Tổng Giám đốc IMF kêu gọi G20 hành động khẩn cấp để đối phó với lạm phát
Theo Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng.
Trong khi, những khó khăn trong chuỗi cung ứng tiếp tục đặt gánh nặng lên hoạt động kinh tế, các quốc gia phải làm mọi thứ có thể trong khả năng để kiểm soát lạm phát.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 16/7, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi lãnh đạo tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động khẩn cấp để đối phó với tình trạng lạm phát, đồng thời cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu “đặc biệt không chắc chắn” có thể trở nên tồi tệ hơn nếu giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang.
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 (FMCBG) diễn ra trong hai ngày 15-16/7 tại Indonesia, bà Georgieva nhận định cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thêm sức ép lên giá cả hàng hóa, năng lượng và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn dự báo. Tình trạng gián đoạn do đại dịch COVID-19 và những khó khăn trong chuỗi cung ứng tiếp tục đặt gánh nặng lên hoạt động kinh tế. Theo đó, bà Georgieva kêu gọi các quốc gia phải làm mọi thứ có thể trong khả năng của họ để kiểm soát lạm phát.
Bà Georgieva cho rằng áp lực đang gia tăng đối với các nước đang phải gánh nhiều khoản nợ và tình hình nợ đang “xấu đi nhanh chóng”, do đó đây là thời điểm cần đến các cơ chế giải quyết nợ. Theo bà Georgieva, hơn 30% nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, cùng 60% quốc gia thu nhập thấp, đang ở trong hoặc gần mức nguy cơ không thể trả nợ. Bà cho biết thêm những cam kết bổ sung cho Quỹ giảm nghèo và tăng trưởng bền vững (PRGT) của IMF – chương trình cho vay ưu đãi dành cho các nước nghèo, sẽ sớm được đưa ra. Hiện các nước thành viên G20 đã cam kết gần 10,5 tỷ USD cho quỹ PRGT, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva sau sự kiện này đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn dầu, khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế tại nhiều nước vốn đã chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 tại Italy cũng đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng lạm phát hàng tháng cao nhất trong 36 năm qua. Lạm phát của Pháp trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991 khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, tại Đức, lạm phát đã tăng lên 7,9% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1990 và cũng vượt xa mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương châu Âu. Trong khi đó, lạm phát tại Mỹ, một trong những nền kinh tế đầu tàu thế giới, cũng tăng mạnh với chỉ số lạm phát lĩnh vực bán buôn trong tháng 6 đã tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng Giám đốc IMF trấn an trước nỗi lo lạm phát mất kiểm soát
Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 17/10 cho biết các quan chức tài chính toàn cầu đang lo lắng về áp lực lạm phát gia tăng và có chút lo sợ về việc "mất kiểm soát", tuy nhiên, bà khẳng định: "Không có gì đáng lo ngại về nguy cơ mất kiểm soát".
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị quốc tế ngân hàng trung ương Nhóm Tham vấn về các vấn đề kinh tế và tiền tệ quốc tế (G30), bà Georgieva cho biết: "Hiện chúng ta đang ở trong một môi trường ngày càng bất trắc hơn, tuy nhiên, ở các nền kinh tế phát triển, các nhà hoạch định chính sách "có công cụ để đối phó với lạm phát".
Khi chuỗi cung ứng ngày càng tắc nghẽn do nhu cầu tăng vọt trở lại, các nhà hoạch định chính sách đã tập trung chú ý vào việc giá cả tăng và liệu chúng sẽ kéo dài hay biến mất trong những tháng tới. Bà Georgieva cho biết các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tham dự các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington tuần trước đã bày tỏ lo ngại hơn trước, rằng giá cả tăng có thể không chỉ là nhất thời. Các thị trường mới nổi lớn như Nga và Mexico đã tăng lãi suất, cho thấy "ở những nơi này, các nhà hoạch định chính sách của họ đã đủ lo lắng để hành động".
Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu rằng sẽ bắt đầu rút lại kích thích bằng cách giảm mua trái phiếu vào cuối năm, nhưng lãi suất chuẩn dự kiến sẽ vẫn ở mức 0 và không tăng cho đến cuối năm 2022.
Về phần mình, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đến nay vẫn giữ nguyên các biện pháp kích thích, nhưng đã có dấu hiệu bất đồng trong cuộc họp chính sách gần đây nhất, khi hai trong số các ủy ban thiết lập lãi suất của ngân hàng này đã bỏ phiếu ngừng kích thích mua trái phiếu càng sớm càng tốt để ngăn chặn lạm phát phi mã. Thống đốc BOE Andrew Bailey cho biết các ngân hàng trung ương phải đối mặt với một "hành động cân bằng rất khó khăn" vì họ không thể giải quyết những cú sốc về nguồn cung cơ bản bằng chính sách tiền tệ, mà phải ứng phó với những gì đang xảy ra trong nền kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị G30, ông Bailey lập luận việc không hành động để kiềm chế rủi ro lạm phát làm suy giảm uy tín chống lạm phát của các ngân hàng trung ương. Ông khẳng định: "Chúng ta phải duy trì những tiến bộ to lớn mà chúng ta đã đạt được liên quan đến độ tin cậy của các chính sách tiền tệ. Điều này chắc chắn rất quan trọng".
IMF dự báo lạm phát đạt đỉnh trong cuối năm 2021 Ngày 6/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tình trạng lạm phát tăng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ đạt đỉnh trong những tháng tới và dần ổn định vào giữa năm 2022. Một cửa hàng thời trang thể thao ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một chương của báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới...