Tổng giám đốc Công ty nước sạch sông Đà mất chức
Ông Nguyễn Văn Tốn vừa bị miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà sau sự cố nước sinh hoạt nhiễm dầu thải ảnh hưởng tới hơn 1 triệu dân Hà Nội.
Theo thông tin từ Cổng thông tin Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, Hội đồng quản trị Tổng công ty nước sạch sông Đà vừa ban hành quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty nước sạch sông Đà đối với ông Nguyễn Văn Tốn.
HĐQT Công ty quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Quý làm Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty thay cho ông Tốn. Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm được ký ngày 4/11.
Tại quyết định nêu trên, ông Tốn có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công việc đang quản lý cho cán bộ được phân công tiếp nhận của công ty.
Ông Nguyễn Văn Tốn là thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư xây dựng ngành cấp thoát nước.
Ngày 10/10, người dân 8 quận, huyện ở Hà Nội phát hiện nước sinh hoạt do Viwasupco cung cấp có mùi lạ khó chịu.
Gần 1 tuần sau khi sự cố xảy ra, Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn, không uống nước này do nhiễm dầu, chứa hàm lượng styren trong nước vượt quá quy chuẩn.
Ngày 16/10, Công an huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường. Một ngày sau, công an tạm giữ hai nghi phạm đổ dầu thải là Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám. Ngày 20/10, người thuê Đại và Thám làm việc này là Lý Đình Vũ ra đầu thú.
Số dầu thải được nhóm này lấy từ Công ty gốm sứ Thanh Hà ở Phú Thọ. Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 3 người này và đang tiếp tục làm rõ vụ án.
Video đang HOT
Sáng 4/11, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lần đầu lên tiếng nhận trách nhiệm của chính quyền thành phố trong vụ việc và hứa sẽ rút kinh nghiệm.
Theo Zing.vn
Vụ nước sạch ở Hà Nội nghi nhiễm dầu : Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại?
Theo luật sư, trước những thiệt hại về tinh thần và kinh tế, người dân có đủ cơ sở yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Chiều 14/10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc công ty CP đầu tư cấp nước Sông Đà cho biết, mùi có trong nước là mùi clo.
"Ngày 9/10 bộ phận vớt rong rêu phát hiện vết dầu loang trong hồ đã nhanh chóng thông báo cho lãnh đạo công ty. Ngay sau đó, công ty đã huy động lực lượng vệ sinh, dùng những phương pháp chuyên dụng để quây không cho nguồn nước bẩn này lan vào khu lấy nước, tập trung toàn bộ vớt vết dầu loang quanh đó và cho xử lý", ông Nguyễn Văn Tốn chia sẻ.
Tại khu vực dòng suối Trâm thuộc xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình, gần kênh dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà gần 1 km, mặc dù lượng chất thải cơ bản đã được xử lý, dòng nước đã trong trở lại, thế nhưng mùi khét vẫn nồng nặc, khó chịu và dưới đáy suối còn một lớp bùn đen. Ảnh: NĐT
Ông Tốn lý giải, sau trận mưa, hàm lượng các chất độc hại trong nước tăng lên nhiều, công ty CP đầu tư cấp nước Sông Đà đã cho liên tục kiểm tra, tiến hành xả ống và khử ông dẫn nước.
Khi được hỏi về nguồn gốc của việc nguồn nước bốc mùi khó chịu, vị Tổng giám đốc lý giải rằng: "Công ty chúng tôi nghĩ đây là mùi clo vì trong tiêu chuẩn mới của bộ Y tế về hàm lượng clo trong nước, trước kia từ 0,3-0,5 gram/lít là được phép, tuy nhiên tiêu chuẩn mới từ 0,2 -1 gram/lít có nghĩa tăng lên, nhiều người dân không ngửi được mùi clo này. Tuy nhiên kết quả chính xác vẫn chờ cơ quan chức năng".
Ông Tốn cũng khẳng định: "Công ty chúng tôi không bao giờ bưng bít, vì ngay sau khi xảy ra sự việc chúng tôi đã báo cho công an tỉnh Hòa Bình để làm rõ đơn vị làm rơi 2,5 tấn dầu. Điều này chứng tỏ công ty không hề bưng bít thông tin.
Còn việc cá chết tại các ao của nhiều hộ dân là do một phần suối dẫn nước vào hồ chảy qua. Hiện công ty vẫn phải chờ kết luận của đoàn thanh tra rồi sẽ có công bố chính thức".
Liên quan đến sự việc công ty CP đầu tư cấp nước Sông Đà thừa nhận có váng dầu, trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, cơ quan chức năng cần làm rõ chất lượng của nguồn nước và xem xét xử lý trách nhiệm của những người có liên quan.
"Hành vi này hết sức tắc trách, coi thường tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ chất lượng của nguồn nước và xem xét xử lý trách nhiệm của những người có liên quan.
Trong trường hợp đơn vị cung cấp nước sạch xác định chất lượng nước không đảm bảo, không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp và nguồn nước thì hành vi này là hết sức lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật.
Mức độ xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra. Tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự", luật sư Cường nói.
Nguồn nước bị ô nhiễm khiến toàn bộ ao nuôi cá trắm, cá chép gần một tấn chết nổi trắng mặt hồ, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Ảnh: NĐT
Ngoài ra, trước những thiệt hại về tinh thần như hoang mang, lo lắng về vấn đề sức khỏe của hàng trăm nghìn người dân; những thiệt hại về kinh tế cũng không nhỏ khi người dân phải tự đi mua nước đóng bình về để phục vụ sinh hoạt,... thì đây chính là cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Quay trở lại việc dầu thải bị đổ trộm ra suối Trâm chảy lan đến kênh dẫn nước vào nhà máy, hiện nay cơ quan chức năng đang truy tìm đối tượng gây ra vụ việc.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật cho hay, hành vi xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân mà còn là hành vi bất hợp pháp và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự.
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gây ô nhiễm môi trường đã nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng và nâng mức phạt tù từ 1 - 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm.
Đặc biệt, đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này bị phạt tiền từ 1 - 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Bên cạnh đó, theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện nay, chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 41 quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước các nội dung sau: Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu; Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước; Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra (ngoại kiểm) việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước sạch của đơn vị cấp nước. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch, cơ quan thực hiện ngoại kiểm thông báo bằng văn bản cho đơn vị cấp nước được ngoại kiểm; công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện ngoại kiểm; thông báo cho đơn vị có thẩm quyền lựa chọn đơn vị cấp nước và cơ quan chủ quản đơn vị cấp nước đã được ngoại kiểm (nếu có) về kết quả ngoại kiểm.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 41, đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp; Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch; Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch; Công khai thông tin về chất lượng nước sạch;...
Nguyễn Phượng
Theo doisongphapluat
Lần đầu tiên Công ty Nước sạch sông Đà xin lỗi dân Thủ đô sau sự cố nước nhiễm dầu Công ty nước sạch sông Đà thừa nhận trách nhiệm trong sự cố nước sạch nhiễm dầu và lần đầu tiên chủ động nói xin lỗi người dân Hà Nội. Ngày 25/10, Công ty Nước sạch sông Đà có văn bản gửi các cơ quan báo chí thông tin về việc công ty này khắc phục xong sự cố nước nhiễm dầu, qua...