Tổng giám đốc Cienco 8 rời ghế, xin nghỉ hưu sớm
Các lãnh đạo giữ những vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Cienco 8 đều đã và đang xin từ chức.
Báo Đầu tư đưa tin, hiện đã có ông Phạm Xuân Thủy chính thức rời chức vụ Tổng giám đốc. Chủ tịch HĐQT đương nhiệm là ông Vũ Cao Đàm nhiều khả năng cũng sẽ rời Cienco8 để về lại vị trí cũ là Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Trao đổi thêm ông Thủy cho biết, ông cùng với Chủ tịch HĐQT Vũ Cao Đàm đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép rút luôn cả vị trí người đại diện phần vốn nhà nước còn lại Tổng công ty này.
“Trước khi nhận chức vụ, tôi có nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng là sẽ làm hết sức mình và nếu có nhà đầu tư nào chấp nhận mua cổ phần nhà nước để nắm chi phối tôi sẵn lòng thôi làm tổng giám đốc “, ông Thủy tâm sự.
Khác với ông Đàm, ông Thủy sẽ rời hẳn “nhà nước”, xin nghỉ hưu sớm để ra làm riêng dù vẫn được “người mới” mời ở lại.
Được biết, người sẽ tiếp nhận 2 ghế lãnh đạo cao nhất tại Cienco 8 – doanh nghiệp từng bị cho là làm ăn kém cỏi nhất trong số các Cienco giao thông là ông Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình).
Ông Phạm Xuân Thủy – Tổng giám đốc Cienco 8
Video đang HOT
Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Phúc Lộc và 2 cá nhân của tập đoàn đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8.
Trong văn bản đề nghị Bộ GTVT giao ông Tường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cienco 8, Tập đoàn Phúc Lộc cam kết sẽ mua lại toàn bộ phần vốn còn lại của nhà nước (khoảng 10,8 triệu cổ phần, tương đương 40,7% với giá trị là 108,6 tỷ đồng) sau khi hoàn tất quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mặt khác, ngoài Cienco 8, Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) Nguyễn Huy Hiền cũng vừa chia tay doanh nghiệp để điều chuyển về bộ chủ quản, giữ chức Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Trước đó, một loạt chủ tịch, tổng giám đốc đã phải ra đi ngay khi bán xong phần vốn nhà nước cho các nhà đầu tư. Điển hình như tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, khi cả hai lãnh đạo cao nhất đều sớm nói lời từ biệt.
Tháng 8, một lãnh đạo cao cấp khác của đơn vị này là Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc Khương Thế Duy cũng rời công ty này để làm Phó cục trưởng Cục Đường sắt.
Như vậy, sau 20 tháng đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông, đã có 12 lãnh đạo các tổng công ty phải thay đổi vị trí công tác.
Những người được Bộ trưởng Thăng đánh giá là “hoàn thành nhiệm vụ” cổ phần hóa nên được điều chuyển về Bộ làm công tác. Tuy nhiên, cũng có người bị thay đổi vị trí do chậm trễ trong các nhiệm vụ cổ phần hóa.
Bộ trưởng Thăng khẳng định: “Chỉ có cổ phần hóa một cách triệt để mới có thể làm thay đổi bản chất quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh”.
Theobaodatviet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Con của 3 "ông lớn" Vinalines, Vinacomin và Sông Đà lũ lượt lên UPCoM
Ngày 24/9 tới đây, 3 công ty con của các Tập đoàn, Tổng Công ty đầu ngành là các CTCP Cảng Cam Ranh, CTCP Cơ điện Uông Bí - Vinacomin và CTCP Phòng cháy chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà lũ lượt tham gia sân chơi dành cho những doanh nghiệp chưa niêm yết.
Theo đó, hơn 24,5 triệu cổ phiếu của CTCP Cảng Cam Ranh (mã CCR) sẽ chính thức niêm yết trên sàn UPCoM kể từ 24/9/2015, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.200 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, CTCP Cơ điện Uông Bí - Vinacomin (mã UEM) cũng sẽ niêm yết 1,89 triệu cổ phiếu, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.400 đồng/cổ phiếu.
CTCP Phòng cháy chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà (mã SDX) niêm yết 2,25 triệu cổ phiếu, với giá tham chiếu 8.700 đồng/CP.
Được biết, Cảng Cam Ranh thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở GDCK Hà Nội.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng biển, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Cảng Cam Ranh bao gồm: bốc xếp hàng hóa, vận chuyển và kinh doanh xăng dầu. Doanh thu thuần trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 của công ty dao động trong khoảng 75,7 tỷ - 119,2 tỷ đồng/năm, tăng từ 3,8 - 34,8% qua mỗi năm.
CTCP Cơ điện Uông Bí - Vinacomin là tthành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng và xuất khẩu các thiết bị chuyên dùng, thiết bị phòng nổ phục vụ ngành than và các ngành kinh tế quốc dân.
Trong 2 năm vừa qua, doanh thu của UEM đạt lần lượt 170,8 tỷ đồng và 134,1 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tương ứng 4,2 tỷ và 3,9 tỷ đồng. Năm 2015 và 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu lần lượt đạt 125 tỷ và 130 tỷ đồng (tăng 6-8% mỗi năm), tương ứng với lợi nhuận sau thuế 3,5 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm ước tính là 10%.
Trong khi đó, CTCP Phòng cháy chữa cháy và Đầu tư Xây dựng Sông Đà (MCK: SDX) chuyên cung cấp, lắp đặt thiết vị phòng cháy chữa cháy cho các công trình xây dựng dân dụng như chung cư, tòa nhà văn phòng làm việc, khu công nghiệp.
Năm 2014, doanh thu thuần của SDX đạt 30,8 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2013 (18 tỷ đồng). Trong giai đoạn tới, công ty dự kiến mở rộng phát triển các lĩnh vực cung cấp lắp đặt hệ thống camera giám sát, hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa không khí, đồng thời tiến hành đầu tư cải tạo, xây dựng một số khu chung cư cũ đã xuống cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bối cảnh thị trường giá cả vật tư không ổn định, nền kinh tế phục hồi chậm, SDX đặt mục tiêu doanh thu ở mức 31 tỷ đồng trong năm 2015
Theo_NDH
Phát hiện vết nứt trước khi nhà cổ sập giữa trung tâm HN Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo nhanh về vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vào lúc 12h35 ngày 22.9, cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (đơn vị đang trực tiếp quản lý và sử dụng...