Tổng hợp các món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương truyền thống dễ làm
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương sắp đến rồi, đây là ngày lễ truyền thống của người Việt, dịp này mọi người thường quay quần để thưởng thức những món ngon.
Cùng điểm qua tổng gợp món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ dễ làm không nên bỏ qua, cùng vào bếp và tham khảo nha!
Bánh chưng là một món ăn truyền thống đã có từ thời xa xưa và đến nay nó vẫn được coi là biểu trưng cho ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Món ăn tượng trưng cho sự hòa quyện của trời đất, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta.
Bánh trưng tượng trưng cho Đất, chiếc bánh chưng đạt chuẩn có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh béo béo bùi bùi, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy dẻo dẻo ăn rất bắt miệng.
Cách làm bánh chưng
Nhắc đến món ăn trong mâm cúng Giỗ tổ Hùng Vương, không thể nào thiếu được món giầy. Bánh giầy tròn tượng trưng cho Trời, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, nhìn rất bắt mắt.
Khi ăn bạn cắt một miếng giò lụa kẹp giữa 2 miếng bánh giầy, bánh mềm dẻo, có mùi thơm từ bột nếp hòa cùng vị giò lụa beo béo, ăn 1 cái là muốn ăn thêm cái thứ 2.
Cách làm bánh giầy giỗ tổ
Cách làm bánh giầy (công thức được chia sẽ từ người dùng)
3 Xôi gấc
Dĩa xôi gấc nóng hổi, dẻo dẻo thơm thơm mùi nếp và gấc trộn lẫn với nhau. Màu đỏ cam của xôi gấc trông thật nổi bật, sẽ tô điểm thêm cho mâm cỗ của gia đình bạn thêm một sắc màu phong phú hấp dẫn.
Cách làm xôi gấc
Video đang HOT
4 Xôi nếp
Một ăn thứ 4 mà Điện máy XANH muốn giới thiệu đến bạn trong mâm cỗ ngảy Giỗ tổ là món xôi nếp.
Xôi nếp tuy với cách nấu rất đơn giản nhưng thành phẩm xôi ăn rất dẻo mềm, thơm nức mùi lá dứa cực hấp dẫn. Đây là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng ngày giỗ.
Cách làm xôi nếp
5 Gà luộc
Gà luộc là món ăn rất quen thuộc và phổ biến, nhưng đây cũng là món ăn với nét đặc trưng lâu đời trong mâm cỗ ngày tổ.
Món gà luộc đạt chuẩn với phần da gà hơi ngả vàng căng bóng, giòn giòn, thịt gà thì dai mềm vừa ăn lại rất ngọt thịt mà không bị khô.
Bạn có thể luộc gà theo cách thông thường hoặc dùng nồi cơm điện để luộc cho tiết kiệm thời gian nhé!
Cách làm luộc gà bằng nồi cơm điện
6 Đầu lợn luộc
Bên cạnh món gà luộc, món đầu lợn luộc cũng không kém phần quan trọng trong mâm cỗ ngày Giỗ tổ.
Đầu lợn biểu trưng cho sự phồn thực, sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống và sự nhàn nhã sung túc, chính vì vậy món đầu lợn luộc luôn được bày trong mâm cỗ quan trọng.
7 Oản
Bánh oản hay còn gọi là bánh cộ, một số nơi gọi là bánh in, là món bánh từ lâu đã gắn liền với văn hóa ẩm thực của người Việt.
Những chiếc bánh oẳn hình tháp rất bắt mắt với màu xanh, đỏ, tím vàng, có vị ngọt thơm thoang thoảng rất ngon miệng, là thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Giỗ.
Bánh khảo cũng là một món ăn đặc trưng không thể thiếu trong các ngày lễ, nhất là vào dịp tết, ngày Giỗ tổ.
Bánh với màu trắng và nhân vàng trông rất hấp dẫn, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngào của bánh xen với chút bùi bùi của lạc, vừng và chút béo ngậy của mỡ heo.
9 Bánh cốm
Từ lâu, bánh cốm đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách khi đến Việt Nam.
Bánh có màu xanh mướt rất bắt mắt, vỏ bánh thơm thơm mùi cốm đặc trưng và nhân đậu xanh ngọt bùi, sẽ khiến người thưởng thức không thể nào quên.
Cách làm bánh cốm đậu xanh
10 Trái cây
Ngoài các món ăn và món bánh đặc trưng thì trái cây cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Giỗ.
Bạn nên chọn các loại quả theo mùa có màu sắc khác nhau tương ứng với năm yếu tố ngũ hành là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
11 Trầu cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, tục ăn trầu cau từ xa xưa là một nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt, trở thành một nếp sống đẹp.
Đến ngày nay trầu cau vẫn không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, dịp Tết, ngày Giỗ tổ để thể hiện sự kính nhớ tổ tiên, cội nguồn.
Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống miền Bắc
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chuẩn bị khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ được chuẩn bị kỹ càng với các món ăn truyền thống cùng với cá chép. Người dân miền Trung thì thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì chỉ cúng với mũ áo và đôi hia bằng giấy và vào buổi đêm từ 20 - 23h ngày 23.
Bài viết giới thiệu mâm cỗ cúng Táo quân của người dân miền Bắc. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, cơ bản với các món truyền thống như xôi gấc, bánh chưng, nem rán, gà luộc, giò lụa, canh miến nấu lòng gà, dưa hành...
Một mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo truyền thống tại miền Bắc. Ảnh: Bùi Thủy.
Bánh chưng có hình vuông vắn tượng trưng cho đất. Các nguyên liệu được nấu cũng rất gần gũi với bên ngoài là lá dong, bên trong là gạo nếp và nhân đậu xanh, hành, thịt lợn.
Xôi gấc với màu đỏ tươi sáng như vầng dương có ý nghĩa mang lại sự cát tường, thịnh vượng.
Gà luộc luôn có trong mâm cỗ miền Bắc bởi từ tích xưa "gà gọi mặt trời" có ý nghĩa biểu trưng con gà có sức mạnh siêu phàm có khả năng kết giao, điều khiển đất trời. Hơn nữa, trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ.
Nem rán là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Bắc. Với lớp vỏ giòn rụm, nhân ngọt thơm bởi sự hòa quyện tròn trịa các nguyên liệu thịt, trứng, mộc nhĩ, củ đậu... rất hấp dẫn.
Quảng cáo
Nộm đu đủ giúp cho mâm cỗ trở nên hài hòa, cân bằng vị. Bí quyết để có món nộm ngon là sau khi nạo sợi đu đủ, cà rốt, bạn nên ngâm nước muối loãng làm sạch nhựa. Sau đó rửa sạch, vắt ráo rồi mới trộn nước đường, giấm, muối theo khẩu vị, để cho ngấm, chắt nước. Cuối cùng mới thêm lạc rang, rau thơm thì giúp món nộm khô ráo, giòn ngon.
Cùng với thịt mỡ, bánh chưng thì dưa hành là món không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền miền Bắc. Món ăn này giúp gia tăng khẩu vị, dễ tiêu hóa, giảm độ ngấy cho mâm cỗ.
Những món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta lại có những món ăn đặc trưng khác nhau trong ngày Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền...