Tổng hợp 10 lễ hội đăc sắc nhất tại Hội An hấp dẫn khách du lịch
Du lịch Hội An có gì vui? Cùng BestPrice tổng hợp 10 lễ hội đăc sắc nhất tại Hội An hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước nhé!
Lễ vía bà Thiên Hậu
Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa, đây là một trong những lễ hội lớn ở Hội An được diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa ở ngoài khơi cho các thương lái làm ăn yên ổn. Trong lễ vía bà Thiên Hậu, người chủ trì buổi lễ sẽ đọc diễn văn bằng tiếng Hoa ca ngợi công lao của nữ thần Thiên Hậu đối với người dân, ngoài ra ở lễ hội còn diễn ra các hoạt động nhộn nhịp như múa lân, văn nghệ, xin xăm/quẻ,… Lễ hội được tổ chức ở Hội Quán Phúc Kiến – nơi được người Hoa xây dựng nên, nay đã trở thành một trong những điểm tham quan độc đáo khi khách du lịch ghé đến Hội An.
Lễ vía bà Thiên Hậu
Lễ vía bà Thu Bồn
Lễ vía bà Thu Bồn được diễn ra vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm được tổ chức chính tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ở Hội An, lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức đơn giản với các hoạt động truyền thống như thi làm bánh, hát đối đáp, chơi cờ người, kéo co,… thu hút rất đông các du khách tham gia trải nghiệm những trò chơi dân gian trong lễ hội. Lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ đến bà Thu Bồn – một người gốc của nước Chăm – đã đem đến nghề nông, ngư nghiệp và phù hộ cho người dân nơi đây công việc thuận buồm xuôi gió.
Lễ vía bà Thu Bồn
Tết Trung Thu
Trung Thu là lễ hội đặc biệt không chỉ diễn ra ở Hội An mà còn được tổ chức nhộn nhịp trên khắp cả nước vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đối với dân tộc Việt Nam, chắc hẳn không ai không biết đến Tết Trung Thu – lễ hội cổ truyền vào ngày trăng tròn nhất, sáng nhất trong năm. Tết Trung Thu là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, vào ngày này, khắp các đường phố đều được trang trí đèn lồng sáng rực, người dân và du khách cùng nhau rước đèn, phá cỗ,.. riêng đối với người Việt Nam thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình, con cháu về tụ họp với ông bà và bố mẹ cùng bên nhau ăn cỗ bánh kẹo. Đặc biệt trong ngày Tết Trung Thu, người ta bắt gặp những đoàn múa lân trên đường phố, những chiếc đèn lồng với hình thù độc đáo rực rỡ khắp các nẻo đường và cảnh trẻ em vui đùa cùng nhau sẽ đem đến những ấn tượng khó phai, đặc biệt đối với khách nước ngoài du lịch Hội An.
Tết Trung Thu rực rỡ tại Hội An
Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu là lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành, bên cạnh đó, người dân còn quan niệm ngày tết Nguyên Tiêu là ngày các quan trên ban phước lành đến với mọi người. Trong ngày tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tổ chức các nghi lễ cúng bái, giải hạn, cầu an, bên cạnh đó các hoạt động trong lễ hội vô cùng thú vị như bịt mắt đánh trống, các trò chơi dân gian dành cho trẻ em được tổ chức cả ngày ở khu phổ đi bộ ở phố cổ Hội An chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều du khách tham gia khi du lịch Hội An vào thời điểm này.
Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan còn được biết đến là ngày lễ báo hiếu cha mẹ được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng nằm, không chỉ là một lễ hội truyền thống ở Hội An mà còn là kễ hội lớn được tổ chức trên khắp đất nước Việt Nam. Nguồn gốc của lễ Vu Lan bắt nguồn từ sử sách của Đức Phật đã giúp đỡ cho đệ tử của mình là Mục Liên cứu mẹ đẻ ra khỏi kiếp bị quỷ đày đọa vào ngày rằm tháng 7, từ đó ngày lễ Vu Lan được ra đời để các con cháu tỏ lòng biết ơn cha mẹ, ông bà đã dày công sinh thành. Ở Hội An, lễ Vu Lan được tổ chức lớn hơn bao giờ hết với hoạt động tắt điện, thả đèn hoa đăng vào đúng 7h tối, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình cho cả khu phố cổ. Đối với người Việt Nam nói chung và với người dân Hội An nói riêng, lễ Vu Lan là một trong những lễ hội mang nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tấm lòng trân quý công ơn của cha mẹ, ông bà của chúng ta, đây là một nét đẹp văn hóa luôn được bảo vệ và gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Video đang HOT
Hoạt động thả đèn hoa đăng ở lễ Vu Lan
Lễ tế cá Ông
Lễ tế cá Ông được xem là một trong những lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội truyền thống ở Hội An được diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ tế cá Ông mang ý nghĩa lớn đặc biệt đối với người dân làng chài, mục đích của lễ hội là để tỏ long biết ơn đối với cá Ông đã mang đến một mùa đánh bắt bội thu và phù hộ cho sóng yên biển lặng ngư dân ra khơi trở về an toàn. Trong lễ hội tế cá Ông, người dân sẽ dâng đồ tế lễ (đồ tế lễ sẽ không dùng hải sản), các tàu thuyền sẽ trang trí đèn lồng sáng rực, nghi lễ được tổ chức trong đêm và rạng sáng hôm sau thì hàng loạt tàu thuyền sẽ cùng làm lễ rước trên biển. Du lịch Hội An vào thời điểm này, du khách sẽ có cơ hội hòa mình cùng các ngư dân tham gia lễ hội để cùng hòa mình vào không khí linh thiêng và nhộn nhịp trong chuyến du lịch của mình.
Lễ tế Cá Ông
Lễ hội làng gốm Thanh Hà
Làng gồm Thanh Hà là một trong các điểm du lịch Hội An nổi tiếng nhất và lễ hội làng gốm Thanh Hà là lễ giỗ tổ nghề gốm được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch hàng năm nhằm tri ân các bậc nghệ nhân làm gốm đã góp công sức xây dựng làng nghề từ những năm của thế kỷ 16. Lễ hội làng gốm Thanh Hà không chỉ đơn thuần là một nét đẹp văn hóa mà còn mang tính giáo dục thế hệ sau phải bảo vệ và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này. Đặc biệt đối với các khách du lịch Hội An tự túc, đến với lễ hội làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu thần chủ đi qua khắp các ngả đường của làng từ miếu Nam Diêu về dinh Thanh Chiếm để tế lễ, bên cạnh đó, các hoạt động ở lễ hội như múa lân, văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian về gốm được diễn ra sôi nổi, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch ghé đến tham gia.
Lễ hội Cầu Bông
Là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, lễ hội Cầu Bông rất độc đáo được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch, đây là dịp đặc biệt để người dân Hội An bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công khai phá ra làng rau Trà Quế có tuổi đời lên đến 400 năm. Tham gia lễ hội Cầu Bông, du khách có cơ hội hóa thân vào thành một nông dân trồng rau đích thực với các hoạt động trồng rau, thu hoạch nông sản, bên cạnh đó thì lễ hội là dịp để các bà nội trợ thi thố trổ tài khéo tay của mình qua các cuộc thi trang trí, bày biện rau củ theo chủ đề mỗi năm. Lễ hội Cầu Bông là một nét văn hóa nổi bật ở Hội An và cũng là cơ hội kết nối giữa người dân với du khách gần gũi với nhau hơn.
Lễ hội Cầu Bông
Lễ rước Long Chu – Hội An
Lễ rước Long Chu hay còn gọi là lễ hội thuyền rồng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, tương truyền rằng thuyền rồng chỉ để cho vua chúa, thần tướng dùng ngự lãm hoặc đi tuần vào thời phong kiến, lễ rước Long Chu mang ý nghĩa rước vua chúa để xua đuổi tà ma, bảo vệ cho người dân được sống an lành, hạnh phúc. Long Chu được làm kỳ công từ tre và trang trí đầu rồng, đuôi rồng ở 2 đầu thuyền, sau đó thì sẽ buộc hình nhân và cắm cờ, lọng lên thuyền. Long Chu có đẹp hay không sẽ tùy vào bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên nó, thông thường thì công việc làm Long Chu sẽ được các nghệ nhân lâu năm và lành nghề thực hiện. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An của nhiều du khách, lễ rước Long Chu được diễn ra vào 2 dịp trong năm là rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 vì đây là 2 thời điểm giao thoa giữa những yếu tố tâm linh, lễ hội này được các thầy phù thủy đảm nhận làm lễ, còn người dân sẽ đốt pháo chờ Long Chu rước đến rồi giật bùa đem về treo trước cửa nhà mình để xua đuổi tà ma. Đây là một lễ hội tâm linh rất thú vị mà bạn nhất định phải tham gia khi du lịch Hội An.
Lễ hội đêm rằm phố cổ
Diễn ra vào ngày 14 âm lịch mỗi tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ đã trở thành biểu tượng của Hội An. Đến với lễ hội đêm rằm, bạn sẽ có thể hòa mình trong không gian rực rỡ những ánh đèn đủ sắc màu khi tối đến ở Hội An, bên cạnh đó còn được tham gia hoạt động thả đèn hoa đăng bên bờ sông với ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe,.. đối với các cặp đôi, việc thả đèn hoa đăng còn mang ý nghĩa cầu cho tình yêu luôn bền vững về sau. Du lịch Hội An tự túc đúng vào những dịp này, bạn còn ngần ngại gì mà không mua ngay một chiếc đèn hoa đăng với giá rất rẻ chỉ 5000đ/chiếc để cùng người dân và du khách thả đèn, tận hưởng bầu không khí ấm áp này?
Thả đèn hoa đăng vào đêm rằm phố cổ
Tổng hợp kinh nghiệm du lịch mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Hoa Tam Giác Mạch từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch Hà Giang mỗi năm.
Cùng xem Tổng hợp kinh nghiệm du lịch mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang mới nhất nhé.
Giới thiệu chung về Hà Giang
Tỉnh Hà Giang là vùng đất ở cực Bắc của nước ta, có đường biên giới dài trên 274km tiếp giáp với Trung Quốc. Đến Hà Giang, du khách không chỉ được đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên đất trời bao la mà còn có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, với những đặc trưng riêng của từng dân tộc như Mông, Tày, Mường, Thái...
Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang nổi lên như một trào lưu hấp dẫn hàng trăm nghìn lượt du khách đến khám phá vẻ đẹp kỳ bí và lễ hội truyền thống hoa tam giác mạch ở nơi đây.
Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang diễn ra vào thời điểm nào?
Người ta thường nói tháng 10 rủ nhau lên xem hoa tam giác mạch, chính vì lẽ đó mùa hoa tam giác mạch nở rộ hàng năm rơi vào khoảng đầu tháng 10 và tháng 11 dương lịch. Đó là một khoảng thời gian đủ dài để bạn có thể thu xếp công việc để tới đây.
Bên cạnh đó vào dịp tháng 4-5 cũng có hoa nở trái vụ màu trắng, bạn cũng có thể tới vào thời điểm này. Tuy Hà Giang không phải là địa điểm duy nhất có hoa tam giác mạch nhưng Hà Giang chính là nơi tam giác mạch nhiều nhất cùng với lễ hội tam giác mạch nổi tiếng.
Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Chuẩn bị hành lý du lịch Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
Hà Giang là khu vực đồi núi cao, khí hậu khá lạnh so với đồng bằng nên việc lựa chọn hành lý phải thật chu đáo để có một chuyến đi trọn vẹn mà không phải lo lắng điều gì cả.
Hành lý: Quần áo là những thứ được ưu tiên hàng đầu, du lịch Hà Giang tháng 10 vào mùa hoa tam giác mạch thì thời tiết đã bắt đầu se lạnh rồi nên bạn cần chuẩn bị quần áo dài tay, áo khoác, mũ và khăn để giữ ấm cơ thể. Về giày dép thì lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là nên chọn giày thể thao để thuận tiện di chuyển địa hình đồi núi ở đây.
Một số hành lý cần thiết cho chuyến du lịch Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch
Một số đồ dùng cá nhân : Bạn nên mang sẵn bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, sữa tắm bởi để mua chúng bạn sẽ phải vất vả đi tìm. Một vài loại thuốc như thuốc say xe, thuốc cảm cúm, đau đầu hoặc xịt chống côn trùng cùng là những đồ vô cùng quan trọng.
Giấy tờ : Chứng minh thư hay bằng lái xe, bảo hiểm là giấy tờ cần thiết nếu bạn di chuyển bằng xe máy, ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị một số tiền vừa đủ để chi tiêu và không nên mang quá nhiều tránh tình trạng bị rơi hoặc mất cắp.
Đồ điện tử : Tới Hà Giang mùa tam giác mạch thì không thể quên lưu lại những tấm hình đẹp được, máy ảnh và điện thoại là hai vật dụng sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Bạn cũng đừng quên mang theo sạc dự phòng để máy luôn được sạc đầy nhé.
Những địa điểm nên tới trong mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Để chọn được những địa điểm ngắm hoa tam giác mạch Hà Giang thì bạn cần tìm hiểu trước đó để có thể chủ động được thời gian. Còn nếu chưa biết đâu để ngắm hoa tam giác mạch thì BestPrice sẽ gợi ý ngay cho bạn đây:
Sủng Là: Sủng Là được biết đến là điểm ngắm hoa tam giác mạch đẹp nhất tại Hà Giang. Đặc biệt đây cũng là địa điểm lấy bối cảnh của bộ phim "Nhà của Pao" - một bộ phim đình đám từng gây sốt một thời. Tới đây bạn sẽ cảm thấy như lạc vào chốn thần tiên và hoàn toàn bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của loài hoa ở cao nguyên đá. Nếu đến Sủng Là bạn cũng đừng quên ghé thăm nhà của Pao hoặc cũng có thể tham dự chợ phiên họp vào sáng chủ nhật rất nhộn nhịp cùng bà con dân tộc nơi đây nhé.
Lũng Cú: Lũng Cú là nơi địa đầu Tổ quốc thiêng liêng. Đây là nơi có rất nhiều cánh đồng trồng hoa tam giác mạch bạt ngàn, bạn có thể vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy và dừng chân lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng trong mùa hoa cao nguyên đá.
Ngay bên trên cánh đồng hoa là cột cờ Lũng Cú - một cột mốc đánh dấu điểm đầu của cực Bắc Việt Nam, bạn cũng có thể kết hợp tham quan hai địa điểm này.
Check-in mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Phó Bảng: Phó Bảng gây ấn tượng với du khách bởi những ngôi nhà có lịch sử lâu đời lên tới hàng trăm năm. Ngoài chiêm ngưỡng và tìm hiểu về cuộc sống của người dân, Phó Bảng cũng là một sự lựa chọn không tồi khi bạn muốn ngắm hoa tam giác mạch. Không những thế nơi đây còn nổi tiếng với những vườn hoa hồng trải dài với vẻ đẹp đơn sơ mà hoang dã của núi rừng Tây Bắc.
Lũng Táo: Hoa tam giác mạch ở Lũng Táo được trồng rải rác bên sườn đồi chứ không thành đồng hay phủ kín cả thung lũng. Vậy nên muốn ngắm hoa có thể bạn phải leo lên cao để phóng tầm mắt đi xa và ngắm được trọn vẹn cảnh sắc nhé.
Đến Hà Giang nên thưởng thức những món ăn gì?
Bánh tam giác mạch Hà Giang: Tới Hà Giang mùa tam giác mạch thì đừng bỏ lỡ món ăn này nhé. Món bánh này với cách chế biến khá đơn giản, đầu tiên người ta sẽ đem xay hạt tam giác mạch rồi nhào cùng với bột và cho vào khuôn đúc đến bước cuối cùng là hấp chín. Bánh có giá khá rẻ, chỉ khoảng 10.000đ. Theo cách ăn của người Mông, bánh tam giác mạch còn được dùng để ăn kèm với thắng cố.
Cháo ấu tẩu: Người ta thường đồn rằng, đến Hà Giang mà chưa thưởng thức món cháo ấu tẩu thơm ngon thì chưa được coi là chưa khám phá trọn vẹn bản sắc nơi đây. Món cháo ấu tẩu được làm bằng những loại gạo nếp nương ngon hầm cùng móng giò và chân giò heo. Củ ấu tẩu được ngâm và rửa sạch rồi ninh cùng nồi cháo. Nếu tò mò về món ăn này bạn hãy thử thưởng thức hương vị đậm đà tại núi rừng Tây Bắc nhé.
Cháo ấu tẩu là món ăn nổi tiếng Hà Giang thơm ngon đậm vị (@baenie_vivi)
Rêu nướng đá: Đây là một món ăn khá quen thuộc của đồng bào Tày ở Quang Bình, Hà Giang. Rêu tươi được lấy ở dưới những khe đá dưới lòng suối, đem rửa và vò cho sạch nhớt rồi xé nhỏ và tẩm với gia vị cho vừa miệng. Đây là một món ăn bình dị vừa lạ miệng mà rất bổ dưỡng.
Thịt trâu gác bếp: Nhắc đến thịt trâu gác bếp thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cái tên quen thuộc này. Thịt trâu tươi ngon được người dân ướp gia vị, đem phơi khô một nắng rồi treo lên gác bếp, tuy nhiên họ biết cách tính thời gian để thịt trâu đến tầm vừa ngon sẽ mang xuống và chấm với hạt mắc khén giã nhỏ. Đây vừa là món ăn ngon bạn nên thưởng thức vừa món quà Tây Bắc phù hợp dành tặng cho người thân.
Một số lưu ý khi du lịch mùa hoa tam giác mạch
- Khi tham quan một số vườn hoa tam giác mạch có thể sẽ mất phí từ 10.000đ - 20.000đ/lượt. Lưu ý khi vào vườn, bạn có thể thoải mái chụp ảnh như tuyệt đối không giẫm, đè lên hoa và không được hái hoa mang về. Hãy là một người du lịch văn mình.
- Hà Giang có rất nhiều điểm tham quan, bạn nên có kế hoạch sao cho lịch trình không quá dày đặc và có thể kết thúc ngày khi còn sáng trời để đảm bảo an toàn.
- Trên đường đi tại Hà Giang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những người dân bản địa. Người dân Hà Giang đa số là dân tộc thiểu số vì vậy họ rất gần gũi và mến khách. Trước khi đi bạn nhớ chuẩn bị một ít kẹo để phát cho những đứa trẻ con mà mình bắt gặp trên đường đi. Khi gặp phụ nữ bản địa thì bạn cũng không nên thể hiện những hành động thái quá trêu đùa họ. Đặc biệt không dùng những từ ngữ miệt thị người dân tộc nhé.
- Hành trình chinh phục Hà Giang sẽ đi qua những quãng đường quanh co uốn lượn, bạn nên hết sức cẩn thận khi di chuyển đặc biệt là xe máy. Chú ý quan sát và làm chủ tốc độ để đảm bảo an toàn cho mình nhé.
10 điểm đến không thể bỏ lỡ ở Phú Yên Sau khi được chọn làm bối cảnh của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Phú Yên trở thành điểm đến hấp dẫn nhiều khách du lịch. 1. Ghềnh Đá Đĩa Thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Ghềnh Đá Đĩa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch...