Tổng giám đốc WHO sẽ ‘rút kinh nghiệm’ từ Covid-19
Tổng giám đốc Tedros cho biết quá trình xử lý đại dịch của ông và WHO sẽ được xem xét sau khi Covid-19 kết thúc để cùng rút kinh nghiệm.
“Hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong xử lý đại dịch Covid-19 sẽ được các quốc gia thành viên và các cơ quan độc lập xem xét vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm. Đây là một phần của tiến trình bình thường được các quốc gia thành viên đề ra”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/4.
Tedros, cựu ngoại trưởng Ethiopia, trở thành Tổng giám đốc WHO từ tháng 7/2017. Ông cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm từ đại dịch đã khiến hơn hai triệu người nhiễm và hơn 135.000 người tử vong. “Và sẽ có những bài học cho tất cả chúng tôi. Nhưng bây giờ trọng tâm của tôi là ngăn chặn virus”, ông nói.
Tổng giám đốc WHO Tedros trong cuộc họp về Covid-19 ở trụ sở của tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tedros, 55 tuổi, đã chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt ở Mỹ, về sự lây lan của virus trên toàn cầu. Các nhà phê bình cáo buộc Tedros và WHO cho phép Trung Quốc đánh giá thấp tác động của Covid-19 tại quốc gia này, cản trở khả năng chuẩn bị ứng phó của các quốc gia khác. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 644.000 ca nhiễm và hơn 28.000 ca tử vong.
Trump hôm 14/4 ra quyết định ngừng cấp ngân sách và “thực hiện đánh giá làm rõ vai trò của WHO trong việc khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của nCoV”. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng WHO không minh bạch về Covid-19 và Washington sẽ thảo luận xem “nên dùng số tiền đáng lẽ về tay WHO như thế nào”.
Phản ứng trước quyết định của Tổng thống Mỹ, Tedros nói rằng Mỹ đã là người bạn lâu năm, hào phóng của WHO và tổ chức này hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục như vậy.
Một nghiên cứu của Anh chỉ ra rằng nếu WHO yêu cầu các nước đóng cửa biên giới sớm hơn một tuần, 2/3 số ca tử vong sẽ không xảy ra. Tedros cũng là mục tiêu của một bản kiến nghị trên Change.org kêu gọi ông từ chức. Đến hôm nay, bản kiến nghị đã thu hút hơn 960.000 chữ ký.
Huyền Lê
Trung Quốc mượn lời WHO bác nCoV 'từ phòng thí nghiệm'
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định WHO từng nói không có bằng chứng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sau các cáo buộc từ phía Mỹ.
"Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào về việc nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời trong cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh hôm nay, khi được hỏi về cáo buộc virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Bình luận được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang xem xét kỹ lưỡng giả thuyết nCoV "lọt" ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và là nơi dịch bệnh khởi phát cuối năm 2019.
Nhiều giả thuyết cho rằng một phòng thí nghiệm có tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo ở Vũ Hán đã khiến ai đó bị nhiễm virus và người này đã xuất hiện tại một khu chợ hải sản tươi sống gần đó, nơi nCoV bắt đầu lây lan. Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2 đã bác thông tin này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm 8/4. Ảnh: Reuters.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nên để câu trả lời về nguồn gốc virus cho các nhà khoa học và chuyên gia y tế, đồng thời kêu gọi tất cả các bên hợp tác trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tờ Washington Post hôm qua đưa tin các quan chức Mỹ đến thăm phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hồi tháng 1/2018 đã bày tỏ lo ngại về mức độ an toàn của cơ sở nghiên cứu virus corona có nguồn gốc từ dơi này. Theo bài báo, nhóm quan chức Mỹ cho rằng công việc nghiên cứu virus corona nguồn gốc từ dơi tại phòng thí nghiệm này có nguy cơ dẫn đến đại dịch mới giống SARS.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "chúng tôi biết loại virus này bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc" và rằng Viện Virus học Vũ Hán chỉ nằm cách chợ hải sản Hoa Nam vài km.
"Chúng tôi thực sự cần chính phủ Trung Quốc cởi mở" và góp phần làm sáng tỏ chính xác cách thức virus lây lan, Pompeo nói. "Chính phủ Trung Quốc cần phải trung thực".
Huyền Lê
Tổng giám đốc gây tranh cãi của WHO Trong vài tháng qua, Tedros Adhanom Ghebreyesus dẫn đầu WHO đương đầu bão Covid-19. Hai tuần gần đây, ông ở trong một tâm bão khác. Trump liên tục chỉ trích ông và WHO, cáo buộc họ thiên vị Trung Quốc và đã xử lý sai khi đối phó với đại dịch. Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ tuyên bố Washington, bên đóng góp lớn...