Tổng giám đốc xù nợ 860 tỷ đồng lĩnh án chung thân
Với sự giúp sức của giám đốc chi nhánh ngân hàng, tổng giám đốc Hồng đã chiếm đoạt hơn 860 tỷ đồng của nhà băng và các doanh nghiệp
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Trong ba ngày thẩm vấn (12-14/4), TAND Hà Nội xác định, với lý do cần vốn thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu, Trịnh Khánh Hồng (chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc Công ty Tân Hồng) đã liên hệ với chi nhánh một ngân hàng ở Hà Nội vay 20,7 triệu USD (khoảng 400 tỷ đồng). Theo chỉ đạo của ông ta, kế toán trưởng Nguyễn Văn Mạnh làm các báo cáo tài chính sai sự thật để đảm bảo điều kiện vay vốn.
Từ giữa tháng 12/2009 đến tháng 6/2010, sau khi được chi nhánh ngân hàng giải ngân, ông Hồng đã tổ chức lập khống gần 1.000 phiếu chi để rút 20,5 triệu USD. Số tiền này được dùng chi tiêu cá nhân, trả các khoản nợ của công ty và chỉ đầu tư một khoản nhỏ (gần 5 tỷ đồng) cho dự án.
Không có nguồn thu nào để trả lãi và gốc cho ngân hàng, ông Hồng đã bàn với giám đốc chi nhánh ngân hàng Đỗ Đức Hưng tạo ra 15 chứng thư bảo lãnh để vay tiền các tổ chức pháp nhân, doanh nghiệp. Do lo sợ bị kỷ luật, cách chức và để thu tiền về cho ngân hàng, ông Hưng đã ký vào các chứng thư.
Từ “các bảo bối này”, ông Hồng đã mang đi lừa đảo chiếm đoạt tiếp hơn 400 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bản án tuyên ngày 18/4 xác định, ông Hồng có ý thức gian dối ngay từ đầu để chiếm đoạt nên phải hoàn trả số tiền trên. 10 bị cáo còn lại trong vụ án do không vụ lợi nên không phải chịu trách nhiệm dân sự này.
TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Hồng án tù chung thân về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Hưng 23 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng; Mạnh 11 năm về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
8 bị cáo khác nguyên là cán bộ ngân hàng, nhân viên công ty Tân Hồng nhận từ 3 năm tù treo đến 12 năm tù về do bị khép tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng.
Việt Dũng
Theo VNE
Ngân hàng Xây dựng 'giải trình' đường đi 500 tỷ của OceanBank
Ngân hàng Xây dựng xác nhận 500 tỷ của OceanBank cho công ty Trung Dung vay của ông Phạm Công Danh hiện không còn.
Chiều 6/3, phiên xử sơ thẩm sai phạm xảy ra tại ngân hàng TMCP Đại Dương - OceanBank chuyển sang phần VKS và luật sư thẩm vấn các bị cáo và những bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Sau phần thẩm vấn ngắn gọn của VKS, các luật sư tham gia xét hỏi.
Ở hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp và đồng nghiệp (bảo vệ cho cựu chủ tịch HĐQT OceanBank - Hà Văn Thắm), tập trung hỏi về khoản 500 tỷ đồng công ty Trung Dung của Phạm Công Danh vay OceanBank. Khoản tiền này sau đó được cơ quan tố tụng xác định đã bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, cựu phó TGĐ OceanBank là người trực tiếp ký hợp đồng tín dụng, cũng như biên bản 3 bên (giữa Ngân hàng Đại Tín - Công ty Trung Dung và OceanBank) về việc phong tỏa giải ngân khoản 500 tỷ đồng. Theo nội dung sơ bộ, Đại Tín có trách nhiệm phong tỏa khoản tiền này và để Trung Dung giải ngân khi công ty này cung cấp đầy đủ hồ sơ gốc về tài sản đảm bảo cho OceanBank. Việc ký cam kết ba bên theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm. Sau đó, ông Hoàn được ông Thắm chỉ đạo gửi công văn sang Đại Tín nhắc nhở Trung Dung thực hiện đúng cam kết.
Trong suốt phần thẩm vấn về khoản vay 500 tỷ đồng này, ông Thắm luôn trình bày trước HĐXX rằng có biên bản cam kết 3 bên như cấp dưới khai. Theo lời bị cáo, việc đồng ý giải ngân cho Trung Dung vay vì muốn giúp ông Danh và ngân hàng Đại Tín - TrustBank.
Cựu phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Hoàn trả lời các câu hỏi của luật sư.
Việc xét hỏi về khoản tiền 500 tỷ đồng, tập trung phần lớn giữa hỏi đáp của luật sư và đại diện Ngân hàng Xây dựng - tiền thân là TrustBank. Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đại diện ngân hàng này, ngày 23/11/2011, có một khoản tiền 500 tỷ đồng chuyển vào công ty Trung Dung tại TrustBank từ tài khoản Vietcombank chi nhánh Phú Thọ - TP HCM. Ngày 10/12/2012, Trung Dung chuyển 4 cá nhân (trong đó có Phạm Công Danh 50 tỷ đồng). Sau đó 4 cá nhân mở 4 sổ tiết kiệm tương ứng với số tiền 500 tỷ đồng và ngay trong ngày, họ rút tiền ra.
Tài liệu TrustBank cho thấy, ông Trần Văn Bình, đại diện của Trung Dung - người ký hợp đồng tín dụng với OceanBank, đã ký ủy nhiệm chi để rút tiền ra khỏi tài khoản.
Luật sư đặt câu hỏi, ngày 22/6/2013, có giấy xác nhận số dư, trong đó có xác nhận của Trung Dung ghi 500 tỷ đồng chưa được rút? "Chúng tôi không có trách nhiệm trả lời xác nhận số dư khách hàng", bà Thảo nói và cho hay, vào thời điểm TrustBank xác nhận số dư, khoản tiền 500 tỷ đồng vẫn còn trong tài khoản của ngân hàng.
Luật sư thắc mắc, năm 2012 đã rút ra, năm 2013 vẫn xác nhận về số dư. Bà thảo cho hay, ngày 22/6/2013, Công ty Trung Dung có công văn giải tỏa tài khoản. Tiếp đó từng tài khoản cá nhân của ông Danh chuyển 500 tỷ cho Trung Dung. Sau đó, Trung Dung đề nghị cấp 2 bản xác nhận số dư rồi thực hiện ủy nhiệm chi. Bà Thảo cho hay, năm 2012, 500 tỷ đồng đó thực hiện chi ra theo ủy nhiệm chi chứ không gọi là giải ngân.
Bà Thảo cũng bác bỏ về bản cam kết thỏa thuận 3 bên. Bà cho hay, TrustBank chưa bao giờ nhận được biên bản 3 bên đó. Thực tế, hiện tại chỉ nhận được bản photo về cam kết này. "Nếu trong trường hợp có căn cứ nhận được, chúng tôi mới xem xét thực hiện theo biên bản cam kết này hay không", bà Thảo nói. Theo bà, ngân hàng xây dựng là đơn vị đứng ra kế thừa các giao dịch trước đây của TrustBank. Ngân hàng kế thừa toàn bộ quyền nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch hợp pháp và các quyền nghĩa vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phán quyết.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình kế thừa, ngân hàng xây dựng không biết bản cam kết dó như thế nào nên không thể thực hiện việc phong tỏa như trình bày của các bị cáo Thắm, Hoàn. "Việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ... là do doanh nghiệp chịu trách nhiệm hay đối tác?", luật sư Thiệp hỏi, bà Thảo khẳng định: "Phải do đơn vị chịu trách nhiệm, nhưng trước khi các hồ sơ, chứng từ phải có mặt tại doanh nghiệp".
Theo bà Thảo, số tiền 500 tỷ đồng đã được tất toán cho các khách hàng vay nên hiện trong tài khoản không còn. Trong khi đó, có mặt tại tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ông Phạm Công Danh (cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng xây dựng, nhận 30 năm tù trước đó) cho rằng, khoản tiền 500 tỷ đồng hiện vẫn còn.
Ngày mai, các luật sư tiếp tục xét hỏi các bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Việt Dũng
Theo VNE
Ngày đầu tiên xét xử đại án tiêu cực tại OceanBank Toà dành cả buổi sáng thẩm vấn lý lịch gần 50 bị cáo là cán bộ cấp cao, chủ chốt của OceanBank và công bố cáo trạng buộc tội. Ngày 27/2, TAND Hà Nội khai mạc phiên sơ thẩm xét xử 46 bị cáo là cán bộ của OceanBank gồm: một chủ tịch HĐQT, một tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc...