Tổng hợp các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng nhất
Hành trình khám phá Hồ Chí Minh chắc chắn không thể bỏ qua những lễ hội đặc sắc. BestPrice sẽ giúp bạn tổng hợp các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng nhất qua bài viết sau đây.
Hội miếu Ông Địa
- Thời gian diễn ra: 2/2 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Một trong các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên cần kể tới đó là hội miếu Ông Địa. Đây là một lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở thành phố và khu vực Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức nhằm suy tôn Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần với các vị thần dân khác.
Lễ hội đặc sắc này quy tụ nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa, truyền thống. Trong lễ hội miếu Ông Địa mở đầu là nghi thức giống trống “khai tràng” thông báo và lễ. Tiếp theo là phần “Chầu mời” liên tục bằng điện bát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ. Vào buổi chiều sẽ diễn ra chương trình tuồng hài “Địa Nàng” với 2 nhân vật Ông Địa và Nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau đó là nghi thức múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi. Kết thúc lễ hội miếu Ông Địa là nghi thức phát lộc.
Nghi lễ tại hội miếu Ông Địa
Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận
- Thời gian diễn ra: 16, 17, 18 tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm tổ chức: đình làng Phú Nhuận, số 18 đường Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Du lịch Hồ Chí Minh dịp đầu năm, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào một trong những lễ hội lớn ở đây đó là Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận. Hội được tổ chức long trọng tại đình làng Phú Nhuận, nhằm suy tôn Phật, thần, các vị tiền hiền và hậu hiền.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 16 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày đầu tiên, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an, sau đó là phần múa lân, biểu diễn võ thuật truyền thống và các nghi thức tế thần, tế Tiền hiền, Hậu hiền cùng các anh hùng liệt sỹ theo truyền thống Nam Bộ. Ngày thứ hai và thứ ba đều có nghi thức tế Thần theo truyền thống Bắc Bộ.
Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận – Hồ Chí Minh
Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông
- Thời gian diễn ra: từ ngày 10 – 14 /2 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: đình Bình Đông, nằm trên bờ rạch Bà Tàng, phường 7, quận 8, TP Hồ Chí Minh
Đình Bình Đông là một trong hai ngôi đình có số lượng khách tham quan, lễ bái lớn nhất thành phố. Hàng năm cứ vào độ tháng hai âm lịch, người dân khu vực Chợ Lớn Sài Gòn và khách du lịch thập phương lại nô nức đi trẩy hội Kỳ Yên đình Bình Đông – một trong các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh đặc sắc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ.
Lễ hội diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 2 âm lịch. Ngày đầu tiên là lễ cúng Tiên sư tưởng nhớ các vị thần dạy nghề trong thôn. Ngày thứ hai và thứ ba đình tổ chức lễ tụng kinh, lễ tế Thần và lễ cầu mưa. Hai ngày cuối là lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền và nghi lễ hoàn sắc.
Đình Bình Đông – Hồ Chí Minh
Lễ nghinh Ông
- Thời gian diễn ra: Từ 15 đến 17/ 8 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Nghinh Ông (lễ hội ngư dân Cần Giờ) là lễ hội mang đậm bản chất của ngư dân vùng biển, gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến. Lễ hội vừa là dịp cho ngư dân mong cầu bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn, cũng là dịp cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Video đang HOT
Vào những ngày diễn ra lễ hội, từ lăng thờ, bến cá đến tàu ghe đều được trang hoàng lộng lẫy. Các nghi thức được tổ chức trong lễ hội gồm: lễ nghinh Ông; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền; lễ chánh án. Ngoài ra, tới tham dự lễ hội mọi người còn được tham gia vào các trò chơi dân gian miền biển như: kéo dây, đi cà kheo, hát bội,…
Khai mạc lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
- Thời gian diễn ra: 23/3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: 710 Nguyễn Trãi, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Trong số các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu là lễ hội tiêu biểu của người Hoa, được tổ chức nhằm suy tôn Bà Thiên Hậu với lòng hiếu thảo đức hạnh, xả thân vì mọi người. Nhân dân và đặc biệt là người Hoa khu Chợ Lớn đến cúng bái rất đông, luôn cầu mong bình an và tin tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn.
Nghi thức lớn nhất là lễ rước Bà và sáng ngày 23 tháng 3 âm lịch. Kiệu có đặt tượng Bà Thiên Hậu các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa…
Lễ rước tại hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ đền thờ Phan Công Hớn
- Thời gian diễn ra: 25/2 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Hàng năm, vào cuối tháng 2 âm lịch, nhân dân lại đến dự lễ rất đông tại đền thờ Phan Công Hớn tại xã Bà Điểm để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình để giúp nhân dân thoát khỏi đàn áp, làm rạng danh truyền thống 18 thôn Vườn Trầu.
Lễ hội được tổ chức theo nghi thức cúng thần trong không khí tôn nghiêm, trang trọng. Mọi người đến lễ tại đền thờ với long biết ơn và cầu mong một năm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đền thờ Phan Công Hớn – Hóc Môn, Hồ Chí Minh
Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn
- Thời gian diễn ra: 6 – 8/2 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Tiếp theo, đến với một lễ hội độc đáo ở thành phố Hồ Chí Minh là lễ giỗ tổ nghề kim hoàn. Lễ hội được tổ chức rất quy mô, thu hút hàng ngàn nghệ nhân trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự lễ và cúng bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.
Lễ gồm hai nghi thức chính là lễ tế Tổ trong hai ngày đầu và tế các bậc Tiền hiền, Hậu hiền trong hai ngày cuối. Ngoài ra, người dân đến tham dự còn được thưởng thức chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và những người thợ kim hoàn biểu diễn vào tối ngày mùng 7.
Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn
Hội chùa Ông
- Thời gian diễn ra: 24/6 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: 676 – 678 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Lễ hội chùa Ông cũng được rất nhiều du khách lựa chọn là điểm đến khi đi du lịch Hồ Chí Minh. Chùa Ông hay còn được gọi miếu Quan Đế là nơi chiêm bái, thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa gốc Triều Châu ở Sài Gòn. Ngôi chùa thờ Quan Công – một nhân vật thời Tam Quốc và nhiều vị thần khác trong tín ngưỡng của người Hoa.
Trong ngày diễn ra lễ hội, sẽ có các hoạt động được tổ chức như: lễ thỉnh và cung nghinh các vị thần, thánh: Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xuyên, Lỗ Ban Tiên sư, Thiên Hậu Thánh mẫu, Thành hoàng bổn cảnh; lễ vía Đức Ông; múa lân – sư – rồng, biểu diễn tuồng cổ, đờn ca tài tử, hội thi trò chơi dân gian, giao lưu thư pháp.
Lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ
- Thời gian diễn ra: 17/2 âm lịch.
- Địa điểm tổ chức: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tiếp theo trong danh sách các lễ hội ở thành phố Hồ Chí Minh độc đáo phải kể đến lễ Kỳ Yên đình Trường Thọ. Lễ Kỳ Yên là lễ cầu an lớn nhất đình Trường Thọ, nhằm suy tôn Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền.
Điểm đặc biệt của lễ hội là lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh… thì luôn luôn phải có một con heo sống. Lễ kỳ yên đình Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.
Đình Trường Thọ – quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Lễ giỗ Trần Hưng Đạo
- Thời gian diễn ra: 20/8 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: số 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, TP Hồ Chí Minh
Cuối cùng, một lễ hội không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Sài thành là lễ giỗ Trần Hưng Đạo. Hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, các cơ sở tín ngưỡng dân gian thờ Trần Hưng Đạo đều tổ chức lễ giỗ ông với nghi thức trang nghiêm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu quận 1 là một trong những ngôi đền tổ chức lễ giỗ Trần Hưng Đạo có quy mô lớn nhất thành phố. Lễ giỗ diễn ra với các nghi thức tế lễ cổ truyền Bắc Bộ, bao gồm nam tế và nữ tế cùng nghi thức hát chầu văn ca ngợi công đức vị anh hùng.
Lễ giỗ Trần Hưng Đạo
Tổng hợp 10 lễ hội đăc sắc nhất tại Hội An hấp dẫn khách du lịch
Du lịch Hội An có gì vui? Cùng BestPrice tổng hợp 10 lễ hội đăc sắc nhất tại Hội An hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhé!
Lễ vía bà Thiên Hậu
Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa, đây là một trong những lễ hội lớn ở Hội An được diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa ở ngoài khơi cho các thương lái làm ăn yên ổn. Trong lễ vía bà Thiên Hậu, người chủ trì buổi lễ sẽ đọc diễn văn bằng tiếng Hoa ca ngợi công lao của nữ thần Thiên Hậu đối với người dân, ngoài ra ở lễ hội còn diễn ra các hoạt động nhộn nhịp như múa lân, văn nghệ, xin xăm/quẻ,... Lễ hội được tổ chức ở Hội Quán Phúc Kiến - nơi được người Hoa xây dựng nên, nay đã trở thành một trong những điểm tham quan độc đáo khi khách du lịch ghé đến Hội An.
Lễ vía bà Thiên Hậu
Lễ vía bà Thu Bồn
Lễ vía bà Thu Bồn được diễn ra vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm được tổ chức chính tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ở Hội An, lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức đơn giản với các hoạt động truyền thống như thi làm bánh, hát đối đáp, chơi cờ người, kéo co,... thu hút rất đông các du khách tham gia trải nghiệm những trò chơi dân gian trong lễ hội. Lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ đến bà Thu Bồn - một người gốc của nước Chăm - đã đem đến nghề nông, ngư nghiệp và phù hộ cho người dân nơi đây công việc thuận buồm xuôi gió.
Lễ vía bà Thu Bồn
Tết Trung Thu
Trung Thu là lễ hội đặc biệt không chỉ diễn ra ở Hội An mà còn được tổ chức nhộn nhịp trên khắp cả nước vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đối với dân tộc Việt Nam, chắc hẳn không ai không biết đến Tết Trung Thu - lễ hội cổ truyền vào ngày trăng tròn nhất, sáng nhất trong năm. Tết Trung Thu là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, vào ngày này, khắp các đường phố đều được trang trí đèn lồng sáng rực, người dân và du khách cùng nhau rước đèn, phá cỗ,.. riêng đối với người Việt Nam thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình, con cháu về tụ họp với ông bà và bố mẹ cùng bên nhau ăn cỗ bánh kẹo. Đặc biệt trong ngày Tết Trung Thu, người ta bắt gặp những đoàn múa lân trên đường phố, những chiếc đèn lồng với hình thù độc đáo rực rỡ khắp các nẻo đường và cảnh trẻ em vui đùa cùng nhau sẽ đem đến những ấn tượng khó phai, đặc biệt đối với khách nước ngoài du lịch Hội An.
Tết Trung Thu rực rỡ tại Hội An
Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu là lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành, bên cạnh đó, người dân còn quan niệm ngày tết Nguyên Tiêu là ngày các quan trên ban phước lành đến với mọi người. Trong ngày tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tổ chức các nghi lễ cúng bái, giải hạn, cầu an, bên cạnh đó các hoạt động trong lễ hội vô cùng thú vị như bịt mắt đánh trống, các trò chơi dân gian dành cho trẻ em được tổ chức cả ngày ở khu phổ đi bộ ở phố cổ Hội An chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều du khách tham gia khi du lịch Hội An vào thời điểm này.
Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan còn được biết đến là ngày lễ báo hiếu cha mẹ được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng nằm, không chỉ là một lễ hội truyền thống ở Hội An mà còn là kễ hội lớn được tổ chức trên khắp đất nước Việt Nam. Nguồn gốc của lễ Vu Lan bắt nguồn từ sử sách của Đức Phật đã giúp đỡ cho đệ tử của mình là Mục Liên cứu mẹ đẻ ra khỏi kiếp bị quỷ đày đọa vào ngày rằm tháng 7, từ đó ngày lễ Vu Lan được ra đời để các con cháu tỏ lòng biết ơn cha mẹ, ông bà đã dày công sinh thành. Ở Hội An, lễ Vu Lan được tổ chức lớn hơn bao giờ hết với hoạt động tắt điện, thả đèn hoa đăng vào đúng 7h tối, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình cho cả khu phố cổ. Đối với người Việt Nam nói chung và với người dân Hội An nói riêng, lễ Vu Lan là một trong những lễ hội mang nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tấm lòng trân quý công ơn của cha mẹ, ông bà của chúng ta, đây là một nét đẹp văn hóa luôn được bảo vệ và gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Hoạt động thả đèn hoa đăng ở lễ Vu Lan
Lễ tế cá Ông
Lễ tế cá Ông được xem là một trong những lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội truyền thống ở Hội An được diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ tế cá Ông mang ý nghĩa lớn đặc biệt đối với người dân làng chài, mục đích của lễ hội là để tỏ long biết ơn đối với cá Ông đã mang đến một mùa đánh bắt bội thu và phù hộ cho sóng yên biển lặng ngư dân ra khơi trở về an toàn. Trong lễ hội tế cá Ông, người dân sẽ dâng đồ tế lễ (đồ tế lễ sẽ không dùng hải sản), các tàu thuyền sẽ trang trí đèn lồng sáng rực, nghi lễ được tổ chức trong đêm và rạng sáng hôm sau thì hàng loạt tàu thuyền sẽ cùng làm lễ rước trên biển. Du lịch Hội An vào thời điểm này, du khách sẽ có cơ hội hòa mình cùng các ngư dân tham gia lễ hội để cùng hòa mình vào không khí linh thiêng và nhộn nhịp trong chuyến du lịch của mình.
Lễ tế Cá Ông
Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Làng gồm Thanh Hà là một trong các điểm du lịch Hội An nổi tiếng nhất và lễ hội làng gốm Thanh Hà là lễ giỗ tổ nghề gốm được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch hàng năm nhằm tri ân các bậc nghệ nhân làm gốm đã góp công sức xây dựng làng nghề từ những năm của thế kỷ 16. Lễ hội làng gốm Thanh Hà không chỉ đơn thuần là một nét đẹp văn hóa mà còn mang tính giáo dục thế hệ sau phải bảo vệ và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này. Đặc biệt đối với các khách du lịch Hội An tự túc, đến với lễ hội làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu thần chủ đi qua khắp các ngả đường của làng từ miếu Nam Diêu về dinh Thanh Chiếm để tế lễ, bên cạnh đó, các hoạt động ở lễ hội như múa lân, văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian về gốm được diễn ra sôi nổi, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch ghé đến tham gia.
Lễ hội Cầu Bông
Là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, lễ hội Cầu Bông rất độc đáo được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch, đây là dịp đặc biệt để người dân Hội An bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công khai phá ra làng rau Trà Quế có tuổi đời lên đến 400 năm. Tham gia lễ hội Cầu Bông, du khách có cơ hội hóa thân vào thành một nông dân trồng rau đích thực với các hoạt động trồng rau, thu hoạch nông sản, bên cạnh đó thì lễ hội là dịp để các bà nội trợ thi thố trổ tài khéo tay của mình qua các cuộc thi trang trí, bày biện rau củ theo chủ đề mỗi năm. Lễ hội Cầu Bông là một nét văn hóa nổi bật ở Hội An và cũng là cơ hội kết nối giữa người dân với du khách gần gũi với nhau hơn.
Lễ hội Cầu Bông
Lễ rước Long Chu - Hội An
Lễ rước Long Chu hay còn gọi là lễ hội thuyền rồng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, tương truyền rằng thuyền rồng chỉ để cho vua chúa, thần tướng dùng ngự lãm hoặc đi tuần vào thời phong kiến, lễ rước Long Chu mang ý nghĩa rước vua chúa để xua đuổi tà ma, bảo vệ cho người dân được sống an lành, hạnh phúc. Long Chu được làm kỳ công từ tre và trang trí đầu rồng, đuôi rồng ở 2 đầu thuyền, sau đó thì sẽ buộc hình nhân và cắm cờ, lọng lên thuyền. Long Chu có đẹp hay không sẽ tùy vào bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên nó, thông thường thì công việc làm Long Chu sẽ được các nghệ nhân lâu năm và lành nghề thực hiện. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của nhiều du khách, lễ rước Long Chu được diễn ra vào 2 dịp trong năm là rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 vì đây là 2 thời điểm giao thoa giữa những yếu tố tâm linh, lễ hội này được các thầy phù thủy đảm nhận làm lễ, còn người dân sẽ đốt pháo chờ Long Chu rước đến rồi giật bùa đem về treo trước cửa nhà mình để xua đuổi tà ma. Đây là một lễ hội tâm linh rất thú vị mà bạn nhất định phải tham gia khi du lịch Hội An.
Lễ hội đêm rằm phố cổ
Diễn ra vào ngày 14 âm lịch mỗi tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ đã trở thành biểu tượng của Hội An. Đến với lễ hội đêm rằm, bạn sẽ có thể hòa mình trong không gian rực rỡ những ánh đèn đủ sắc màu khi tối đến ở Hội An, bên cạnh đó còn được tham gia hoạt động thả đèn hoa đăng bên bờ sông với ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe,.. đối với các cặp đôi, việc thả đèn hoa đăng còn mang ý nghĩa cầu cho tình yêu luôn bền vững về sau. Du lịch Hội An tự túc đúng vào những dịp này, bạn còn ngần ngại gì mà không mua ngay một chiếc đèn hoa đăng với giá rất rẻ chỉ 5000đ/chiếc để cùng người dân và du khách thả đèn, tận hưởng bầu không khí ấm áp này?
Thả đèn hoa đăng vào đêm rằm phố cổ
Du khách thích thú với tour "Du lịch bay" Tour "Ngắm thành phố từ trên cao" của TP.HCM trong dịp lễ vừa qua có rất nhiều người đăng ký. Tại Hà Nội, sau thành công của lễ hội khinh khí cầu, doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra nhu cầu của du khách Du khách chuẩn bị bay vòng quanh thành phố Mặc dù chỉ mới thực hiện, nhưng chương trình du lịch...