê các loại với giá trị kim ngạch 2,54 tỷ USD, tăng 16,53% về lượng nhưng lại giảm 1,50% về giá trị kim ngạch so với xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017.
Giá bình quân xuất khẩu trong kỳ đạt 18.442 USD/tấn, giảm 2,07% so với giá bình quân xuất khẩu tháng 7/2018.
Tính chung 11 tháng đầu niên vụ cà phê 2017/2018, Việt Nam đã xuất khẩu đạt tổng cộng 1.674.423 tấn (tương đương 27,91 triệu bao, bao 60kg), tăng 17,52% so với cùng kỳ niên vụ cà phê 2016/2017.
Khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2017/2018 hiện tại có khả năng sẽ là con số xuất khẩu cao kỷ lục.
Giá tiêu vẫn đi ngang
Giá tiêu vẫn ở mức đáy
Giá hồ tiêu hôm nay 13/9, thị trường hạt tiêu ngày hôm nay tăng 1000 đồng/kg ở nhiều địa phương.
Hiện giá tiêu đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 49.000 - 50.000 đồng/kg. Riêng tại Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng nguyên liệu được ghi nhận luôn có mức giá cao nhất 51.000 đồng/kg.
Hiện thị trường hạt tiêu đang khởi khởi sắc trở lại sau chuỗi ngày giảm và giá đi ngang liên tiếp. Cụ thể ngày giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg ở một số vùng nguyên liệu, đưa giá tiêu quay trở lại mốc 51.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu và 50.000 đồng/kg ở Đăk Nông, Đăk Lăk.
Mặc dù giá có tăng nhưng so với những ngày đầu tháng 8/2018 hiện giá tiêu thấp hơn 3.000 đồng/kg (tức giảm 5,66%) và 12.000 - 13.000 đồng/kg so với hồi đầu năm (tức giảm 9,09% - 9,26%).
Theo đó, ngoại trừ Gia Lai, giá tiêu vừa giảm 500 đồng so với cuối tuần trước xuống 48.500 đồng, giá tiêu nguyên liệu tại các địa phương khác không thay đổi, dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Trong đó, giá hồ tiêu cao nhất được ghi nhận tại Bà Rịa Vũng Tàu, đạt 50.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 11/9: Giá cà phê tiếp tục lao xuống đáy mới, giá tiêu đứng yên Khảo sát giá nông sản hôm nay 11/9, giá cà phê hôm nay giảm thêm 300 đồng/kg. Đẩy mức cà phê giao dịch xuống mức thấp nhất trong những tháng vừa qua, dưới 32.000 đồng/kg. Trong khi đó giá hồ tiêu duy trì mức thấp từ 48.000 - 50.000 đồng/kg. Giá cà phê lại giảm về một mốc đáy mới, giá thấp nhất...