Tổng hợp những khu du lịch nổi tiếng ở Nha Trang
Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng thì Nha Trang còn có những khu du lịch để cho bạn có thể thoả sức khám phá cảnh đẹp và nghỉ dưỡng, vui chơi ngay tại đó.
1/ Khu du lịch đảo Hòn Mun
Đảo Hòn Mun nằm ở phía Đông Nam của đảo Bồng Nguyên và cách khoảng 10 km với cảng Cầu Đá, có tổng diện tích 160 km2, trong đó 122 km2 là mặt nước biển, 38 km2 là diện tích của các hòn đảo, phía Đông của đảo có những hang đá với nhiều loài chim yến về làm tổ tại nơi đây.
Ngoài ra, Hòn Mun còn là một trong những hòn đảo đẹp của Nha Trang với hệ sinh thái san hô đa dạng màu sắc, đồng thời được tổ chức Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam.
Đảo Hòn Mun Nha Trang nhìn từ trên cao xuống
Theo thống kê trên thế giới, Hòn Mun đang có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển tại đảo với 1.500 loài cùng độ sâu 10m bao gồm nhiều loại cá đa màu sắc, nếu bạn khám phá ở độ sâu 18m thì sẽ không khỏi bất ngờ về vẻ đẹp của những hang động, đó là nơi ẩn náu của những sinh vật biển như tôm, cua, cá, mực…
Rạn san hô ở Hòn Mun
Đến với đảo Hòn Mun, bạn sẽ thấy rằng tuy nó không bằng những bãi tắm ở các đảo khác nhưng thế giới dưới lòng đại dương bao quanh đảo lại vô cùng tuyệt vời.
Mỗi năm, đảo có đến 300.000 khách du lịch ghé thăm cùng 5 câu lạc bộ bơi lặn đang hoạt động và phục vụ khoảng 15.000 du khách lặn.
Lặn ngắm san hô ở hòn Mun Nha Trang
Tham quan hệ sinh vật biển bằng tàu đáy kính
2/ Khu du lịch đảo Hòn Tắm
Hòn Tằm (đảo Thủy Kim Sơn) là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang – một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, cách thành phố Nha Trang 7 km về phía Đông Nam.
Đây cũng là tên gọi của khu nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao tọa lạc trên đảo – Hòn Tằm Resort thuộc Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang tập đoàn Merperle, công ty này đã khai thác thành công đảo và biến nó trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang.
Hòn Tằm Nha Trang nhìn từ trên cao
Đảo Hòn Tằm được thiên nhiên ưu ái ban tặng bờ cát trắng mịn, làn nước biển trong vắt cùng cảnh vật tự nhiên vô cùng nên thơ, vì vậy, bạn sẽ được tận hưởng không khí mát lành nơi đây và được ngâm mình dưới dòng nước xanh tươi mát mẻ hay vui đùa với những con sóng.
Video đang HOT
Tận hưởng làn gió biển tươi mát trên đảo Hòn Tằm Nha Trang – @the_best_photo.vietnam
Ngoài ra ở đảo Hòn Tằm còn có rất nhiều trò chơi cảm giác mạnh thu hút khách du lịch như: kéo dù bay, đua mô tô trên biển, lướt sóng, chèo thuyền Kayaka hoặc lặn biển ngắm sanho và ngắm nhìn nhiều sinh vật huyền bí sống trên biển.
Chèo thuyền Kayaka trên đảo Hòn Tằm
3/ Khu du lịch Hòn Chồng – Hòn Vợ
Thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách trung tâm khoảng hơn 3km về phía Đông Bắc.
Hòn Chồng là một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển như có một bàn tay khổng lồ nào xếp đặt, tạo dựng trong một trò chơi xếp hình tinh nghịch.
Hòn Chồng Nha Trang – @thu0nglee
Điều kỳ thú là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể xô ngã.
Hòn Vợ là nhóm đá khác nhỏ hơn, nằm ở phía Đông ở dưới chân đồi. Không gian ở nơi đây gần như được tách biệt với thành phồ nhộn nhịp, nơi đây là điểm lý tưởng để các bạn ngắm thành phố biển đẹp nhất.
Checkin tại Hòn Chồng Nha Trang – @iamsarahpham
4/ Khu du lịch Vịnh Vân Phong
Vịnh Vân Phong nằm ở giữa hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa (Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang chừng 80 km về hướng Bắc.
Đến Vân Phong không thể không đến bãi Sơn Đừng hay ngắm vẻ đẹp hoang sơ của quần thể đảo lớn nhỏ và màu xanh trong của những vịnh nhỏ hơn ở phía bên trong.
Bãi Sơn Đừng Vịnh Vân Phong – @nhidomai
Ngoài ra, bạn sẽ được đón những tia nắng bình minh sớm nhất ở Mũi Đôi, sớm hơn bất kì nơi nào trên đất nước Việt Nam bởi mặt trời trên Vịnh bắt đầu mọc ở hướng Đông.
Nếu không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc ngắm bình minh thì bạn hãy mang lều đến dựng trại ở qua đêm để sáng sớm hôm sau thức dậy đúng lúc để bắt kịp cảnh đẹp ấn tượng này.
Ngắm bình minh ở Mũi Đôi Vinh Vân Phong – @timmpham
5/ Khu du lịch Đại Lãnh
Đây là một trong những bãi biển đẹp tự nhiên nhất của miền Trung nước ta.
Nằm ở giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, chỉ cách thành phố Nha Trang 80 km và thị xã Tuy Hòa 30 km, trong khu vực thuộc Vịnh Vân Phong, vì thế biển Đại Lãnh mang cả vẻ đẹp đằm thắm của biển Nha Trang cùng nét hoang sơ của biển Phú Yên.
Biển Đại Lãnh Nha Trang – @instafrancis1
Đặc biệt nhất ở nơi đây là cấu trúc bãi biển được tạo bới cát trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn được tận đáy biển với độ thoải lớn, vì vậy các bạn có thể thoải mái bơi lội xa bờ.
Biển Đại Lãnh nhìn từ đèo Cổ Mã – @kellankhuu
Xung quanh bờ biển là những hàng phi lao xanh biếc chạy dài.
Biển Đại Lãnh Nha Trangtuy đẹp nhưng rất ít người biết đến thăm quan và tắm biển vì bãi biển vẫn còn hoang sơ và ít người sinh sống, chưa có sự đầu tư về các dịch vụ du lịch nên du khách không biết nhiều đến địa điểm này.
Hàng phi lao trải dài trên biển Đại Lãnh Nha Trang – @nguyen.daido
Nhưng cũng chính vì điều đó mà khiến bãi biển Đại Lãnh trở thành nơi lí tưởng cho những người yêu sự yên bình.
Checkin trên biển Đại Lãnh Nha Trang – @iamhodactri
Ngôi làng 'cầu tõm' lộ thiên ngay gần điểm du lịch nổi tiếng trên sông
Từng có phong cảnh sông nước hữu tình đủ điều kiện để phát triển du lịch nhưng hàng nghìn nhà vệ sinh lộ thiên của các hộ dân ở tỉnh Nam Kalimantan (Indonesia) đang gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nơi đây.
Mỗi khi chị Ramjaena muốn đi vệ sinh, việc đầu tiên cần làm là để ý xem có ai đi lại xung quanh không.
Giống như hầu hết cư dân của làng Paku Alam nằm trên phụ lưu sông Martapura, nhà của Ramjaena được xây theo kiểu nhà sàn, nổi ngay trên mặt nước.
Chị Ramjaena đứng bên cạnh nhà vệ sinh nổi của gia đình. Ảnh: CNA
Trước nhà sẽ là một lối đi nhỏ bằng gỗ dẫn đến một nhà vệ sinh rộng 1,5 mét vuông bằng gỗ cứng, cũng được dựng theo kiểu nhà sàn.
Một mảnh vải được sử dụng thay thế cho cánh cửa lắp sẵn để tạo sự riêng tư khi Ramjaena hoặc các thành viên trong gia đình phải sử dụng nhà tiêu. Chất thải của họ sẽ rơi trực tiếp xuông sông.
Ở tỉnh Nam Kalimantan của Indonesia, có khoảng 150 con sông và hàng nghìn nhà tiêu như vậy. Người dân địa phương thường gọi chúng là "nhà vệ sinh nổi".
Đây được coi là một trong những vấn đề nan giải của khu vực có hơn 4 triệu dân khi việc sử dụng những cầu tiêu như vậy đang làm ô nhiễm nguồn nước, mạch sống của cư dân.
Ramjaena và những người dân khác trong làng cho biết họ cũng không hề thoải mái khi phải sử dụng những "nhà vệ sinh lộ thiên" như vậy nhưng không còn lựa chọn nào khác vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Các nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi chính phủ xem xét vấn đề và có những hành động thích hợp. Tuy nhiên, để thay đổi điều này hoàn toàn không dễ dàng.
Kisworo Dwi Cahyono, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ (NGO) Walhi South Kalimantan cho biết, trong lịch sử, Nam Kalimantan và thủ phủ cũ của nó là Banjarmasin vốn là nơi có rất nhiều sông và nhánh sông.
Nhiều người ở Nam Kalimantan theo truyền thống sống gần các con sông. Ảnh: CNA
"Điều này có nghĩa là về mặt văn hóa và truyền thống, người dân luôn gắn với sông nước, có thói quen sinh hoạt trên sông như tắm, đi tiểu và đại tiện, thậm chí đi lại bằng thuyền", Cahyono nói.
Hanifah Dwi Nirwana, người đứng đầu cơ quan môi trường tỉnh lưu ý rằng hầu hết người dân dọc các con sông ở Nam Kalimantan đã phải sử dụng các nhà vệ sinh nổi trong nhiều năm qua. Đó là một phần trong lối sống truyền thống của Nam Kalimantan, vì người dân có thói quen giặt quần áo trên sông và hòa đồng với xóm làng.
Bà cho biết, thậm chí chính quyền địa phương cũng không biết chính xác số hộ dân như vậy.
Vào buổi sáng, dân làng tắm trên sông Martapura hoặc chèo thuyền tới chợ nổi Lok Baintan - địa điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: CNA
Tuy nhiên, theo một số người dân ở làng Paku Alam, việc tiếp tục sử dụng "cầu tõm" không phải do lối sống xa xưa. Đơn giản họ không đủ tiền để xây nhà vệ sinh trong nhà.
Để xây nhà vệ sinh trong nhà, số tiền cần chi ra là 5 triệu rupiah (333 USD). Con số này cao hơn thu nhập hàng tháng của dân làng (khoảng 3 triệu rupiah). Và với gia đình có vợ chồng làm nông, phải nuôi 4 đứa con như Ramjaena, điều này là không khả thi.
Ông Idup cho biết việc xây nhà vệ sinh khép kín vượt quá khả năng kinh tế của người dân. Ảnh: CNA
Idup, người cũng sống ở Paku Alam, nói với CNA ông chỉ có đủ khả năng để làm một nhà vệ sinh nổi.
"Tôi đợi cho đến khi xung quanh yên tĩnh mới dám sử dụng", người nông dân ngoài 70 tuổi cho biết.
Dù khó chịu, Idup và Ramjaena cũng còn sướng hơn nhiều người làng khác. Vì điều kiện thiếu thốn, nhiều gia đình còn phải góp tiền để xây chung nhà vệ sinh nổi. Điều này thực sự bất tiện khi nhiều người có nhu cầu cùng lúc.
Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng của Lào Đến với quốc gia láng giềng Lào, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những công trình kiến trúc, đền chùa nổi tiếng, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nhiều hơn thế nữa. Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh...