Tổng giám đốc vào tù vì lập khống chứng từ “tiếp khách”
Doanh nghiệp phải cổ phần hóa, Tẩm chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống bòn rút tiền Nhà nước và cho rằng đó là tiền “tiếp khách”.
Sau nhiều lần bị trì hoãn, ngày 17-12, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử Nguyễn Cự Tẩm (SN 1959, trú ở phường Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Haprosimex (gọi tắt là Công ty Haprosimex) về các tội “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Liên quan và giữ vai trò giúp sức cho Tẩm, Phạm Thị Minh Phương (SN 1975, trú ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) – cựu Kế toán Công ty Haprosimex cũng bị đưa ra xét xử về tội “Tham ô tài sản”.
Nguyễn Cự Tẩm và đồng phạm bị đưa ra xét xử tại tòa.
Theo cáo trạng truy tố, Công ty Haprosimex có tiền thân là Công ty Sản xuất – XNK tổng hợp Hà Nội, do Nhà nước sở hữu 100%. Tháng 9-2010, Nguyễn Cự Tẩm được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Gần 3 năm sau, Tẩm tiếp tục được bổ nhiệm giữ thêm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Trước đó, cuối năm 2007, Công ty Haprosimex thành lập thêm chi nhánh – Nhà máy Dệt kim Haprosimex và sau đó Tẩm tiếp tục được bổ nhiệm kiêm giữ vị trí người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp. Tháng 8-2017, Công ty Haprosimex buộc phải tái cơ cấu, đồng thời chuyển loại hình hoạt động sang Công ty CP Tập đoàn Haprosimex.
Trong thời gian giữ các chức vụ nêu trên, Tẩm chỉ đạo các nhân viên cấp dưới tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là phó giám đốc và các phòng hành chính, kế toán thủ quỹ lập chứng từ khống, rồi ra quyết định chi trả tiền phụ cấp trái pháp luật cho bản thân với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, từ tháng 4-2014 đến tháng 4-2015, lợi dụng chức vụ là giám đốc, kế toán Nhà máy Dệt kim Haprosimex, Tẩm và Phạm Thị Minh Phương đã lập khống chứng từ để thu khoản vay 600 triệu đồng, sau đó hoạch toán lãi được hơn 233 triệu đồng, rồi yêu cầu thủ quỹ chi số tiền này cho chính bản bản thân.
Ngoài ra, từ tháng 5 đến tháng 11-2015, Tẩm còn yêu cầu nhân viên dưới quyền chi số tiền tạm ứng 156 triệu đồng để ăn tiêu cá nhân. Không có hóa đơn chứng từ hợp lý để hoàn ứng, ông ta tiếp tục chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống và đưa vào danh mục “tiếp khách” của cơ quan.
Với những hành vi nêu trên, VKSND TP Hà Nội cáo buộc Nguyễn Cự Tẩm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ và trục lợi cá nhân gần 1,4 tỷ đồng. Đối với số tiền hơn 233 triệu đồng và 156 triệu đồng, cơ quan truy tố xác định đó là hành vi tham ô tài sản của Nhà nước.
Sau hơn 1 ngày xét xử và xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đi đến quyết định tuyên phạt Nguyễn Cự Tẩm 8 năm tù về tội “Tham ô tài sản” và 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp cả 2 tội danh là 17 năm tù.
Xác định Phạm Thị Minh Phương đồng phạm với cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Haprosimex, Tòa án Hà Nội cũng quyết định tuyên phạt bị cáo này 4 năm tù.
Theo Danviet
Út "trọc" kêu oan, Viện kiểm sát Quân sự nêu quan điểm thế nào?
Sáng nay (31.10), Tòa án Quân sự Trung ương bước sang ngày thứ 2, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo có đơn kháng cáo là Đinh Ngọc Hệ, Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm. Đại diện Viện kiểm sát Quân sự (VKSQS) Trung ương đã có quan điểm trước việc kêu oan của Đinh Ngọc Hệ.
Mở đầu phiên xét xử sáng nay, đại diện VKSQS Trung ương phát biểu quan điểm và đưa ra đề nghị. Theo kiểm sát viên, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn; Chủ tịch Cty Thái Sơn Bộ Q.P kháng cáo vì cho rằng bản án sơ thẩm không chỉ ra bị cáo lợi dụng chức vụ gì; hành vi của bị cáo được thực hiện sau năm 2011 khi Thái Sơn Bộ Q.P không còn là doanh nghiệp Nhà nước nên bị cáo không thi hành công vụ.
Viện dẫn các quy định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, kiểm sát viên khẳng định bị cáo Hệ là sĩ quan được giao quyền hạn nhiệm vụ... nhằm bảo vệ quyền lợi của Nhà nước nên bị cáo là người thi hành công vụ.
Bị cáo Hệ có quân hàm thượng tá, được Phùng Danh Thắm - Chủ tịch Tổng Cty Thái Sơn ký quyết định ủy quyền quản lý 20% vốn góp vào Thái Sơn Bộ Q.P. Căn cứ luật phòng chống tham nhũng, kiểm sát viên khẳng định Đinh Ngọc Hệ là người có chức vụ, quyền hạn.
Viện kiểm sát Quân sự Trung ương nêu quan điểm, Út "trọc" là người có chức vụ, quyền hạn, không đúng như kháng cáo của bị cáo này.
Nói về sự việc hợp thức hóa xăng dầu kém chất lượng, kiểm sát viên nói, năm 2014, bị cáo chủ động đặt vấn đề với bị cáo Bùi Văn Tiệp (không kháng cáo) - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 và ông Lê Thanh Cung - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đồng thời chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa xăng dầu kém chất lượng nhằm không bị xử phạt gần 1,5 tỷ đồng.
Hành vi này xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức, vi phạm các quy định của Nhà nước, điều lệ quản lý Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với việc kêu oan, cho rằng không có ý sử dụng bằng đại học giả của Đinh Ngọc Hệ, kiểm sát thấy, bị cáo không thi, không học chỉ bỏ ra 2,5 triệu đồng để có bằng đại học.
"Bị cáo biết là vi phạm nhưng vẫn thực hiện và kê khai tấm bằng để được nâng lương, phong quân hàm sĩ quan tức có lợi cho bị cáo nên bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình" - kiểm sát viên nói.
Nguyên Phó TGĐ Tổng Cty Thái Sơn được đề nghị giảm án.
Ngoài ra, Út "trọc" kháng cáo vì án sơ thẩm không chấp nhận huân huy chương của bị cáo là tình tiết giảm nhẹ vì cho rằng được tặng khi dùng bằng giả, kiểm sát viên kiến nghị những huân huy chương nào liên quan bằng đại học giả của bị cáo, tòa án cần kiến nghị thu hồi.
Tuy nhiên, bằng khen của Chủ tịch TP.Cần Thơ, TP.Đồng Tháp, Bộ trưởng Bộ GTVT không liên quan đến bằng giả nên cần áp dụng thành tích của bị cáo để xét tình tiết giảm nhẹ.
Về kháng cáo nói bỏ lọt tội phạm của Út "trọc", kiểm sát viên khẳng định quá trình giải quyết vụ án, cơ quan điều tra thực hiện đúng quy định, kháng cáo của Đinh Ngọc Hệ về bỏ lọt tội phạm, gây oan sai là không có cơ sở.
Với Chủ tịch Tổng Cty Thái Sơn đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt, kiểm sát viên khẳng định bị cáo này đã buông lỏng quản lý công ty con và quân nhân thuộc quyền, phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cuối cùng, kiểm sát viên đề nghị tòa phúc thẩm giảm án cho Đinh Ngọc Hệ, sửa án cho Phùng Danh Thắm và giữ nguyên hình phạt của Trần Văn Lâm đồng thời xác định lại tình tiết vụ án nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là công ty Thái Sơn Bộ Q.P.
Theo Danviet
Truy tố nguyên Chủ tịch HĐQT MHB và đồng phạm gây thiệt hơn 414 tỉ đồng Trong vụ án này, có 13 bị can bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, trong đó có ông Huỳnh Nam Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT MHB Ngày 16.10, Viện KSND tối cao cho biết đã ban hành cáo trạng truy tố 16 bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn...