Tổng hợp tất cả sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng
Bạn rất chăm chỉ đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, khi đến gặp nha sĩ, bạn có thể sẽ bị sốc khi nha sĩ nói rằng bạn chăm sóc răng miệng không tốt.
Bạn hãy xem xét lại, mình có gặp những sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng như dưới đây không.
1. Đánh răng quá lâu và đánh răng quá nhiều
Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên/quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất bạn cũng phải đánh răng hai lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2- 3 phút để có thể làm sạch răng.
2. Đánh răng quá mạnh
Khi có một vết bẩn, chúng ta thường kì mạnh để làm hết vết bẩn đó. Điều này sẽ không đúng khi nói đến vết bẩn trên răng bạn. Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến chân răng. Khi bạn đánh răng quá mạnh, bạn có thể làm xói mòn men răng và dễ làm cho răng dễ bị sâu.
Ảnh minh họa
3. Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những đồ uống có chứa axit là một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này có thể tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn. Ngay sau khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit, các axit trong thực phẩm sẽ làm suy yếu men răng của bạn.
Video đang HOT
Do đó sau khi ăn xong 30 phút bạn mới nên đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.
4. Không đánh tất cả các bề mặt của răng
Bạn chỉ đánh răng ở phía bề mặt nhai thức ăn vì bạn nghĩ đó là vị trí thức ăn dễ bị bám vào nhất? Thực phẩm cũng có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Hãy nhớ rằng mảng bám cần phải được loại bỏ khỏi tất cả các bề mặt – bên ngoài, bên trong và giữa các răng. Vì thế bạn nên chải tất cả các bề mặt của răng.
5. Bỏ qua lưỡi
Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng. Bạn cũng cần vệ sinh lưỡi. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
6. Sử dụng bài chải đánh răng không đúng
Bạn đã làm chủ được tất cả các kỹ thuật đánh răng, nhưng bạn vẫn cảm thấy không được đẹp như mong muốn? Bạn hãy kiểm tra lại bàn chải đánh răng của mình. Có thể bạn đang sử dụng một loại bàn chải không đúng!
Nếu bàn chải đánh răng được làm từ những sợi quá cứng, thì nó có thể làm hỏng men răng và gây tổn hại tới nướu răng. Bạn cũng cần chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp với miệng bạn.
7. Không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng của bạn sau khi đánh răng
Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên, để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, thì bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn “nằm ổ” trên bàn chải đánh răng của mình.
Ảnh minh họa
8. Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, thì bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
9. Không sử dụng chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng và dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa một lần hoặc hai lần một ngày sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ nha khoa quá nhiều thì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.
10. Không súc miệng
Hầu hết mọi người không bao giờ súc miệng sau khi ăn. Đây là một sai lầm. Bạn không nên đánh răng sau mỗi lần ăn xong, nhưng bạn nên súc miệng sau mỗi lần ăn. Súc miệng giúp đánh bật và loại bỏ thức ăn ra khỏi miệng. Nó cũng giúp làm giảm độ axit trong miệng.
11. Không kiểm tra răng định kỳ
Bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ. Vì thế bạn cần đến các nha sĩ để họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét những bất thường trong răng miệng của bạn.
Theo VNE
Bài thuốc giúp chị em bớt "bốc hỏa"
"Bốc hỏa" là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
Chị em thường có cảm giác nóng bừng lan khắp cơ thể, chủ yếu ở vùng đầu, cổ và ngực gây khó chịu, mệt mỏi, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra nhiều và da đỏ bừng, giấc ngủ chập chờn... ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Thủ phạm gây những khó chịu này cho chị em là sự suy giảm nột tiết tố nữ estrogen ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh gây ra rối loạn vận mạch và có những cơn nóng bừng, bốc hỏa. Để khắc phục chứng này, Đông y có nhiều bài thuốc khá hữu hiệu, xin giới thiệu để chị em tham khảo áp dụng.
Chị em có những cơn bốc hỏa bừng bừng, lồng ngực bức bách, rối loạn giấc ngủ, mồ hôi toát ra từng cơn, đau nhức chân tay... Dùng một trong các bài:
Bài 1: bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, mẫu lệ 16g, tâm sen 10g, lạc tiên 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch thược 10g, cỏ xước 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: huyết đằng 10g, hà thủ ô 16g, đương quy 12g, thục địa 12g, hắc táo nhân 16g, lá dâu 18g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, trạch tả 12g, hậu phác 10g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, đan bì 10g, cam thảo 12g, sinh khương 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chị em có những cơn bốc hỏa kèm theo rối loạn kinh nguyệt, đau nhức xương, giấc ngủ chập chờn... Dùng bài: phòng sâm 16g, bạch linh 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, chích cam thảo 10g, đương quy 12g, trạch lan 16g, hà thủ ô 16g, kê huyết đằng 12g, tang diệp 20g, liên kiều 12g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, lạc tiên 18g, hạt muồng (sao đen) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Chị em có cơn bốc hỏa bất chợt kèm khó thở, lồng ngực bức bách, đau đầu, kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới căng đầy, đau tức, da mặt nhiều mụn, chân tay nặng nề, tinh thần uể oải, dễ bị kích động... Dùng bài: kê huyết đằng 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, thảo quả 6g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, ngưu tất 12g, đinh lăng 16g, hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, bán hạ 8g, hậu phác 10g, cát cánh 10g, xương bồ 14g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm). Trong bài: bán hạ, hậu phác đưa khí đi xuống; hồng hoa, tô mộc hoạt huyết làm tan huyết tụ; thảo quả, thiên niên kiện và ngũ gia bì thông dương khí, khai thông ách tắc; lạc tiên, táo nhân an thần dưỡng tâm; đinh lăng bổ tỳ, thông tiểu; xương bồ thông kinh hoạt lạc, giảm đau, an thần. Các vị hợp lại giúp giảm bớt cơn bốc hỏa, làm thư thái thần kinh, da dẻ mịn màng...
Theo VNE
Nâng cao cảnh giác phòng bệnh trong những ngày mưa bão Những ngày mưa bão, mọi người rất dễ bị bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, tiêu hóa và bệnh về xương khớp. Những ngày mưa bão, nước ngập là thời điểm sinh sôi nảy nở rất nhiều các loại mầm bệnh nguy hiểm về da, bệnh tiêu hóa, bệnh xương khớp và bệnh hô hấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Phòng...